• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tuyên Quang đổi mới cách khuyến nông

Nguồn tin: NNVN, 27/05/2008
Ngày cập nhật: 28/5/2008

Thông qua chương trình “Dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn (RIDP)” từ năm 2002 đến nay Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã bắt đầu có những đổi mới tích cực trong công tác khuyến nông.

Các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chuyển giao các TBKT mới cho nông dân đã được cải tiến bằng việc sử dụng phương pháp tập huấn tại hiện trường (FFS) thông qua các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp một cách cụ thể. Báo cáo tổng kết dự án sau 5 năm triển khai thực hiện trên diện rộng ở 66 xã trong toàn tỉnh đã khẳng định FFS là phương pháp huấn luyện kiểu mới, tiên tiến đem lại hiệu quả cao và thiết thực trên nhiều lĩnh vực.

Bước đổi mới cơ bản của phương pháp FFS là các lớp tập huấn tập trung huấn luyện cho nông dân những cái nông dân cần học, chứ không phải những điều cán bộ khuyến nông biết như trước đây; chuyển giao cho nông dân những TBKT mới đã được đánh giá, tổng kết thông qua các mô hình trình diễn ở nhiều nơi được các cơ quan có thẩm quyền ngành nông nghiệp công nhận, có khả năng đưa vào sản xuất đại trà đưa lại hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận lớn, bảo vệ được môi trường sinh thái, sức khỏe người lao động trong một nền SXNN bền vững.

Các nội dung tập huấn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chuẩn bị kỹ càng thông qua việc đánh giá nông thôn với sự tham gia của nông dân là đối tượng chính của phương pháp FFS và được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, nhu cầu, trình độ và tập quán canh tác của từng thôn bản cụ thể nên đã thực sự đem lại hiệu quả rõ rệt cho từng hộ gia đình trong SXNN. Nhiều nội dung được đưa vào tập huấn tại hiện trường như: nuôi lợn thịt, nuôi lợn sinh sản, chăn nuôi gà thả vườn, nuôi ong, nuôi trâu, nuôi dê, nuôi cá, trồng lúa lai, ngô lai, sản xuất rau an toàn, trồng rừng v.v… đã thực sự trở thành những mô hình điển hình thu hút được bà con nông dân đến học tập, trao đổi kinh nghiệm và giúp nhau làm ăn theo hướng áp dụng các TBKT mới vào SX nhằm đưa năng suất, chất lượng và giá trị nông sản lên cao, tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình.

Theo báo cáo tổng kết dự án thì sau 5 năm thực hiện, dự án RIDP đã mở được 1.924 lớp FFS với hơn 8.000 buổi học cho các hộ gia đình chủ yếu là vùng cao, vùng sâu, với các xã nghèo, những nơi mà trình độ nhận thức về KHKT của nông dân còn thấp bằng việc hướng dẫn cho họ bắt đầu từ khâu kỹ thuật chọn giống, gieo cấy, chăm sóc theo từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển cho đến khi thu hoạch của cây trồng trên đồng ruộng hoặc vật nuôi tại chuồng. Chỉ riêng tiểu hợp phần khuyến nông, lâm và nghiên cứu ứng dụng phục vụ hệ canh tác vùng cao đã đào tạo được trên 36.000 lượt nông dân bằng phương pháp FFS, trong đó có 33.000 lượt hộ diện nghèo loại 3, loại 4 tham gia.

Phương pháp khuyến nông mới này rất gần gũi, dễ hiểu, dễ làm, phù hợp với nhiều đối tượng có trình độ nhận thức khác nhau. Khác với cách làm cũ của các lớp tập huấn tại hội trường trước đây là cán bộ nói cho dân nghe thì với cách làm mới này là cán bộ và nông dân cùng làm theo cách hướng dẫn của khuyến nông trực tiếp trên mô hình thực tế. Mỗi lớp tập huấn theo FFS thường chỉ có từ 4-8 buổi học với sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ khuyến nông theo cách “cầm tay chỉ việc”, nông dân được trao đổi, bàn bạc, nêu thắc mắc, được giải đáp và trực tiếp thực hành các công đoạn kỹ thuật ngay tại ruộng hoặc chuồng trại vì rất dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu, dễ làm theo nên rất hào hứng tham gia.

Ông Ma Văn Phát ở thôn Nậm Kép, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa cho biết: Năm 2006 gia đình ông được dự án hỗ trợ kinh phí mua một con lợn nái và nhờ có cán bộ khuyến nông hướng dẫn về cách chế biến thức ăn, cách cho lợn ăn, chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, phòng trị bệnh tật… một cách cụ thể tại nhà (gia đình ông được chọn làm điểm mô hình chăn nuôi lợn thịt) nên hiện nay thường xuyên trong chuồng luôn có tới 3 con lợn nái sinh sản, trên chục con lợn thịt, mỗi năm xuất chuồng hàng tạ thịt lợn hơi và lợn giống nhờ thế gia đình ông và rất nhiều hộ khác trong thôn, trong xã đã thoát được diện nghèo và đang vươn lên làm giàu.

Đánh giá về thành công của dự án RIDP, UBND tỉnh Tuyên Quang cho rằng đây là một trong những dự án thiết thực cho người nghèo, phương pháp tập huấn tại hiện trường FFS của khuyến nông là bước tiến bộ đáng khích lệ cần được nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh học tập, nhân rộng.

NGUYÊN KHÊ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang