• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chợ… rơm!

Nguồn tin: SGGP, 26/05/2008
Ngày cập nhật: 27/5/2008

Một người quen của tôi từ trên huyện Thanh Chương (Nghệ An) xuống thành phố Vinh chơi, cho biết ở quê chị mới xuất hiện một chợ mua bán rơm, có lẽ cả vùng Thanh Nghệ Tĩnh, thậm chí cả nước, may ra có được vài cái chợ độc đáo như thế…

Một cọng rơm vàng

Nghe thôi đã thấy hấp dẫn nên khi chị rủ, tôi háo hức chuẩn bị đi ngay. Để đi chợ rơm, tôi phải thực hiện hai điều kiện: dậy thật sớm và luôn tươi cười. Dậy thật sớm thì có thể hiểu vì từ Vinh lên chợ rơm khá xa nên phải đi sớm, còn việc luôn tươi cười thì chị bảo… bí mật, đến nơi ắt biết. Nhưng dù sao tôi cũng phải đi, vì đây là phiên chợ thú vị: Người nông dân đi bán rơm cho người nông dân, người trồng lúa đi bán rơm cho người cũng trồng lúa!

Từ sáng sớm rơm nối đuôi nhau đến chợ

Chúng tôi khởi hành khi đường phố vẫn còn sáng điện, theo Quốc lộ 46 ngược lên hướng núi về chợ rơm. Ra khỏi thành phố, màn đêm còn chưa tỏ mặt người, chúng tôi cứ vậy “lầm lụi” chạy xe giữa cái lạnh se se. Chừng hơn một tiếng sau, chị bạn kêu lên “Xuất hiện rồi!”. Tôi còn đang chưa hiểu chuyện gì thì chị chỉ về phía trước. Phía ấy mờ mờ một bóng đen, lấp loáng di chuyển. “Cái gì xuất hiện rồi?”, tôi hỏi. “Thì người đi bán rơm chứ còn gì nữa”. Chúng tôi tiến gần đến phía người đang đưa rơm tới chợ. Tiếng cọt kẹt phát ra từ chiếc xe đạp cà tàng. Người phụ nữ nhẫn nại ấn chân đạp, chiếc xe di chuyển chậm chạp.

Một hồi sau chúng tôi đến thị tứ Chợ Cồn (thuộc xã Xuân Dương, huyện Thanh Chương). Lúc này, từ các hướng đường nhiều người đang đạp xe chở rơm đổ dồn về. Hóa ra đây không phải là chợ cố định mà là chợ “cơ động” do chính những người bán rơm quy định địa điểm.

Trên khu đất trống ven đường, một số xe rơm bắt đầu tụm lại, các xe đến sau cũng tụm vào đấy, dần dần tạo thành một nhóm chừng 30-40 người. Tiếng cười nói, gọi nhau í ới rộ lên cả một không gian. “Răng bữa trước nọ chộ (sao hôm trước không thấy), tưởng hết rơm rồi”, “Chu choa! Bữa trước phải chở vô tận xóm 5, liệt đi! (mệt quá đi)”… Thấy chúng tôi dừng lại, cả nhóm phụ nữ kêu lên mời chào: “Đây nì đây nì, đây ngon hơn nì, chỗ ni ngon hơn nì!”…

Hai cọng vàng rơm…

Cuộc chào hàng bắt đầu diễn ra sôi động. “Chỗ ni ngon hơn nì, ba lăm thôi (tức 35.000đ)”. Chị bạn tôi hỏi một xe rơm gần nhất: “Rơm ni mà ngon, xác xơ à”. Chị phụ nữ giãy nảy lên: “Cấy o ni nói mần răng chi, rơm bi tui ri mà nói không ngon”(Cái cô này nói thế nào chứ, rơm của tôi thế này mà nói không ngon). Có lẽ không nơi đâu mà rơm được “lên ngôi” với hai tiếng “ngon” và “không ngon” đầy sắc thái như ở đây.

Trời sáng dần. Khu đất khoảng 200m² cạnh đường đã chật ních các xe rơm. Tất cả số rơm đem đến đây đều bằng xe đạp và tất thảy người mang rơm đến đều là phụ nữ. Tôi hỏi một chị:”Sao không chở bằng xe bò cho được nhiều?”. Chị nhìn tôi cười thông cảm: “Chú ở thành phố hỉ? Có rơm để chở bằng xe bò đi bán chắc nhà tui giàu to”. Chị tên Lan ở xóm 5, xã Thanh Khai.

Nhà chị làm 7 sào ruộng, chỉ nuôi 1 con bò nên rơm cũng có chút thừa, chị “canh” thời gian vụ gặt sắp tới thấy rơm nhà mình thừa nên đem bán. Chị biết việc bán rơm là từ mấy nhà hàng xóm mách cho. Mỗi sớm chị phải dậy từ 4g sáng, bó rơm một ôm chặt nặng chừng trên dưới 10kg, bỏ lên xe đạp chở 15km từ nhà chị lên chợ bán. Số rơm này chị bán được khoảng 25.000 – 35.000đ. Chị Thảo (xã Thanh Thịnh) đứng bên chị Lan hồ hởi: “Cũng nhờ mấy cơn (cây) rơm nên có đồng vô đồng ra chú ạ. Chứ đang khi giáp hạt ni không biết nhìn vô cái chi”.

Mặt trời lên tỏ cũng là lúc khu đất bên đường chật kín, ngồn ngộn rơm là rơm. Các xe rơm từ các hướng vẫn tiến đến và bắt đầu “phình” ra đường rồi “tràn” vào các ngõ xóm phía trong. Chị bạn bảo “Thế là biết vì sao phải luôn tươi cười rồi nhé”. Tôi chợt hiểu ra. Mặc dù thấy tôi là kẻ chả có dáng dấp của một người đi mua rơm nhưng đến “hàng” rơm nào tôi cũng được trêu chọc, chào mời “hay đáo để”, vì vậy nên tôi luôn phải… tươi cười.

Giữa chợ rơm vàng óng tôi chợt thấy xuất hiện một chị chở một bó rơm xanh mướt đến. Tôi tiến lại làm quen và biết chị tên Phùng ở xóm 1, xã Thanh Tường. Chị khẽ thở dài: “Đợt rét đậm, rét hại vừa rồi làm lệch vụ. Nhà tui có gần 1 sào đến khi làm hạt thì bị lép nhiều hơn hạt chắc. Tui cắt đem tuốt được hạt mô thì cho vịt gà ăn, còn rơm thì đem bán được đồng mô hay đồng nớ”. Rơm của chị Phùng bán đắt hơn rơm khô vì “rơm tươi” hiếm. Sau khi bán được 40.000đ cho xe rơm, chị quay sang tôi cười: “Bán được đắt hơn nhưng mà buồn hơn, chú hỉ?”.

Chị Phùng cho biết chợ rơm này mới “nhóm họp rầm rộ” từ năm nay, sau khi vùng Thanh Chương bị lũ lụt năm ngoái và rét đậm, rét hại đầu năm nay. Các xã lân cận thị tứ Chợ Cồn là nơi có ít ruộng nên thiếu rơm cho trâu, bò trầm trọng. Lúc đầu những người dân nơi đây tự đi tìm mua rơm ở các xã bên cạnh, sau vì thị tứ Chợ Cồn có chợ nên những người đi chợ ở các vùng rỉ tai nhau, rồi có người chở rơm đến đây bán. Thời điểm này đang vào độ lúa giáp hạt nên rơm càng trở nên hiếm và đắt nên người bán rơm ngày càng đông. Mỗi ngày, nhất là ngày nắng ráo, chợ có cả trăm người đến bán rơm.

Mặt trời lên chừng con sào thì chợ vãn. Dấu vết còn lại của chợ rơm là những cọng rơm vàng vung vãi trên mặt đất.

Duy Cường

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang