• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bến Tre: Nghề sản xuất cây giống Cái Mơn

Nguồn tin: Bến Tre, 23/05/2008
Ngày cập nhật: 26/5/2008

Họ đạo Cái Mơn được thành lập vào tháng 2-1872, và linh mục Gernot là người điều hành họ đạo nơi đây khá lâu. Ông đã đem những giống cây măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, dừa nước xanh, chà là từ Malaysia, Thái Lan đi qua ngả Campuchia về Bến Tre. Trong những người trồng giống cây mới nơi đây có hai anh em của ông Nguyễn Văn Hiếu (Hội đồng Hiếu, sinh năm 1883) và ông Nguyễn Văn Thuận (Cai Thuận, 1887-1975) ở chợ Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Nguồn gốc các cây ăn trái ngon nổi tiếng

Có người kể rằng lúc ông cha nhà thờ Cái Mơn nhập về 30-40 cây chôm chôm để tại đầu cầu Bà Trùm (Cái Mơn) phải nhờ lính gác, không khéo để mất cây giống vì nó rất quý hiếm. Theo lời kể của anh Nguyễn Văn Ký ở ấp Bình Tây, xã Vĩnh Thành thì vườn ông Hội đồng Hiếu có nhiều loại cây trái ngon mà ông Tư Trạng là người giỏi nghề võ được ông Hiếu sử dụng làm cận vệ nên ông Tư Trạng có giống cây sầu riêng ngon. Do nhà giáp ranh nên năm 1958, ông Nguyễn Văn Lục (1920-2006) là cha của anh Ba Ký, anh Chín Hứa, anh Trung xin ông Tư Trạng được 4 bo đem về ghép 4 cây mà hiện giờ còn 3 cây trên đất vườn của anh Nguyễn Văn Ký (Ba Ký), anh Nguyễn Văn Hứa (Chín Hứa), anh Nguyễn Văn Trung. Ông Trần Hồng Nam hiện ở ấp Phú Thới, xã Tân Thiềng, khoảng năm 1970 làm công cho ông Cai Thuận. Được biết vườn của ông Cai Thuận có trồng dừa nước xanh, chôm chôm Bangkok, sầu riêng hạt lép nên năm 1985 ông lén lấy bo đem về trồng, đến giờ ông có cây sầu riêng cơm vàng nghệ hạt lép. Cả hai cây sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép Chín Hứa và sầu riêng cơm vàng nghệ hạt lép Hoàng Nam đã đoạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi trái ngon và được chọn làm cây đầu dòng.

Những người biết ghép cây đầu tiên

Sau khi được thành lập, họ đạo Cái Mơn thuộc giáo phận Sài Gòn. Đến năm 1938 mới có giáo phận Vĩnh Long. Ông Phạm Huy Phương hiện ở ấp Tây Lộc, xã Vĩnh Thành kể rằng khoảng năm 1932, linh mục Nguyễn Trung Ngôn đang tu tại nhà thờ giáo xứ tỉnh Phan Thiết, giới thiệu hai người cháu gọi bằng cậu là ông Phạm Văn Trí (sinh năm 1904), ông Phạm Văn Trị (sinh năm 1909) và ông Mai Văn Tư, ông Mai Văn Khánh vào trường của Pháp ở Nha Rây, Phan Thiết học ngành nông nghiệp. Khi ra trường các ông được vào làm đồn điền cao su ở tỉnh Biên Hòa, chuyên ghép cây giống cao su. Khi đã ăn được trái chôm chôm lấy hột đem ươm lên mầm. Năm 1938-1940, ông Phạm Văn Trí về quê Cái Mơn dạy con trai mình là Phạm Văn Dưng (sinh năm 1924), Phạm Văn Thanh (sinh năm 1925), và một ít người biết lấy mắt ghép cây này ghép vào gốc cây khác; tương tự như thế cũng ghép cây xoài, cây mít.

Phương pháp ghép

Lúc này, ông Hai Thanh (hiện nay con cháu ông đang ở gần cầu Dàn Sấy, ấp Tây Lộc, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách) chỉ biết lấy mắt ghép (bo da), ghép vào gốc ghép sau khi cắt hình chữ nhật ngoài lớp vỏ gốc ghép. Ghép vào xong lấy nẹp tre kẹp lại, sau đó buộc bằng dây dừa, dây thun hoặc dùng vải ta băng ngang, khoảng 20 ngày sau mở băng ra cho mắt ghép mọc lên. Lúc đó người biết ghép xem như đây là nghề bí truyền, cứ giấu nghề hoặc có dạy nghề cũng dạy chung chung, không dạy kỹ. Giả dụ như lúc dạy cho hàng xóm thì bảo “đi lấy ly nước hoặc con dao hay sợi dây” gì đó thì ở đây người dạy đã ghép xong băng bó lại rồi, và dặn thêm “đừng lay động nó để 20 ngày sau sẽ mở ra”.

Cứ thế mà nghề sản xuất cây ghép dần dần được truyền ra trong xóm ấp mà trước hết là con cháu trong gia đình, sau đó đến hàng xóm. Nhiều người sản xuất cây giống đem bán bằng ghe bầu đi khắp nơi. Ông Hai Thanh cũng lấy giống xoài ngon từ miền Trung về ghép với xoài địa phương nên thường được gọi “xoài ghép”.

Năm 1950, trong đó có ông Lê Đình Tưởng (cha của anh Lê Đình Mười), là một trong những người ghép cây giống bán cho ông Hai Thanh mua đi bán lại. Năm 1956, ông Hai Thanh có mở một gian hàng bán cây giống tại chợ Hoà Bình, quận 5, Sài Gòn. Và cũng lúc này, nhiều người khác khá lên nhờ nghề bán cây giống.

Nghề dạy nghề

Lúc đầu ghép xong người ta chỉ biết kẹp nẹp tre hoặc bằng lá dừa, buộc dây thun, thao tác cũng chậm. Do để ngoài khô nắng nên tỷ lệ ghép dính chỉ đạt 50-60%. Ít lâu sau người ta thay bằng băng vải ta, sau đó vải ta có tẩm sáp đèn cầy để không thấm nước, không chứa mầm bệnh gây hại mắt ghép và gốc ghép. Người ta cũng đã biết che mát hoặc để trong bóng râm có ánh sánh 40-50% và gần đây thì được che lưới đen hẳn hoi. Dụng cụ ghép chủ yếu bằng dao con chó của Pháp, sau này tự làm bằng con dao tương tự nhỏ hơn. Ngày nay, có những dụng cụ chuyên dùng hơn, chẳng hạn con dao cũng giống như dao giải phẫu dùng trong y học vậy.

Vào những năm đầu thập niên 90 thế kỷ XX, người nông dân Chợ Lách tự tìm hiểu, học tập thêm, rút kinh nghiệm kỹ thuật ghép cây. Từ việc biết ghép bo da, chiết cành, ngày nay họ đã biết ghép xương, ghép mắt, ghép ngọn, ghép cành. Vào những năm cuối thập niên 90 thế kỷ XX, việc ghép cây từng loại có những ưu nhược điểm: Ghép bo, sự tiếp hợp tốt nhưng lên chồi chậm; ghép xương, nếu tiếp hợp tốt thì cây sau này phát triển nhanh; ghép đọt phát triển nhanh nhưng lúc ghép phải bao kín đọt để cây đủ ấm và ẩm nếu không thì ngược lại. Ghép cành mất công hơn nhưng tỷ lệ cây sống cao.

Hiện nay, người ta không còn chiết nhánh theo kiểu xưa nữa. Khoảng năm 1960 kỹ thuật chiết thường là khất vỏ, lột da vào đầu mùa mưa, bó vào rễ lục bình hoặc đất bùn trộn rơm, lấy nhen dừa dùng dây chuối, dây dừa quấn lại, khoảng 2-3 tháng cây ra rễ. Ngày nay, khất vỏ lột da hoặc khoanh vỏ một đường nhỏ lấy dây nhựa buộc siết ngang vào rồi dùng mụn dừa bó vào buộc kín bên ngoài bằng túi nhựa polyme không màu để dễ quan sát xem rễ nhiều hay rễ ít. Sau đó khoảng 25-30 ngày cây ra rễ, cắt cành đem vào mùng nhựa, ủ kín 15 ngày khi rễ ra đầy đủ thì xuất bán.

Tại huyện Chợ Lách ngày nay có nhiều gia đình làm nghề sản xuất cây giống lâu đời, truyền nghề từ 3-4 thế hệ. Toàn huyện Chợ Lách hiện có khoảng 5.000 hộ sản xuất giống cây ăn trái, hoa kiểng, cây lâm nghiệp. Tiềm năng phát triển nghề sản xuất cây giống, cây ăn trái, hoa kiểng ở Chợ Lách rất to lớn, cần được khai thác tốt.

Đỗ Văn Công

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang