• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chàng trai trẻ “hứng lộc chim trời”

Nguồn tin: CAND, 23/05/2008
Ngày cập nhật: 24/5/2008

"Ta tin rằng con sẽ phát triển được nghề nuôi yến ở Việt Nam". Từ câu nói chân tình của Tiến sĩ E.Nugroho, người được coi như ông tổ của nghề nuôi yến thế giới, chàng trai 21 tuổi Lê Danh Hoàng bắt đầu bước vào hành trình vạn dặm để theo đuổi nghề nuôi yến, cái nghề lạ lẫm với người Việt Nam...

Học trò của ông tổ nghề nuôi yến

Lê Danh Hoàng, 25 tuổi, đẹp trai và có dáng trí thức nhưng không rũ bỏ được chút bụi bặm của những tháng ngày rong ruổi, để tìm hiểu cuộc sống của loài chim yến, ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, từ Indonesia, Singapore, Thái Lan, Malaysia, đến châu Âu và cả Mỹ...

Khi đang còn là sinh viên Đại học Ngoại thương TP HCM, Hoàng làm thêm nghề hướng dẫn viên du lịch cho những đoàn khách nước ngoài. Một dịp tình cờ, Hoàng hướng dẫn đoàn doanh nhân Indonesia tham gia Hội chợ Vietnam Expo, trong đoàn doanh nhân này, có sự góp mặt của ông E. Nugroho, Tiến sĩ, người khai sinh ra nghề nuôi yến tại Indonesia và có lẽ của cả thế giới.

Ông Nugroho qua Việt Nam lần này muốn giới thiệu nghề nuôi yến, nhưng trong những ngày diễn ra hội chợ, có mấy người đến hỏi, lại không tỏ ra thành ý với cái nghề “hứng lộc trời” mà ông đã bỏ ra gần 20 năm nghiên cứu và đã rất thành công tại Indonesia.

Lúc bấy giờ, nghề nuôi yến trong nhà chưa có trong suy nghĩ của người Việt, không ít người nghĩ rằng, tổ yến chỉ được lấy từ những vách đá cheo leo ngoài biển khơi, làm sao có thể nuôi chim yến trong nhà.

Ngược lại, Lê Danh Hoàng đã sớm nhận ra đây là cơ hội. Khi đoàn doanh nhân Indonesia thưởng cho Hoàng một phong bì tiền về những ngày anh hướng dẫn đoàn, Hoàng đem phong bì đến trước mặt ông Nugroho, đề nghị: “Tôi có thể đổi phong bì tiền boa này lấy những tài liệu, sách và băng đĩa của ông được không?”.

Hoàng đã làm ông tiến sĩ người Indonesia hoàn toàn bất ngờ. Chững lại vài giây, rồi ông hỏi Hoàng sẽ làm gì với tập tài liệu này? Khi ấy, Hoàng chỉ trả lời rằng Hoàng sẽ phát triển nghề nuôi yến ở Việt Nam. Hôm sau, Hoàng đã hoàn thành một bản kế hoạch phát triển nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam. Tiến sĩ E.Nugroho đã bị thuyết phục và ông đã quyết định nhận Hoàng, chàng sinh viên mới 21 tuổi ấy làm học trò...

Lê Danh Hoàng cùng ông bà Nugroho và chuyên gia Hary tại Eka Walet, Indonesia.

Năm 2005, Hoàng được ông tiến sĩ người Indonesia cho qua học nghề. Xin nói thêm, khi ấy, Indonesia, quốc gia phát triển nghề nuôi yến sớm nhất đã có trên 200.000 ngôi nhà yến, đàn yến ước lượng khoảng 45 triệu con.

Sản lượng dãi yến hàng năm tại Indonesia xấp xỉ 1.000 tấn/năm với giá trị lên đến hơn 1,5 tỉ USD. Cá biệt có những căn nhà cao 20 tầng thu lợi hơn 600.000USD hàng năm từ nghề nuôi yến. Không ít người coi nghề nuôi yến là nghề khai thác “vàng trắng”.

Thế nhưng, nghề nuôi yến tại quốc gia này đang chững lại vì sự phát triển quá nhanh của chính nó dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn trong thiên nhiên và tốc độ tăng trưởng của đàn yến không theo kịp số lượng nhà xây lên.

Tiến sĩ E.Nugroho lập ra Công ty Eka Poutry Industrial vào năm 1969, công ty nhanh chóng phát triển thành tập đoàn hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Eka Walet – chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nuôi yến phát triển nhanh nhất với lợi nhuận hàng triệu USD mỗi năm.

Rời Indonesia, Hoàng có mặt tại những nước có nghề nuôi yến từ Thái Lan, Singapore đến Malaysia... Rồi Hoàng trở về Việt Nam, lại như con thoi ngược xuôi khắp các tỉnh, thành miền Nam, miền Trung để khảo sát thị trường cũng như môi trường nuôi yến.

Anh chàng sinh viên Lê Danh Hoàng thường xuyên phải nhờ bạn bè chép bài và điểm danh hộ vì vắng mặt quá nhiều. Nhưng cuối năm đó, luận văn tốt nghiệp “Phát triển nghề nuôi yến ở Việt Nam” của sinh viên Lê Danh Hoàng được hội đồng khoa học đánh giá loại ưu.

Nghề… “hứng lộc chim trời”

Tháng 5/2005, Hoàng cùng với người anh trai Lê Danh Hiển thành lập Trung tâm Yến sào Hoàng Yến Eka tại TP HCM, trung tâm cung cấp dịch vụ và nuôi yến trong nhà đầu tiên tại Việt Nam. Một trong những việc làm đầu tiên của Hoàng sau khi Công ty Hoàng Yến Eka ra đời xây dựng thí điểm một căn nhà nuôi yến tại Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận...

Trong suốt hơn một năm, Hoàng yến Eka liên tục tổ chức những hội thảo giới thiệu về nghề nuôi yến trong nhà. Khách đến xem và nghe giới thiệu thì đông, nhất là những khi hội thảo miễn phí, nhưng chẳng mấy người mua hàng do nghề còn quá mới, nhiều người còn không tin là yến có thể nuôi trong nhà, có người còn đòi kiện công ty của Hoàng ra tòa về tội... lừa đảo. Trung tâm Hoàng Yến Eka hoạt động gần như có chi mà không có thu.

Sau khi xây dựng xong "nhà gọi yến" tại Phan Rang, Hoàng lo đến mất ăn mất ngủ bởi 8 tháng sau vẫn không thấy sự xuất hiện của chim yến. Hoàng chỉ yên tâm khi vào tháng 3/2006 phát hiện ra những vệt dãi đầu tiên của loài chim yến. Ngày những cặp chim yến bắt đầu kéo nhau vào làm tổ, Hoàng như người mất hồn, mải mê ngồi ngắm hàng giờ đồng hồ. Bấy giờ, Hoàng mới tin rằng mình đã đi được bước đầu tiên...

Trước khi Hoàng Yến Eka thành lập, chưa một ai tại Việt Nam biết đến nghề nuôi yến. Theo các nhà nghiên cứu, chim yến là loại động vật có tính chung thủy rất cao, khi đã “cặp bồ” với nhau chúng sẽ không bao giờ “bắt cặp” với con khác, đến mùa, chúng cùng nhau làm tổ đẻ trứng bằng những sợi nước bọt trắng và phớt hồng. Yến nuôi trong nhà cho tổ dày, mỗi năm có thể đến 4 đợt dãi. Chim yến không bao giờ lạc tổ.

Sau căn nhà yến tại Phan Rang, Ninh Thuận thành công, Hoàng mạnh dạn nhân rộng tại các tỉnh, thành khác. Bắt đầu từ việc tự bỏ tiền ra đầu tư, dần dần, Hoàng chuyển giao công nghệ nuôi cho nhiều hộ dân và sẵn sàng cung cấp tài liệu, dịch vụ, thông tin, tư vấn, thiết kế, cung cấp trứng yến và tổ chức các khóa học về nghề nuôi yến.

Theo Hoàng, công nghệ dẫn dụ chim trời cũng không phải là khó, nhưng phải tìm hiểu, chịu đầu tư và phải có... duyên. Để có thể dụ yến vào nhà, trước hết phải tìm nơi có tổ yến tự nhiên, tìm hướng bay của chim yến và đặt những căn nhà vào đúng hướng chim bay. Phải lắp đặt những loa nhỏ, phát những tiếng chim kêu để gọi yến vào, phải dùng thêm các kỹ thuật như “phun mưa”, tạo mùi đàn, lắp những tổ yến giả vào những thanh gỗ áp sát mái để yến có cảm giác gần gũi, vào nhà làm tổ. Chi phí đầu tư một căn nhà chim yến từ 50 đến 150 triệu đồng...

Theo Hoàng thì thức ăn của chim yến không thể là sản phẩm nhân tạo vì yến chỉ ăn những côn trùng bay như ruồi, muỗi, bướm, chuồn chuồn... Đặc biệt, món khoái khẩu của chim yến là rầy nâu, một loại côn trùng gây hại rất nhiều cho lúa. Bởi vậy, nghề nuôi yến phát triển tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ giúp ích rất nhiều cho nông nghiệp...

Tháng 3/2006, phát hiện có đàn yến làm tổ đông đúc tại một ngôi nhà cổ kính tại Gò Công (Tiền Giang), Hoàng vội vã xuống thị trấn miền Tây để thuê ngôi nhà trên và quyết định đầu tư một số nhà yến tại đây.

Hơn 7 năm làm dịch vụ nghiên cứu chuyển giao công nghệ nuôi yến trong nhà, Hoàng đã có hàng trăm khách hàng từ Đà Nẵng đến mũi Cà Mau. Hoàng đang xây dựng dự án lập làng nuôi Yến với hàng chục căn nhà...

Hoàng bảo, đến giờ có thể khẳng định nghề nuôi yến tại Việt Nam là rất khả thi, thậm chí còn thuận lợi hơn nhiều so với các nước đã có sự xuất hiện của nghề nuôi yến như Thái Lan, Malaysia, bởi nguồn thức ăn dồi dào, phong phú. Hoàng tự tin rằng, chỉ vài ba năm nữa, số lượng chim yến tại đây sẽ tăng gấp nhiều lần, Việt Nam rồi sẽ có những thành phố yến như Indonesia, người dân những nơi đây sẽ hưởng được lợi nhuận rất lớn từ nghề nuôi yến...

Trung tâm Hoàng Yến Eka đã xây dựng chi tiết một bản đồ yến tại Việt Nam, Hoàng đánh dấu chi tiết địa chỉ những nơi mà loài chim yến đã làm tổ. Đến nay, những căn nhà yến của trung tâm hoặc do Hoàng Yến Eka tư vấn đã có mặt từ Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Vũng Tàu - Côn đảo, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Đặc biệt có những công trình như cải tạo, nhân đàn yến núi tại Khu du lịch Đại Nam tỉnh Bình Dương với diện tích mặt sàn lên tới hàng chục ngàn mét vuông.

Từ những thành công bước đầu, Hoàng và các cộng sự đã nghiên cứu ngày đêm, bỏ cả tỉ đồng thí nghiệm và để nội địa hóa, đơn giản hóa các thiết bị nuôi yến để giảm giá thành. Đến nay Hoàng Yến Eka đã có thể sản xuất được 90% các loại thiết bị máy móc và giá thành giảm một nửa so với thiết bị nhập khẩu.

Ước mơ thương hiệu yến sào Việt Nam

Hoàng đang ước mơ khôi phục lại văn hóa thưởng thức những món ăn từ dãi yến cổ truyền và đem yến sào Việt Nam ra khỏi biên giới.

Ngày xưa, yến sào chỉ xuất hiện trong các bữa tiệc hoàng cung và những nhà quyền quý. Yến ẩm vốn là một nét văn hóa đẹp, có thể coi là đỉnh cao của văn hóa ẩm thực cung đình xưa. Các vua triều Nguyễn thỉnh thoảng có ban yến cho các hoàng thân, quần thần và sứ giả ngoại quốc mà vua sủng ái. Trong bát trân cung đình (8 món ăn thượng hạng của cung đình xưa bao gồm nem công, chả phượng, da tây ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi, yến sào) trước đây thì nay cũng chỉ tồn tại có yến sào, những món khác, phần nhiều... chỉ còn trong tưởng tượng.

Cùng với nỗ lực xây dựng hệ thống bán yến sào. Hoàng Yến đang tiến hành sưu tập và phục hồi từ các nguồn trong và ngoài nước những công thức chế biến dãi yến đồng thời nghiên cứu tìm hiểu nhã nhạc, trà, mứt... đi kèm khi sử dụng món ăn này. Ước mơ của Hoàng là người dùng yến sào sẽ không chỉ thưởng thức một món ăn bổ dưỡng mà còn thực sự cảm được nét văn hóa tinh tế, sang trọng cung đình xưa.

Hiện tại, Hoàng Yến đã có nhiều cửa hàng và đại lý bán lẻ yến sào ở TP HCM, Hà Nội, Nha Trang và nhiều tỉnh, thành.

Tôi không biết là Hoàng đã đổ bao nhiêu tiền trong cái công cuộc chinh phục những đàn yến ấy, chỉ biết rằng, mỗi một chuyến đi qua Indonesia hay là Malaysia, Hoàng lại ngửa tay xin hàng ngàn USD của mẹ. Vốn là một người con ngoan, mẹ Hoàng tin rằng Hoàng sẽ làm nên chuyện, nếu không ít nhất Hoàng sẽ được một bài học về kinh doanh...

Giữa tháng 5 vừa rồi, Hoàng lại lặn lội ở những cánh rừng Indonesia, Hoàng muốn tìm hiểu ngọn ngành rằng tại sao người Indonesia lại có thể thành công đối với nghề nuôi yến, còn tại Việt Nam, vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố: chim trời, cá nước...

Hoàng nghĩ nếu không đưa sản phẩm yến sào của Việt Nam ra thế giới với thương hiệu của mình, không sớm thì muộn người nuôi yến Việt Nam cũng sẽ bị thương nhân nước ngoài ép giá mua.

Người ta kết luận rằng, nghề gọi và nuôi chim yến trong nhà là nghề “hứng lộc trời”, bởi 1 kg tổ yến có giá trị hơn 10 tấn thóc nhưng không phải ai cũng có “duyên” với nghề này. Có người thu hàng trăm triệu nhưng cũng có người mất gần con số đó. Hoàng nhận định, để nghề nuôi yến phát triển bền vững tại Việt Nam, không thể thiếu sự tham gia quản lý của Nhà nước và quyết tâm của những doanh nhân Việt Nam mang tổ yến nước nhà ra thế giới với thương hiệu Việt Nam...

Thuận Thiên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang