• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL “khai tử” ruộng vườn

Nguồn tin: SGGP, 21/05/2008
Ngày cập nhật: 22/5/2008

Vài năm gần đây diện tích đất nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL ngày càng thu hẹp dần. Nhiều cánh đồng lúa xanh rì, vườn cây ăn trái ngọt thơm bị teo tóp để thay vào đó là những khu công nghiệp (KCN), khu đô thị, khu dân cư…

Tám năm trước, tỉnh Cà Mau có trên 200.000ha đất trồng lúa nhưng hiện tại chỉ còn trên 80.700ha. Nhiều người cho rằng diện tích đất trồng lúa mất đi được thay thế bằng những đầm tôm nhưng thực tế là các KCN, khu đô thị mới.

Rảo quanh TP Cà Mau (Cà Mau) dễ dàng nhận ra 17 khu dân cư, khu tái định cư và các khu đô thị mới đã và đang được quy hoạch trên tổng diện tích khoảng 979ha.

Mất dần “bờ xôi ruộng mật”

Nông dân Hậu Giang mất đất vì KCN.

Ở các huyện của Cà Mau có các KCN như: KCN Khánh An (U Minh) rộng 360ha; KCN - đô thị mới Hòa Trung ở xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) và xã Lương Thế Trân (Cái Nước) rộng 350ha; KCN Sông Đốc (Trần Văn Thời) rộng 457ha và KCN Năm Căn (Năm Căn) rộng 400ha.

Những ngày này, tiếng máy cơ giới san lấp, máy gò hàn… vang dội vùng sông nước Năm Căn. Hơn một năm trước đây, Ban quản lý các KCN tỉnh Cà Mau giao cho Nhà máy đóng tàu Vinashin Cà Mau 224ha nhưng Chính phủ vừa quyết định quy hoạch lên 515ha từ nay đến năm 2010.

Cũng ở Năm Căn, UBND tỉnh Cà Mau cũng vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập khu kinh tế Năm Căn. Theo đó, khu kinh tế này dự kiến được xây dựng trên diện tích 11.000ha tại thị trấn Năm Căn, xã Hàng Vịnh và Hàm Rồng của huyện Năm Căn.

Theo kế hoạch, khu kinh tế Năm Căn sẽ liên kết với các trung tâm kinh tế trong khu vực ĐBSCL để hình thành nên khu kinh tế tổng hợp ven biển. Mục tiêu chính của đề án là phát triển công nghiệp cơ khí, đóng tàu, sửa chữa tàu biển, lắp ráp máy, điện tử, công nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu. Không biết tương lai khu kinh tế này sẽ mang lại những lợi ích gì cho người dân Cà Mau nhưng trước mắt là nhiều cánh đồng bị “khai tử”.

Tại Bạc Liêu, theo nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt, diện tích đất trồng lúa giảm từ 73.670ha xuống còn 62.034ha. Trong khi đó, đất dành cho KCN tăng từ 51ha lên 857ha.

Tại Sóc Trăng, các KCN, khu đô thị cũng được quy hoạch ào ạt. Những dự án đang thực hiện như: khu dân cư – đô thị mới 5A ở TP Sóc Trăng, KCN An Hiệp, KCN Tân Phú và KCN Cái Côn đã “ngốn” đến 768ha, trong đó phần lớn là đất “bờ xôi ruộng mật” trồng lúa và cây ăn trái cho năng suất cao.

Hiện đã có một doanh nghiệp đang trình các cơ quan chức năng ở Sóc Trăng một dự án “phức hợp” để tiếp tục “khai tử” thêm khoảng 600ha đất trồng lúa và cây ăn trái ở hai xã An Lạc Thôn và An Lạc Tây của huyện Kế Sách, trong đó dự kiến trên 100ha làm… sân golf.

Có lẽ những KCN, khu đô thị và khu “phức hợp” này đã làm cho kế hoạch sử dụng 157.722ha đất trồng lúa giảm xuống còn 150.180ha vào năm 2010. Theo quy hoạch sử dụng đất do Chính phủ phê duyệt, năm 2005 đất dành cho KCN ở Sóc Trăng chỉ có 255ha, đến năm 2008 là 524ha và đến năm 2010 lên đến 1.024ha.

An ninh lương thực bị đe dọa

Nhiều nơi sau khi quy hoạch xong các KCN thì đất bị giải tỏa nhưng nhà đầu tư lại bỏ trống đất trong một thời gian dài. Điển hình như KCN Bình Minh ở tỉnh Vĩnh Long sau khi “khai tử” 130ha bưởi Năm Roi đặc sản của hàng trăm gia đình, đẩy nông dân vào cảnh không còn đất đai, vườn ruộng nhưng 4 năm qua, một phần lớn diện tích trong KCN này vẫn là nơi thả trâu, bò.

Cũng tại KCN này, sau khi điều chỉnh một phần làm khu dịch vụ nhà ở chuyên gia, chủ đầu tư đã biến trên 30ha đất thành khu nhà phố, khu biệt thự bờ sông để bán với giá cao ngất ngưởng.

Còn ở Sóc Trăng, nhiều hộ dân ở KCN Cái Côn cho rằng mỗi năm gia đình nông dân khu vực này làm ruộng 2-3 vụ, thu lợi nhuận 30-50 triệu đồng/ha. Cá biệt có những vườn cây ăn trái đặc sản cho lãi ròng trên 100 triệu đồng/ha nhưng hiện nay đã và đang bị “hóa kiếp” để nhường đất cho KCN.

Nhiều lão nông ở xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) than thở: “KCN Cái Côn mọc lên không biết sẽ tạo ra công ăn việc làm cho bao nhiêu lao động ở đây nhưng trước mắt đã đẩy hàng trăm người dân vào cảnh mất đất”.

Ông Nguyễn Văn Đen, Chủ tịch UBND xã An Lạc Thôn, cho biết KCN Cái Côn đã “ngoạm” đất của trên 270 hộ dân, “nếu tiếp tục xây dựng khu phức hợp 600ha thì xã này sẽ có chừng ấy hộ dân bị mất đất nông nghiệp”.

Ông Lê Công Nghiệp, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, bức xúc: “Năm 2000 Cà Mau có 200.000ha đất trồng lúa nhưng quy hoạch đất đến năm 2010 chỉ còn 80.000ha là không thể chấp nhận được. Tám năm trước Cà Mau sản xuất được 865.000 tấn lúa/năm nhưng năm 2007 vừa qua chỉ còn 420.000 tấn. Nếu quy hoạch không khéo Cà Mau có thể từ một tỉnh sản xuất lương thực hàng hóa trở thành một tỉnh phải mua lúa gạo ngoài tỉnh về ăn”.

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho rằng “phong trào” lấy đất nông nghiệp để phát triển các KCN một cách ồ ạt như hiện nay là vấn đề đáng báo động.

Theo tiến sĩ Bảnh, đây là việc làm không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống người dân mà còn ảnh hưởng đến môi trường và các vấn đề xã hội. Nếu ruộng vườn cứ mãi mất dần, tương lai không xa tình hình an ninh lương thực quốc gia sẽ bị đe dọa.

Hồng Dân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang