• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Củ khoai lang “đẻ” ra đô la

Nguồn tin: SGGP, 20/05/2008
Ngày cập nhật: 21/5/2008

Thời buổi hội nhập, nông dân vùng biên giới huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông, nhanh chóng chuyển đổi sang trồng khoai lang xuất khẩu, nó đã trở thành loại cây ngắn ngày “siêu” lợi nhuận. Đồng bào nơi hẻo lánh xa xôi này đang làm quen phong cách làm ăn uy tín, mở rộng thị trường bán buôn theo các doanh nghiệp nước ngoài và tính đến xây dựng “thương hiệu” quốc tế cho củ khoai lang của mình.

Khoai lang xuất khẩu

Từ quốc lộ 14C, rẻ vào thôn 8, xã Đắc Bup So, nhìn hai bên đường thấy có rất nhiều xe tải đang chờ “ăn hàng”. Khác với khoai bán ở chợ bị vứt lăn lốc từng đống, khoai xuất khẩu - được cả nông dân và thương lái nâng niu từng củ, đóng gói cẩn thận trong bao ny-lon và các thùng nhựa. “Bây giờ đang vào vụ dỡ khoai, chúng tôi phải “dỡ” bằng tay, để khoai không “bị thương”. Làm ăn với các công ty nước ngoài không có chuyện lôi thôi được, củ khoai bị trầy xước 2 miếng vỏ nhỏ là bị đánh “rớt” ngay.

Giá 1kg khoai củ là 4.500 đồng, nếu trái vụ nó nhảy lên 7.000 đồng/kg. Cả chính vụ và trái vụ đều không có đủ khoai cho thương lái mua. Người ta đến tận nhà đặt tiền cọc và tranh mua ngay ngoài đồng. Cây khoai lang vùng này đang “ngự trị” tất cả các loại cây khác, kể cả cái anh cà phê xưa nay vẫn được mệnh danh giàu có. Thời gian trồng chỉ có 120 ngày là thu hoạch, nhưng “siêu” lợi nhuận. Trong xã Đắc Bup So, số hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì nhiều vô kể. Năm ngoái, gia đình tui trừ các khoản chi phí, còn lãi 500 triệu đồng. Năm nay, chưa cộng sổ, nhưng chắc chắn vượt số lãi năm ngoái” - ông Bùi Văn Lâm, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp 19 – 5, xã Đắc Bup So, mở đầu câu chuyện rất lôi cuốn với chúng tôi.

Theo dõi “ông tây” mua hàng

Năm 2002, Hợp tác xã nông nghiệp 19-5 trồng thử nghiệm 2ha giống khoai lang Nhật Bản tại xã Đắc Bup So, sau 3 tháng chăm sóc, thu hoạch đạt sản lượng 15 tấn, doanh thu gần 40 triệu đồng. Thừa thắng xong lên, vụ thứ hai, nâng diện tích trồng lên 50ha, bán giá cao gấp đôi, trúng đậm mấy trăm triệu đồng. Dân làng bắt đầu đổ xô trồng khoai lang xuất khẩu.

“Mới đầu ai cũng nhảy vào trồng, cây giống nó đắt như sâm, như vàng. Năm 2004, nhà tui nghèo không có gạo ăn, nên phải huy động vợ con đi nhặt từng dây khoai lang của người ta bỏ đi, mang về trồng được 6 sào đất. Khoai tốt, tui cắt dây bán giống được 45 triệu đồng.

Đến thời điểm chuẩn bị “dỡ” củ, mấy ông hợp tác xã “độc quyền” không mua khoai của người ngoài hợp tác xã, họ cũng “dấu” luôn điểm thu mua khoai. Đã có nhiều người “dỡ” khoai phải phơi đầy đường, “bỏ thì thương, mà vương thì tội”. Khoai nhà tui cũng đang nằm chung với số phận với khoai hàng xóm. Không chịu thua, tui đi tìm thị trường bán khoai…” - ông Lê Văn Bình, thôn 8, xã Đắc Bup So, nhớ lại cái cảnh bi đát ngày trước.

Ông Bình lận lưng 1 triệu đồng, cỡi chiếc xe máy rách Cup “đời 78” xuôi về đồng bằng tìm “đối tác” làm ăn. Mọi ngõ ngách các tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh… ông đều ghé vào dò hỏi “có mua khoai lang không?”. Ngày đi tìm “mối”, tối tìm nhà trọ nào giá rẻ nhất mà ngủ tạm. Vào cổng các công ty hỏi bán khoai, mấy cha bảo vệ quát: “Ông này bị khùng à”. Ra chợ “chào” hàng. Mấy bà bán khoai cũng xài xể: “Ông nói nhiều lời quá. Có khoai thì mang xuống đây rồi tính sau” - ông Bình không thể nào quên lời hứa đi tìm thị trường. Phóng xe ngược lên Tây Nguyên, nhưng lòng ông Bình vẫn ngỗn ngang lo âu.

Nghe người làng nói: “Người mua khoai của Hợp tác xã 19-5 là mấy ông ngoại quốc”, nên ông Bình lại bỏ nương rẫy, ra lân la ở thị trấn Kiến Đức, huyện Đắc R/Lấp, theo dõi mấy ông ngoại quốc. “Sau 4 ngày, mới gặp một ông ăn mặc sang trọng, có đeo cái bao nhỏ ở ngay thắt lưng. Tui đoán chắc đó là “ông tây khoai lang” rồi. Ông ta vào quán cà phê bàn chuyện, tui vào ngồi phía ngoài lắng tai nghe, nhưng mấy ông cứ xi xô, xi xa với nhau mình không hiểu” - nông dân Lê Văn Bình tiếp tục câu chuyện tìm kiếm thị trường. Suốt mấy ngày vẫn không tìm ra manh mối mấy ông tây mua bán khoai ở đâu.

Ông Bình bảo đứa con rể, bỏ sửa xe một ngày để chở ông “bám” theo đuôi. Đến nhà họ thuê, hai cha con ông Bình thấy có mấy thùng nhựa đựng khoai lang ở trước hiên nhà, quyết định vào hỏi, thì trúng ngay “đối tác” lớn. Đúng ngày hẹn, “ông tây” người Nhật Bản đánh ô tô con vào tận rẫy ông Bình xem khoai, rồi định giá mua đứt cả 6 sào khoai. Trừ mọi chi phí sản xuất, ông Bình lãi 155 triệu đồng. Cộng 45 triệu đồng bán dây khoai trước đó, ông Bình bỏ túi trọn 200 triệu đồng. Ông Bình hào hứng thuật tiếp: “Sau vụ đó, “ông tây” đặt đại lý tại thôn, gom hết số khoai của bà con với giá cạnh tranh cao. Năm 2006, nhà tui trồng khoai lãi được 300 triệu đồng. Năm nay, tui nâng diện tích lên 6ha khoai, trong đó có 3ha đất thuê của người khác. Tết này, gì thì cũng nắm chắc 500 triệu đồng”.

Xây dựng thương hiệu

Nông dân thu hoạch khoai lang để xuất khẩu.

Từ mô hình trồng khoai lang đầu tiên ở xã Đắc Bup So, sau đó nhân rộng ra các xã dọc biên giới. Hiện nay, huyện Tuy Đức có 600ha diện tích đất trồng khoai lang xuất khẩu, năng suất 10 – 12 tấn/ha. Một năm làm được 2 - 3 vụ khoai lang. Như vậy, người dân huyện biên giới Tuy Đức có thu nhập từ củ khoai lang đạt cả trăm tỷ đồng.

Ông Trần Đình Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức, đưa ra phép tính so sánh: “Củ khoai của người dân chúng tôi làm ra bán cho các công ty nước ngoài chế biến thành sản phẩm khô, rồi họ trực tiếp xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Singapore, Malaysia… Giá thành phẩm của 1kg khoai lên đến 7 đô la. Nếu “quy” ra tiền Việt trên 120.000 đồng/kg.

Trong khi đó, người nông dân bán cho họ chỉ trên dưới 4.000 đồng/kg, trái vụ thì giá cao hơn chút đỉnh. Tính toán kỹ lưỡng, mới thấy các công ty nước ngoài họ có mức lãi khủng khiếp, ngay trên đất mình”. Theo “kịch bản” của huyện Tuy Đức, nông dân phấn đấu hết năm 2008, nâng diện tích trồng khoai lang lên 1.000ha.

Huyện đang liên kết với một doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư nhà máy chế biến khoai lang tại xã Đắc Bup So, trị giá 14 tỷ đồng, sản phẩm chế biến ra được xuất trực tiếp sang thị trường “khổng lồ” Trung Quốc. Khi đó, khoai từ vùng nguyên liệu – chế biến – xuất khẩu đều nằm trong một chuỗi liên hoàn khép kín.

Những nông dân trồng khoai lang ở đây đã nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, bà con luôn chú ý để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Củ khoai lang huyện Tuy Đức đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận “chất lượng và xuất xứ sản phẩm”. “Chúng tôi đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắc Nông, lập một trang thông tin điện tử để giới thiệu, quảng bá thương hiệu củ khoai lang vùng này cho cả thế giới biết” - ông Trần Đình Mạnh nêu quyết tâm.

Từ mô hình trồng giống khoai lang Nhật Bản ở tỉnh Đắc Nông, các tỉnh Gia Lai, Kom Tum… đang đến học hỏi để triển khai tại tỉnh mình. Về cách trồng khoai lang xuất khẩu, ông Lê Văn Bình nêu kinh nghiệm: “Ai cũng nói trồng khoai dễ. Nhưng chỉ cần đặt giống sai là mất toi cả mấy chục triệu đồng, trồng nhiều thì mất mấy trăm triệu đồng, do đó trước hết là biết cách đặt giống, bao giờ cũng phải lấp đất phủ hết, chỉ để ngọn nhô lên 3 – 5 cm.

Nếu để ngọn nhô lên cao, ánh sáng mặt trời táp trực tiếp vào thân cây. Cây dễ bị sâu bệnh đục thân, dẫn đến “suy dinh dưỡng” nó chỉ “đẻ” được 1 – 2 củ khoai tròn, bán giá chợ. Cây khoai không bị ánh nắng táp, phát triển tốt, củ dài 20 – 25cm, mỗi dây khoai đạt sản lượng 3 – 4kg, bán giá xuất khẩu. Đây là kinh nghiệm từ thực tiễn, tui đã nhiều lần chỉ cách trồng cho các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng họ không chịu nghe. Rút cuộc, hiệu quả kinh tế trên một diện tích canh tác giống như tui, nhưng lúc thu hoạch đều thua tui về số tiền thu được”.

Quảng Bình

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang