• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Liệu Việt Nam có xảy ra khả năng xuất hiện virus gia cầm H5N1 ở lợn như tại Trung Quốc?

Nguồn tin: ND, 25/8/2004
Ngày cập nhật: 26/8/2004

Cần nuôi tách gia cầm với lợn...

Liệu Việt Nam có xảy ra khả năng xuất hiện virus gia cầm H5N1 ở lợn như tại Trung Quốc? Cần phải triển khai các giải pháp cấp bách nào để đề phòng nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm sang lợn? Tiến sĩ Trương Văn Dung - Viện trưởng Viện Thú y Quốc gia cho biết chung quanh vấn đề này.

Tiến sĩ Trương Văn Dung cho biết: Khi bắt đầu xảy ra dịch cúm gia cầm, cùng với việc lấy các mẫu bệnh phẩm ở gà, vịt, chúng tôi đã phối hợp với các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiến hành lấy 188 mẫu bệnh phẩm lợn tại những nơi đang xảy ra dịch cúm ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long để đưa về Trung tâm kiểm nghiệm dịch bệnh của WHO (đặt tại Hồng Công) kiểm tra. Cùng thời điểm này, chúng tôi lấy hơn 400 mẫu huyết thanh lợn do Viện Thú y Quốc gia đang lưu giữ để đưa sang Hồng Công tiến hành phân lập luôn. Sau đó, WHO đã thông báo cho chúng tôi là các mẫu bệnh phẩm đều cho kết quả âm tính, nghĩa là không có virus H5N1 ở lợn . Đây là một điều rất mừng và chúng tôi đã công bố để người chăn nuôi an tâm.

Hỏi: Thưa ông, các mẫu bệnh mà chúng ta xét nghiệm thực chất chỉ nằm ở một số tỉnh trong khi dịch cúm đã xảy ra hầu hết trong cả nước?

Ông Trương Văn Dung: Chúng ta đang có hai vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc, gia cầm là đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là hai vùng thời gian qua xảy ra dịch cúm gia cầm diện rộng nhất. Vì vậy, có thể tin tưởng kết quả khoa học của hai vùng này có thể áp dụng chung cho cả nước.

Hỏi: Nhưng thưa ông, các mẫu xét nghiệm chúng ta đã công bố là các mẫu xảy ra cách đây hơn sáu tháng trong khi Trung Quốc vừa mới xuất hiện virus H5N1 ở lợn cách đây một tuần?

Ông Trương Văn Dung: Ở thời điểm dịch cúm gia cầm xảy ra quyết liệt nhất chúng ta đã lấy máu để kiểm tra. Vì thế, trong trong bối cảnh dịch cúm gia cầm đang dần được khống chế, có thể tin tưởng vào kết quả này. Tuy nhiên, đứng ở góc độ khoa học chúng tôi đã nghĩ đến việc phải xem xét thêm các mẫu bệnh phẩm mới hơn, toàn diện hơn.

Hỏi: Ông có thể nói cụ thể hơn về vấn đề này?

Ông Trương Văn Dung: Bên cạnh việc tiếp tục lấy các mẫu huyết thanh ở lợn để xét nghiệm, phân tích, chúng tôi sẽ tiến hành lấy các mẫu ở chim hoang dã để nghiên cứu cơ chế lây lan của virus này. Chỉ có làm được như vậy, cộng với việc phân tích đặc điểm dịch tễ của chúng, chúng ta mới tìm ra được cách đối phó. Các mẫu chim hoang dã sẽ được lấy là ở các khu công viên và các khu bảo tồn quốc gia...

Hỏi: Khả năng H5N1 có xuất hiện ở các loại vật khác nữa không, như ở trâu, bò chẳng hạn?

Ông Trương Văn Dũng: Chưa có tài liệu nào trên thế giới khẳng định: trâu, bò mắc bệnh cúm gà, do đó, chúng ta có thể an tâm về điều này.

Hỏi: Quay trở lại với việc phát hiện cúm H5N1 ở lợn tại Trung Quốc. Theo ông điều đó có đáng lo ngại đối với ngành chăn nuôi của Việt Nam hay không?

Ông Trương Văn Dung: Tôi xin khẳng định lại là ở Việt Nam chưa phát hiện ra virus gia cầm ở lợn nên chưa thể nói trước điều gì. Tuy nhiên, nếu như việc Trung Quốc phát hiện dịch cúm gia cầm ở lợn nhưng qua đường hô hấp thì cũng không đáng lo ngại. Chỉ sợ virus này lây lan qua đường máu. Nếu như vậy H5N1 có thể sẽ trở thành một chủng khác nguy hiểm hơn. Đối với ngành chăn nuôi của chúng ta hiện đang có tổng cộng hơn 20 triệu con lợn và nếu xuất hiện dịch cúm ở lợn theo cơ chế đó thì rất nguy hiểm. Chỉ riêng việc tiêu hủy cũng đã rất khó khăn rồi...

Hỏi: Vậy theo ông chúng ta cần phải làm gì để đề phòng khả năng lây lan từ gia cầm sang lợn?

Ông Trương Văn Dung: Mặc dù mới chỉ xảy ra ở Trung Quốc, nhưng không thể không tính đến các giải pháp đề phòng. Theo tôi, trước hết phải khuyến cáo người dân không nên chăn nuôi gia cầm chung đụng với lợn như hiện nay. Chuồng trại lợn và gia cầm phải tách riêng ra. Thứ hai, phải áp dụng ngay các biện pháp an toàn sinh học, như tiến hành tiêu độc đối với các trang trại chăn nuôi lợn. Điều này có thể không áp dụng nghiêm ngặt như đối với gia cầm, nhưng cũng phải đặc biệt chú ý, nhất là đối với số chất thải của lợn. Thứ ba, phải cấm những người không có trách nhiệm vào trang trại chăn nuôi lợn bất kể vì lý do gì, cần thực hiện quy trình chăn nuôi khép kín...

Hỏi: Riêng việc ngăn chặn khả năng lây lan virus H5N1 từ Trung Quốc sang Việt Nam thông qua đường nhập lậu gia cầm nên như thế nào?

Ông Trương Văn Dung: Đây là một nguy cơ theo tôi dễ xảy ra nhất. Trước khi chưa xuất hiện virus H5N1 ở lợn, chúng ta đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc lưu thông gia súc, gia cầm rồi. Bây giờ việc kiểm tra, kiểm soát càng phải chặt chẽ hơn. Phải thiết lập các trạm; các đội thanh kiểm tra vận chuyển, lưu thông. Ngay cả trong nước cũng cần hạn chế vận chuyển loại gia súc này.

Xin cảm ơn ông!

VÂN HOÀI - Theo báo Nông thôn ngày nay

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang