• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Muối mất mùa, diêm dân "mếu"

Nguồn tin: TT, 17/05/2008
Ngày cập nhật: 18/5/2008

Nhọc nhằn trên đồng muối nhưng chỉ một cơn mưa xuống là trôi theo nước - Ảnh: M.Thu

Muối có giá gấp 2-3 lần so với năm ngoái khi lên đến 1.500 đồng/kg. Thế nhưng, hơn 820 diêm dân ở thôn Tân Diêm và Long Thạnh 1 vùng biển Sa Huỳnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) lại khóc ròng vì... mưa liên tục làm muối mất mùa trong suốt hơn hai tháng qua.

Trên đồng muối này còn tồn tại một nghịch lý là có nhà máy chế biến nhưng chẳng mấy khi người dân bán muối cho nhà máy.

Mưa xuống là… tiêu

Trong ngày trung tuần tháng năm, tiết trời mới giữa buổi sáng mà đồng muối Sa Huỳnh ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ như chảo lửa. Trên khắp các ô ruộng muối, từng nhóm diêm dân đầm xuống nền ruộng muối nén chặt, bằng phẳng - một số nhóm khác thì be bờ, tháo nước biển vào. Hàng trăm người cần mẫn làm việc trên cánh đồng muối rộng mênh mông hơn 130ha như thể đang chạy đua với nắng trời gay gắt, cố vớt vát để bù lại sản lượng muối đã mất trong những tuần qua.

Ông Nguyễn Ngọc Âu (58 tuổi) - gia đình có trên ba đời làm muối ở thôn Long Thạnh 1, xã Phổ Thạnh - bộc bạch: "Nghề làm muối cơ cực trăm bề, hễ muối được mùa thì giá quá thấp, còn muối mất mùa thì giá lại đẩy lên cao gấp đôi, gấp ba. Diêm dân cứ ở mãi trong vòng luẩn quẩn khó nghèo. Lẽ ra thời điểm này là có muối trắng đồng, nhưng do cơn bão số 1 vừa qua mưa nhiều quá nên muối mất mùa". Năm nay giá muối lên đến 1.500 đồng/kg, cao gần gấp ba năm ngoái nhưng diêm dân không có muối để bán. Trời đang nắng chang chang là vậy nhưng chỉ cần một cơn mưa dông là xem như "công dã tràng", phải đầm đi đầm lại ruộng muối, cho nước biển vào đợi ba đến năm ngày nắng xuyên suốt thì muối mới kết tinh được.

Sau gần bốn năm đi vào hoạt động, nhà máy vẫn chưa thể cứu giúp diêm dân nơi đây. Ông Trần Quang - người có thâm niên hơn 35 năm làm muối ở thôn Long Thạnh 1, xã Phổ Thạnh - trăn trở: một khi Nhà nước - doanh nghiệp và diêm dân chưa thật sự ngồi lại với nhau thì lại có điệp khúc "được mùa, mất giá”, "mất mùa, được giá” khiến cuộc sống của diêm dân Sa Huỳnh mãi luẩn quẩn trong cơ cực, khó nghèo.

Hì hục gánh muối từ ruộng đổ lên bờ, chị Nguyễn Thị Quy ở thôn Tân Diêm, xã Phổ Thạnh than vãn: "Chưa có bao giờ giá muối cao như năm nay, thế nhưng sản lượng muối nhà tôi lại mất gần 50% so với năm ngoái. Vụ muối năm ngoái đến đầu tháng năm này thu được hơn 600kg rồi nhưng giờ này mới thu được hơn một nửa".

Đổi muối lấy lúa

Do thiếu đất ruộng sản xuất lúa, nhà máy không mua muối nên vào mỗi mùa thu hoạch, diêm dân nơi đây thường góp tiền thuê chung một chiếc xe tải nhẹ chở muối đi khắp các miền quê trong tỉnh Quảng Ngãi để trao đổi lấy lúa. Chị Nguyễn Thị Nhỏ ở thôn Tân Diêm kể: "Năm ngoái tôi đổi ba bao muối (150kg) mới được một bao lúa (50kg). Năm nay, muối được giá nên hai bao muối đổi được một bao lúa. Thiếu đất ruộng nên chúng tôi phải gánh muối về các vùng nông thôn để đổi lúa mới có lương thực ăn qua ngày".

Ông Lê Văn Thái - phó chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh - cho biết diện tích đất trồng lúa của xã quá ít với 146ha, chỉ có 20% trong tổng số 4.376 hộ dân chuyên làm lúa, số hộ dân còn lại làm muối, đi biển và các ngành nghề khác. Do vậy, vào mỗi vụ muối diêm dân Sa Huỳnh thường đưa muối đi tiêu thụ ở các huyện Ba Tơ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành để đổi lấy lúa về ăn.

Diêm dân và nhà máy chế biến chưa gặp nhau

Điều đáng nói là Nhà nước đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng nhà máy muối tinh chất lượng cao ngay bên cạnh đồng muối Sa Huỳnh, thế nhưng nhiều năm qua ít tiêu thụ muối cho diêm dân nơi đây.

Công ty cổ phần Dược - vật tư y tế Quảng Ngãi đã đầu tư 11 tỉ đồng xây dựng nhà máy muối tinh chất lượng cao Sa Huỳnh. Từ tháng 10-2004, nhà máy đi vào hoạt động có công suất 22.000 tấn mỗi năm. Nói về nguyên nhân vì sao ít mua muối của diêm dân Sa Huỳnh, ông Bạch Quang Hà - giám đốc nhà máy - lý giải nhà máy có công suất chế biến lớn nhưng diêm dân không đủ muối cung cấp. Từ khi hoạt động đến nay, thời điểm nhà máy mua muối của diêm dân Sa Huỳnh với sản lượng cao nhất là 3.000 tấn, riêng trong năm 2007 chỉ mua được khoảng 100 tấn.

Theo ông Hà, muối Sa Huỳnh có độ mặn, chất canxi trong muối đạt tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng muối tốt hơn ở các nơi khác, nhưng do diêm dân còn sản xuất theo phương thức truyền thống, không tuân thủ qui trình tinh kết muối trên đồng, làm muối dưới nền đất cát nên muối pha lẫn nhiều tạp chất. Do vậy, nhà máy vừa tốn thêm tiền, tốn công trong quá trình sơ chế vừa khó tiêu thụ trên thị trường.

Chẳng hạn khi nhà máy chế biến khoảng 1 tấn muối Sa Huỳnh thì bị hao hụt còn khoảng 750kg. Để có đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất, nhà máy phải mua muối ở tận tỉnh Ninh Thuận đưa về Quảng Ngãi với giá mỗi ký 1.300 đồng để chế biến.

MINH THU

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang