• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lời cảnh báo từ nông nghiệp

Nguồn tin: SGTT, 11/05/2008
Ngày cập nhật: 12/5/2008

Cơn sốt gạo đã được dập tắt trong lặng lẽ khi số lượng cung ứng và giá cả được điều chỉnh kịp lúc. Tuy nhiên những gì còn đọng lại trong nông nghiệp và nông thôn cần được nghiên cứu và có đối sách phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế đất nước song song với cải thiện đời sống của nhân dân, nhất là đối với nông dân là thành phần chiếm đa số

Dẫu biết rằng phát triển công nghiệp và dịch vụ là con đường ngắn để tăng trưởng kinh tế, nhưng không phải làm với bất cứ giá nào, vì tăng trưởng không hoàn toàn đồng nghĩa với phát triển khi nông nghiệp không những chưa được đồng hành mà còn lệ thuộc quá nhiều vào công nghiệp và dịch vụ, khi khu vực nông thôn còn quá nghèo nàn lạc hậu so với khu vực đô thị, và khi nông dân Việt Nam còn có mức sống (thu nhập, trình độ học vấn, tuổi thọ) quá chênh lệch so với thị dân.

Trong các năm qua, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của các tỉnh thành trong cả nước đều đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế, trong đó công nghiệp và xây dựng được coi là “chiếc đũa thần”, dịch vụ trong đó có du lịch là “sức mạnh vạn năng”.

Các giải pháp thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thu hút khách du lịch, đổi mới công nghệ, tăng cường tín dụng, giải toả đền bù đất đai cho công nghiệp và xây dựng… được quan tâm “tới bến”. Nhiều tỉnh xem việc xây dựng và tăng thêm các khu công nghiệp, khu du lịch như một thành tích, kể cả chưa biết có ai vào đầu tư hay không và hiệu quả lẫn hậu quả ra sao, từ đó nhiều “quy hoạch treo” đã tác hại không ít đối với nhân dân.

Trong khi đó, đất nông nghiệp trồng cây lương thực, quan trọng nhất là đất lúa, được coi là đối tượng giảm càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng tốt. Cây lúa bị nhiều tỉnh đối xử lơ là, ruồng rẫy trong hơn một thập niên. Các giải pháp sinh học hoá (giống), thuỷ lợi hoá (kênh mương tưới tiêu), hoá học hoá (phân, thuốc), cơ giới hoá (máy cày, gặt đập, sấy)… đã được giao khoán cho nông dân và một vài viện khoa học còn tâm huyết với cây lúa.

Tại đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An có lẽ là tỉnh dẫn đầu về quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp với 17 khu, tổng diện tích lên đến 7.706,82ha (2007). Điều đó đồng nghĩa với từng ấy diện tích đất nông nghiệp bị chuyển mục đích sử dụng. Và chắc chắn cũng sẽ có một số diện tích đất nông nghiệp khác cũng chuyển theo để xây dựng các khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và hệ thống hạ tầng để phục vụ cho các khu công nghiệp đó, trong đó có sân golf. Tổng số có thể lên đến hơn 15.000ha, trong đó các đất lúa thuộc loại “bờ xôi ruộng mật” tại Bến Lức, Cần Giuộc, Thủ Thừa đã phải “hy sinh”.

Nhiều tỉnh xem việc xây dựng và tăng thêm các khu công nghiệp như một thành tích, kể cả chưa biết có ai vào đầu tư hay không và hiệu quả lẫn hậu quả ra sao. Trong khi đó, đất nông nghiệp trồng cây lương thực, quan trọng nhất là đất lúa, được coi là đối tượng giảm càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng tốt. Cây lúa bị nhiều tỉnh đối xử lơ là trong hơn một thập niên

Gần đây, dưới “làn sóng đầu tư thành lập khu công nghiệp và khu đô thị” đổ dồn về, tỉnh Long An đã liên tục xin điều chỉnh quy hoạch, nhiều đất lúa bị xoá dù đất trong quy hoạch đang bị bỏ hoang “nằm chờ” đầu tư. Cũng có ngần ấy nông dân đã mất đất canh tác, trong đó không ít nông dân phải đi làm lao động giản đơn thu nhập thấp ở nơi khác do họ chỉ có chuyên môn trồng lúa.

Khẩu hiệu “ly nông bất ly hương” hình như không được áp dụng đối với nông dân bị mất đất canh tác. Sản lượng lúa của Long An trong mấy năm qua sụt giảm cũng có lý do từ mất đất lúa. Một số vấn đề môi trường (kênh Thầy Cai, kênh An Hạ…), một số vấn đề xã hội (trẻ em bỏ học mưu sinh, nạn ăn không ngồi rồi, nhậu nhẹt…) đã xảy ra ngày càng nhiều. Hiện tượng bỏ đất lúa, tăng đất chuyên dùng ngày càng trở nên phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí tỉnh Hậu Giang, mà chủ yếu là đất lúa, cũng có sân golf (!).

Tại An Giang, nông dân “hiện đại” hơn khi bỏ bớt lúa, trồng rau màu có thu nhập cao hơn, được lãnh đạo đồng tình hơn, thậm chí được một tờ báo lớn ca tụng là “một mô hình” phát triển. Nếu cứ tiếp tục nhân lớn và rộng “mô hình” này thì tương lai sản xuất lương thực lớn nhất nước của tỉnh này sẽ ra sao, hình như chưa được đo lường trước.

Tại đồng bằng sông Hồng, việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất lúa sang đất công nghiệp – xây dựng – dịch vụ và trồng hoa quả đang được mở rộng tại hầu hết các tỉnh, như một chỉ tiêu để phát triển kinh tế. Có thể có ý nghĩ là không sợ thiếu gạo vì đã có “các anh Hai Lúa” đồng bằng sông Cửu Long lo rồi, ta lo làm giàu thôi(?!)

Tuy nhiên, lý do chính của các quy hoạch nêu trên là tư tưởng không thể làm giàu khi tiếp tục trồng lúa. Cũng phải thôi, khi mà thị trường và giá cả của lúa tiếp tục nằm trong tay của người tiêu thụ, trong khi giá cả của các “đầu vào” của lúa (phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu…) nằm trong tay của các nhà buôn (kể cả tại nước ngoài).

Người tiêu thụ lúa từ lâu đã áp đặt giá mua và các điều kiện mua theo hướng có lời và thuận lợi cho họ nhất. Họ là “bà đỡ” cho việc bỏ lúa. Trong khi đó nông dân do thiếu vốn (bớ ông ngân hàng!) phải bán lúa dù với giá “huề vốn” để trang trải nợ, mua vật tư cho vụ sau, để sống – kể cả mua lại gạo để ăn với giá cao hơn, để cho con cái học… và để… đóng góp xây dựng nông thôn.

Nắm được tình trạng khốn khó nêu trên của nông dân, không ít “con buôn” đã mua lúa tích trữ, kiếm lời trên mồ hôi nước mắt của nông dân, trong khi các định chế của nhà nước bảo vệ quyền lợi của nông dân không phát huy tác dụng.

Cơn sốt gạo vừa qua là một thách thức đối với việc quản lý nền kinh tế thị trường. Tại các đô thị lớn, độ nhạy cảm về thị trường và giá cả luôn luôn cao, nếu thiếu hệ thống an toàn và biện pháp tức thời sẽ dẫn đến sự xáo trộn lan toả trên cả nước. Mặt khác, các định chế và cơ chế bảo đảm an toàn lương thực cũng cần được xem lại về tính hiệu quả.

Mặt khác, một số biện pháp về giá sau cơn sốt cũng cho thấy khuynh hướng ép giá lúa của nông dân vẫn còn tồn tại. Tại đồng bằng sông Cửu Long, còn khoảng hai tháng nữa mới thu hoạch vụ hè thu (lúa thường), khuynh hướng gia tăng sản lượng lúa của năm 2008 là có thật, nhưng nhiều nông dân đang ghim lúa chờ giá lên, là tín hiệu phản kháng sự “ép giá”. Và nếu giá lúa không được cải thiện hợp lý, việc bỏ lúa chuyển sang cây trồng khác sẽ là một cảnh báo từ nông nghiệp đối với chính sách phát triển nông thôn và bảo vệ an toàn lương thực quốc gia.

Sơn Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang