• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khánh Vĩnh (Khánh Hòa): Người dân ồ ạt phá đào, trồng mì

Nguồn tin: Khánh Hòa, 09/05/2008
Ngày cập nhật: 10/5/2008

Giá mua củ mì ại rẫy hiện dao động từ 900 - 1.100 đồng/kg. So với năm ngoái, giá mì đã tăng gấp đôi. Nhiều người dân ở Khánh Vĩnh đang phá bỏ cây đào để trồng mì.

Sở dĩ có xu hướng trên là do những năm gần đây cây đào - từng là cây giúp người dân huyện Khánh Vĩnh thoát nghèo liên tục bị mất mùa. Trong khi đó, mì lại được giá, dễ trồng. Chỉ cần phát rẫy, cắm hom giống là có thể thu hoạch mà không tốn thêm khoản đầu tư nào. Người dân ở đây cho rằng, không có loại cây trồng nào cho lợi nhuận cao bằng cây mì. Vì thế, nhiều hộ đã phá bỏ một số loại cây trồng hiệu quả thấp để lấy đất trồng mì.

Ồ ạt trồng mì

Bà Cao Thị Pham - một nông dân ở xã Cầu Bà chỉ vào đống mì giống mới chặt xong, cho biết: “Tôi không có cây giống, đây là mì giống tôi xin của hàng xóm để trồng đấy”. Bà Pham kể, mấy năm nay 2 ha đất canh tác của gia đình bà dùng để trồng đậu, bắp và keo. Nay thấy mì được giá nên bà quyết định chuyển toàn bộ 1 ha đất trồng cây lương thực ngắn ngày sang trồng mì.

Khác với bà Pham, nhiều năm nay gia đình chị Đặng Thị Lý, xã Cầu Bà bị thất thu do đào mất mùa. 10 năm trước, 8 ha đào từng là cây giúp gia đình chị thoát nghèo. Những năm gần đây, đào cứ trơ ra không chịu kết trái. Cây nào ra hoa, kết hạt thì bị sâu đục, hạt đen, bán chẳng ai mua. Gia đình chị phá bỏ diện tích đào, trồng mì trên khoảnh đất gần đường chính. Năm nay thấy mì được giá, chị quyết định mở rộng thêm diện tích; do chưa đủ tiền thuê nhân công nên chị mới phá được 2/3 diện tích đào. Chị Lý tâm sự, 5 ha mì đang cho gia đình chị thu nhập khá, bù lại mấy ha đất trồng đào không đem lại thu nhập. Theo chị, nếu giá mì cứ như hiện nay thì đầu tư cho các loại cây trồng khác không cho lãi bằng mì. 1 ha keo lai, đầu tư 5 năm, bán trọn gói cho thương lái, trừ tất cả chi phí, lãi khoảng 25 - 30 triệu đồng, tính ra mỗi năm thu nhập khoảng 5 - 6 triệu đồng. Trong khi trồng mì, mỗi năm có thể thu gần 10 triệu đồng/ha. Chính vì thế, sắp tới chị sẽ chặt phá 3 ha đào lộn hột trên đồi cao để chuyển sang trồng mì.

Gia đình ông Cao Là Thanh ở xã Liên Sang cũng không ngoại lệ. Khi chúng tôi đến, ông đang huy động cả gia đình làm đất để trồng mì, bên cạnh đó là hàng trăm cây đào lâu năm vừa bị đốn bỏ còn trơ cả gốc. Nhà ông vừa bán thốc bán tháo 1 ha đào cuối cùng với giá 1,6 triệu đồng để chuyển sang trồng mì. Ông cho biết, những năm trước đào đã cho gia đình ông thu nhập ổn định nhưng giờ đây, cây đào già cỗi, không cho trái, cả nhà sống phụ thuộc vào khoai và bắp. Không riêng gia đình ông, nhiều hộ khác xung quanh cũng phá bỏ diện tích đào để trồng mì…

Nguy cơ tiềm ẩn

Đến thời điểm này, chưa thể thống kê được chính xác người dân đã phá bỏ bao nhiêu ha đào và một số loại cây trồng kém hiệu quả khác để trồng mì. Tuy nhiên, diện tích mì được trồng tăng lên thấy rõ. Đi sâu vào các nương rẫy của nông dân, chúng ta dễ bắt gặp những quả đồi chỉ trồng toàn mì. Những vườn đào lộn hột không hiệu quả nay đã bị chặt hạ và thay thế vào đó là màu xanh của chồi mì mới nhú. Thậm chí, mì còn được trồng xen lẫn trong các vườn cây ăn trái hay những keo giâm hom đang chờ ngày khai thác. Bất kỳ chỗ đất trống nào cũng đều được tận dụng để trồng mì. Mùa vụ trồng mì cũng không còn thống nhất như trước. Bà con trồng quanh năm, củ mì vừa được nhổ lên thì giống được cắm xuống. Những đồi mì chưa thu hoạch, mì mới mọc nằm xen lẫn. Có nơi, mì chưa đủ tuổi thu hoạch nhưng nhiều hộ đã nhổ ép để bán với giá cao và để kịp trồng cho vụ sau.

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Khánh Vĩnh, đây là việc làm tự phát của nông dân. Do giá mì tăng gấp đôi so với năm ngoái, cho thu nhập cao nên người dân đã tự ý chặt bỏ một số loại cây trồng không hiệu quả để trồng mì… Tuy các ngành chức năng đã có văn bản chỉ đạo, nhắc nhở người dân không nên trồng mì một cách ồ ạt nhưng diện tích mì vẫn liên tục tăng. Một cán bộ Phòng NN-PTNT huyện lo lắng: “Mì được giá, bà con mừng lắm. Giờ đi nơi nào cũng thấy họ trồng mì, không biết rồi giá cả sẽ ra sao. Nếu mì rớt giá thì hậu quả không thể lường hết”. Hiện nay, giá mì vẫn trôi nổi trên thị trường và do các thương lái quyết định, chưa có một công ty nào chịu trách nhiệm bao tiêu đầu ra. Chính vì vậy, nông dân nên tính toán kỹ và không nên đầu tư quá nhiều vào cây mì.

Một nguy cơ tiềm ẩn khác là nếu trồng mì ồ ạt, không đầu tư chăm bón, đất bị khai thác quá mức sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa, rửa trôi, sản lượng thu hoạch sẽ thấp dần, dẫn đến nguy cơ đất trống, đồi núi trọc!

M.T

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang