• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mô hình luân canh lúa - tôm đang suy thoái

Nguồn tin: NNVN, 07/05/2008
Ngày cập nhật: 9/5/2008

Nuôi tôm sú ở ĐBSCL tập trung nhiều nhất là mô hình luân canh lúa-tôm sú. Nhưng hiện nay mô hình này đang bước vào giai đoạn suy thoái, gây thua lỗ không nhỏ cho nông dân.

Trong đó, phải thừa nhận một thực tế là mô hình này được nhiều nông dân quan tâm, đã tạo ra bước đột phá mạnh mẽ đạt được kết quả quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn ven biển. Nhưng hiện nay mô hình này đang bước vào giai đoạn suy thoái, gây thua lỗ không nhỏ cho nông dân.

Những năm gần đây, ĐBSCL đã chuyển khoảng 250.000 ha đất trồng lúa sang nuôi tôm sú, nâng diện tích nuôi tôm cả vùng lên 440.000 ha, trong đó hơn 70% diện tích nuôi theo mô hình luân canh lúa-tôm sú quảng canh cải tiến. Hơn một tháng nay, mới vào đầu vụ nuôi tôm sú năm 2008 mà tình trạng tôm sú nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL húc đầu vào bờ rồi chết hàng loạt và làm thiệt hại khoảng 45.000 ha, trong đó hơn 85% là trên diện tích mô hình luân canh lúa-tôm sú kết hợp.

Diện tích nuôi tôm sú ở ĐBSCL tăng rất nhanh, nhưng sản lượng tăng không tương ứng với diện tích. Đó là hệ quả của việc phát triển ồ ạt, không theo qui hoạch, nhiều nơi vùng giáp ranh còn đưa nước mặn vào để nuôi tôm. Theo đó, nhiều năm chủ trương sản xuất lúa luân canh gần như thất bại, không vụ lúa lấp vụ nào hoàn thành kế hoạch gieo cấy trên đất nuôi tôm, nhiều xã, huyện liên tục trắng tay với mô hình này, tôm nuôi bị bệnh chết triền miên với tỷ lệ khá lớn, cây lúa èo uột không sống được với nước mặn, năng suất lúa đạt rất thấp.

Cà Mau dẫn đầu cả nước về mô hình này, những năm gần đây tỉnh này chuyển khoảng 90.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả ở các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Cái Nước, Ngọc Hiển và T.P Cà Mau sang sản xuất theo mô hình luân canh lúa-tôm. Còn ở vùng ngọt hoá các huyện Thới Bình, U Minh, hàng chục ngàn hộ dân chỉ quen với trồng lúa, cũng xả mặn vào đất trồng lúa để nuôi tôm sú, nâng diện tích nuôi tôm Cà Mau lên 280.000 ha, nhưng giấc mơ làm giàu từ con tôm tan thành mây khói khi “nuôi tôm không xong mà làm lúa luôn thất mùa” do tôm liên tục bị bệnh và chết kéo dài nhiều năm nay còn lúa không sống chung cùng nước mặn.

Ông Trương Văn Dưỡng ở xã Hoà Tú, huyện Mỹ Xuyên- Sóc Trăng, một nông dân có thâm niên trên 10 năm với mô hình luân canh lúa-tôm sú bộc bạch: “Năm năm gần đây mô hình luân canh tôm-lúa không còn bền vững nữa, nuôi tôm liên tục bị vỡ nợ, còn cây lúa thì sống èo uột cho năng suất rất thấp. Điển hình vụ mùa 2007 trên diện tích 1 ha, tôi chỉ thu hoạch được 1 tấn lúa chỉ để cho gà vịt heo ăn (toàn lúa lửng), mất trắng trên 4 tấn lúa do bị nhiễm dịch vàng lùn”.

Tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, mô hình luân canh lúa-tôm sú đều chung màu u tối, nuôi tôm năng suất đạt rất thấp, còn lấp vụ lúa mùa cao sản bị dịch rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá tấn công liên tục trên diện rộng, lợi nhuận từ mô hình này rất thấp. Anh Lê Văn Kháng ở xã Tân Phong, huyện Giá Rai- Bạc Liêu bức xúc nói: "Khoảng mười năm trước đây, khi môi trường nước ổn định, bà con đến vụ nuôi tôm đầu tư cải tạo không nhiều, chỉ việc mua con giống về thả, cho thức ăn viên chế biến loại rẻ tiền mà sau 3-4 tháng nuôi cho thu hoạch tôm đạt trọng lượng bình quân 30 con/kg. Còn hiện nay thả tôm nuôi trên 6 tháng nhưng tôm chỉ đạt 50-60 con/kg. Theo chiết tính, chi phí từ lúc đầu tư đến thu hoạch giá thành một kg tôm sú thương phẩm không dưới 55.000 đồng. Trong khi đó cỡ tôm trên bán cho thương lái khoảng 50-60 ngàn đồng/kg. Chưa thu hoạch đã biết chắc lỗ, chưa kể nếu có rủi ro, thì ôm nợ”.

Nguyên nhân mô hình luân canh lúa-tôm sú bấp bênh là do hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi tôm chưa được đầu tư đúng mức, mỏng, không đồng bộ và hàng loạt các yếu tố như ô nhiễm môi trường nước dẫn đến tôm sú chết hàng loạt trên diện rộng, xảy ra liên tiếp; nông dân thả nhiều vụ tôm trong năm, không cách ly được với mầm bệnh. Đó là hệ quả của những sai lầm trong chỉ đạo phát triển mô hình lúa-tôm sú có phần quá tả xảy ra ở không ít địa phương. Theo đó, để nâng mô hình phát triển một cách bền vững còn nhiều việc phải làm. Trước hết phải rà soát công tác qui hoạch vùng nuôi, trang bị nâng cấp chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng đến từng hộ nuôi. Khuyến khích sản xuất lúa ở những nơi đủ điều kiện rửa mặn sau khi nuôi tôm để gieo cấy lúa, bố trí mùa vụ sản xuất thích hợp. Ngoài ra còn có những chính sách khuyến khích phù hợp nhất là chính sách cho sản xuất tôm sú giống tại địa phương (hiện nay chỉ mới đáp ứng được 25-30%), hỗ trợ những hộ thực hiện mô hình luân canh này gặp khó khăn về vốn, tăng cường công tác khuyến ngư-khuyến nông và nhất là phối hợp với các viện, trường lai tạo những giống lúa có khả năng sinh trưởng khoẻ, kháng sâu bệnh, cho năng suất cao trên chân đất nhiễm mặn.

PHƯƠNG NGHI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang