• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gọi yến về nhà (2)

Nguồn tin: Khánh Hòa, 07/05/2008
Ngày cập nhật: 8/5/2008

Qua câu chuyện nuôi yến của ông Hoài ở Gò Công và những gì cán bộ kỹ thuật Công ty Yến sào Khánh Hòa cho biết, chúng tôi rút ra một điều: muốn nuôi yến thành công phải hết sức tâm huyết với đàn chim…

Ông Nguyễn Văn Hoài dẫn chúng tôi đến quán cà phê “Thiên Thai” - nơi có góc nhìn tốt nhất căn nhà yến của ông. Chỉ vào cái lỗ có mấy con chim yến đang chui vào chui ra, ông nói: “Giờ này chúng về để “tâm sự” với nhau đấy, bình thường chúng đi từ 6 giờ sáng, trưa về lần thứ nhất rồi đi tiếp cho đến tối. Con nào làm tổ, ấp trứng hoặc nuôi con thì về sớm một chút, những con rảnh rỗi về muộn hơn, nhưng đến 18 giờ thì về hết”. Ông còn cho biết, ở Gò Công hiện có 3 căn nhà yến nhưng chỉ có căn của ông được Công ty Yến sào Khánh Hòa chuyển giao công nghệ là thành công hơn cả.

Giám đốc Sanatech Lê Văn Tiến sắp xếp thời gian đưa chúng tôi đi thăm thêm những căn nhà yến ở quận 2, quận 7, quận 9, quận 12, huyện Cần Giờ… (TP. Hồ Chí Minh), tổng cộng có 12 nhà và 2 núi. Anh còn cung cấp cho chúng tôi danh sách, số lượng đàn chim ở một loạt nhà yến tại nhiều địa phương: TP. Hồ Chí Minh có 8 nhà, 1 núi; Kiên Giang 3 nhà; Cà Mau 2 nhà; Tiền Giang, Bạc Liêu, Đà Nẵng, Bình Định mỗi nơi 1 nhà và một số nhà liên doanh giữa Công ty và hộ dân ở Phú Yên, Bình Định, huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh). Riêng Khánh Hòa, với 35 hang yến mới ở các đảo và hàng chục nhà yến của các hộ dân đã khẳng định sự thành công của đề tài nghiên cứu khoa học “Công nghệ ấp nở và nuôi chim yến trong nhà” do Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng cùng 14 cộng sự của ông ở Công ty Yến sào Khánh Hòa thực hiện. Những bí quyết kỹ thuật nhân đàn và di đàn mà Công ty thực hiện từ năm 2002 đến nay có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển quần thể đàn yến tại Khánh Hòa và các tỉnh lân cận.

Kỹ sư Lê Hải Đăng - Trung tâm Sanatech kể cho chúng tôi nghe chuyện nuôi yến của chị Đặng Thị Thanh Hằng ở phường Ngọc Hiệp - Nha Trang. Chị Hằng vốn là người nuôi tôm. Nghe nói nuôi yến trong nhà có hiệu quả, vợ chồng chị đã mạnh dạn đầu tư xây nhà nuôi yến. Chị Hằng cho biết: “Sau khi lắp đặt thiết bị và thả chim mồi, yến đã đến và làm tổ”. Câu chuyện nuôi yến của chị Hằng khiến anh Vũ Nguyên - một đồng nghiệp của tôi, thèm thuồng: “Nhà mình ở Ngọc Hiệp, bên bờ sông Cái. Chị Hằng nuôi được, e mình cũng nuôi được. Chỉ tiếc vốn liếng hơi non…”. Giáo sư Nguyễn Lân Hùng đã từng đánh giá cao nỗ lực và hiệu quả của Sanatech - Công ty Yến sào về mô hình nuôi yến trong nhà. Giám đốc Lê Hữu Hoàng cho biết thêm về căn nhà yến của Công ty trên đường Thống Nhất, Nha Trang: “Năm 2004 mới có mấy chục con, đến nay đã lên tới trên 2.000 con, kín tất cả các phòng…”. Theo thạc sĩ Nguyễn Khắc Thìn - Trưởng Phòng Khoa học công nghệ (KHCN) Công ty Yến sào, còn rất nhiều nhà nuôi yến thành công. Đó là nhà yến của cô T. ở đường Bà Triệu, nhà yến của ông M. ở đường Đồng Nai; nhà yến của ông L. ở chợ Xóm Mới… Tất cả đều mới xây năm 2007 và hiện nay yến đã thành đàn. Nhưng thành công nhất phải kể đến 35 hang yến mới trên các đảo từ Vạn Ninh đến Cam Ranh của Công ty. Bằng việc áp dụng công nghệ ấp nở, nuôi và đưa đàn chim yến ấp nở đến tuổi trưởng thành trở lại hang yến mới, Trung tâm Sanatech, Đội Kỹ thuật và Phòng KHCN Công ty đã tạo thêm nhiều bầy đàn mới, đưa số lượng hang yến và tổng số đàn chim yến tự nhiên ở Khánh Hòa lên hàng trăm đàn, đồng thời khai thác hiệu quả sản lượng trứng yến vụ 1 (tháng 4) hàng năm đưa vào ấp nở. Nhờ vậy, sản lượng yến hàng (tổ yến) những năm gần đây của Công ty tăng đáng kể.

“Nghề nuôi yến là nghề cao siêu, phải những nhà có thực lực mới làm được. Có phải vậy không?”. Tôi hỏi. Cả Giám đốc Công ty Lê Hữu Hoàng và Giám đốc Trung tâm Lê Văn Tiến đều trả lời: “Đúng mà chưa đúng”. Đúng ở chỗ: Phải có môït khoản tiền để làm nhà yến. Mặt bằng dành cho yến ban đầu không nhiều, khoảng trên dưới 100m2. Diện tích này xây thô nên chi phí thấp hơn nhà ở. Tiền chuyển giao công nghệ khoảng 50 - 70 triệu đồng. Nặng gánh nhất là diện tích các tầng dưới. Yến ở cao nên để có 100m2 nhà yến, phải xây căn nhà 3 tầng trở lên. Với vật giá như hiện nay, chi phí cho cả nhà ở và nhà yến không dưới 500 triệu đồng. Đó là trường hợp làm mới hoàn toàn, còn nhà ở đã có sẵn chỉ làm thêm phần nhà yến thì cần số tiền khoảng 200 đến 250 triệu đồng. Số tiền này đối với người nghèo không phải chuyện đơn giản. Còn vì sao chưa đúng? Nuôi yến không như nuôi tôm, gia súc, gia cầm… may rủi lúc nào cũng rình rập. Nghề nuôi yến đòi hỏi phải có sự kiên trì, tích lũy kinh nghiệm. Ông Hoài ở Gò Công từng nói: “Xây nhà rồi nếu yến không vào thì mình ở, trường hợp yến vào, coi như thành công, nếu biết cách chăm sóc, bảo vệ, đàn yến sẽ nẩy nở, sinh sôi”. Phó Giám đốc Sanatech Nguyễn Xuân Viễn cho biết: “So với các ngành nghề khác, không nghề nào đầu tư mang tính đặc thù như nghề yến. Với số tiền dăm bảy trăm triệu đồng, có thể đầu tư để xây một căn nhà yến hoàn chỉnh. Mặt khác, việc xây dựng nhà yến cũng có thể giảm giá thành bằng cách lắp ghép trên nóc khách sạn hoặc trên nhà cao tầng như trường hợp nhà yến của Doanh nghiệp tư nhân Hồng Hạnh ở thị trấn Dương Đông, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang hoặc nhà yến của cô T. trên đường Bà Triệu, TP. Nha Trang.

Có thể nói, công nghệ ấp nở và nuôi chim yến trong nhà của Công ty Yến sào đã kết hợp nhuần nhuyễn kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á và thực tiễn của địa phương. Giám đốc Lê Hữu Hoàng và các cộng sự đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng môi trường sinh thái, điều kiện sống của loài chim yến mình đang quản lý; từ đó xây dựng quy trình ấp nở, nuôi và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nuôi yến trong nhà như độ ẩm, âm thanh, ánh sáng, mùi vị, tổ mô phỏng và gá để chim sống, phát triển và làm tổ. Độc đáo nhất mà không nơi nào có được là Công ty đảm bảo nhu cầu chim non giai đoạn đầu theo hợp đồng chuyển giao công nghệ. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ thành công trong việc xây dựng nhà yến của Công ty Yến sào Khánh Hòa bao giờ cũng đạt cao so với các doanh nghiệp khác. Thực tế ở Khánh Hòa cũng như nhiều địa phương khác cho thấy có người xây nhà yến đã nhiều năm nay nhưng “không thấy yến về”. Tìm hiểu nguyên nhân, được biết ở nước ta hiện có 3, 4 doanh nghiệp tư nhân làm dịch vụ chuyển giao công nghệ nuôi yến trong nhà. Tuy nhiên, do áp dụng công nghệ của Indonesia, Malaysia (chưa phù hợp với đàn yến Việt Nam) nên yến không đến hoặc đến rồi lại đi. Ở đường Dã Tượng, phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang có một hộ sử dụng công nghệ nuôi yến của TP. Hồ Chí Minh gần năm nay; môït hộ dân ở xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm đầu tư xây nhà mấy tỷ đồng, nhiều hộ ở TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang cũng ở trong tình cảnh tương tự. Vì vậy, để nuôi yến thành công, các hộ dân nên chọn nhà tư vấn công nghệ chính quy, có bề dày kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, có trách nhiệm với cộng đồng, như vậy mới hạn chế được rủi ro, đảm bảo hiệu quả mô hình nuôi yến trong nhà.

Không phải ngẫu nhiên mà đề tài nghiên cứu khoa học “Công nghệï ấp nở và nuôi yến trong nhà” của Công ty Yến sào Khánh Hòa được Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Viêït Nam (VIFOTEC) đánh giá cao và chấm giải Nhất trong nhóm đề tài nuôi trồng tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 9. Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về công trình này một lần nữa thể hiện sự ghi nhận của côïng đồng đối với một nghề mới đang hết sức hấp dẫn và đầy triển vọng…

N.X

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang