• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng rau sạch trên đảo Trường Sa

Nguồn tin: NNVN, 08/05/2008
Ngày cập nhật: 8/5/2008

TS Ngô Quang Vinh - đồng Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình và kỹ thuật trồng rau năng suất cao cho Quần đảo Trường Sa”, do Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga (Bộ Quốc phòng) và Viện KHKTNN Miền Nam thực hiện đã có chuyến đi khảo sát tại quần đảo Trường Sa.

Vừa kết thúc chuyến khảo sát, TS Vinh đã dành cho NNVN cuộc trao đổi về quá trình chuyển giao mô hình trồng rau trong nhà kính ra đảo Trường Sa.

Công việc trồng rau sạch trên đảo được bắt đầu như thế nào, thưa TS?

Năm 2006 tôi đã ra khảo sát tình hình khí hậu, địa chất, lượng mưa tại Trường Sa, sau đó về xây dựng đề cương. Lần này tôi ra kiểm tra việc lắp đặt nhà kính và thử nghiệm các mô hình trồng rau năng suất cao trên đảo.

Việc trồng rau trên đảo có khó khăn lắm không?

Cả quần đảo Trường Sa rộng trên 400 ngàn cây số vuông, với 2 loại hình đảo là đảo nổi và đảo chìm. Dạng nào cũng được cấu tạo bởi san hô, không đảo nào có đất cả. Trong khi đó, cả quần đảo chỉ 3 đảo có nước ngọt (giếng), còn lại tất cả phải dùng nước mưa. Theo tôi biết, tình hình nước hiện nay đã khá lên rất nhiều. Tuy nhiên bộ đội vẫn còn thiếu nước sinh hoạt, muốn trồng rau phải tận dụng và tiết kiệm nước tối đa.

Nhưng nghe nói lâu nay bộ đội ngoài đảo vẫn tự trồng được rau ăn?

Đúng thế, đảo nào cũng trồng được rau nhưng không đáng kể và gần như chỉ trồng được trong mùa biển lặng. Còn mùa biển động, thường từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, khi ấy nước mặn thổi vào đảo như mưa phùn. Một số đảo có cây bàng vuông, cây phong ba vốn là những loại cây rất khỏe mà còn rụng hết lá nói chi đến trồng rau. Những lúc đó bộ đội hầu như không có rau ăn!

Rồi ý tưởng nghiên cứu trồng rau trên đảo ra đời từ đó?

Có thể tạm hiểu như thế, nhưng toàn diện hơn, đề tài của chúng tôi hướng tới việc giúp bộ đội trồng rau quanh năm với phương pháp tiết kiệm nước tối đa và mang tính "công nghiệp”, đặc biệt là sản xuất ra rau an toàn tuyệt đối, không có dư lượng hoá chất.

TS có thể nói rõ hơn về tính "công nghiệp”?

Thay vì phải chở đất, phân ra đảo, thậm chí không có đất, phân thì bộ đội có gì dùng nấy để bón rau. Chưa hết, để bảo vệ những cây rau non nớt bộ đội phải che chắn bằng tôn, cót, bao tải...có khi phải đào và xây chuồng kín tránh gió. Nhưng nay chúng tôi đưa đến một mô hình canh tác công nghiệp: trồng rau trong nhà kính hay trong khay có che kính, vừa đảm bảo kỹ thuật vừa có tính thẩm mỹ.

Công việc khảo sát để ra đời mô hình trồng rau mới mẻ này mất bao lâu?

Đi một tuần nhưng đã mất 4 ngày trên biển nên điểm khảo sát lâu nhất cũng chỉ trong vòng một ngày. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nghiên cứu và thực hành trồng rau trong nhà lưới, nhà màng và trồng rau trên cát ở Bình Thuận, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ thuật trồng rau trên giá thể tiết kiệm nước với tầng giữ ẩm nhân tạo dùng nhà kính và khay kính cơ động đưa ra áp dụng tại đảo Trường Sa.

Mô hình này có ưu thế gì?

Nhà kính vào mùa biển lặng sẽ tận dụng được nước trời, còn mùa biển động sẽ ngăn được gió mang hơi muối thổi làm hư rau. Trong nhà kính có khay chứa giá thể để trồng rau, còn bên ngoài sẽ đặt khay kính, tủ kính ở bất cứ chỗ nào có ánh sáng. Thậm chí khay kính còn có thể đặt trên boong tàu để trồng rau trong khi tàu vẫn chạy trên biển. Các mô hình này đều áp dụng kỹ thuật trồng rau có tầng giữ ẩm nhân tạo giúp tiết kiệm nước tối đa.

Nhà kính được thiết kế lắp đặt ngoài đảo có gì đặc biệt không, thưa TS?

Nhà kính có kích thước 9m2, cao 2,1m, có 2 chế độ sử dụng: nửa kính, nửa lưới trong mùa biển lặng và 100% kính trong mùa biển động. Khung nhà bằng inox bắt chặt vào đế bê tông. Để tránh bão lớn, 15 phút là tháo gọn cất đi. Khi nhân rộng mô hình, kích thước nhà có thể thay đổi tùy vị trí đặt.

Trung tá Nguyễn Đại Dương - Chỉ huy trưởng Đảo Trường Sa lớn: Hiện rau trong nhà kính đang phát triển rất tốt, mới đây một đoàn khách ra thăm đảo đã cùng chúng tôi ăn sống rau sạch ngay tại nơi trồng. Mọi người cùng chia sẻ từng miếng rau xanh, ai cũng xúc động và vui mừng. Dĩ nhiên lãnh đạo Quân chủng rất hài lòng với mô hình trồng rau trong nhà kính và đề nghị nhân rộng.

Các mô hình đã được thử nghiệm và thẩm định ra sao trước khi đưa ra đảo?

Chúng tôi đã tiến hành 2 bước: đầu tiên nghiên cứu tại TP.HCM, sau đó thử nghiệm tại Quân cảng Cam Ranh, nhà kính được đặt ngay cạnh biển, phải hứng chịu mưa và gió mặn. Nhưng kết quả hàng chục loại rau vẫn phát triển tốt, năng suất rất cao: 3-5kg rau/m2, mặc dù trong thời gian thử nghiệm, độ muối bám đầy khe kính nhưng rau trong nhà vẫn tốt.

TS tâm đắc nhất điều gì trong quá trình chuyển giao công nghệ trồng rau ra Trường Sa?

Mô hình hiện đang thử lần cuối tại đảo Trường Sa Lớn. Kết qủa bước đầu rất tốt, mới chỉ có18 ngày sau khi gieo hạt đã thu được rau bí non 6kg/m2, rau muống 4 kg/m2, dĩ nhiên rau hoàn toàn sạch. Thật tuyệt vời! Từ thành công này, Quân chủng Hải Quân đang đề nghị nhân rộng mô hình. Điều tôi tâm đắc nhất là đã tìm được hướng đi và giải pháp kỹ thuật đúng ngay từ đầu, được bộ đội hân hoan đón nhận.

Xin cám ơn TS!

Đã trồng được 11 loại rau trên đảo

Quy trình lắp đặt hệ thống trồng rau trên đảo Trường Sa Lớn với 3 mô hình gồm trồng rau trong nhà kính, tủ kính và khay kính (Polycarbonate). Có 11 loại rau ăn lá đã được trồng thử nghiệm là rau dền, cải xanh, cải ngọt, bí đỏ, muống, mùng tơi, rau đay…kết qủa cho thấy rau phát triển rất tốt. Đặc biệt rau bí ăn lá trong nhà kính chỉ sau 18 ngày gieo hạt đã cho năng suất 6 kg/m2, còn rau muống đạt 4kg/m2.

Đây là bước thử nghiệm cuối cùng trên thực địa đảo trước khi nghiệm thu và triển khai nhân rộng. Theo TS.Ngô Quang Vinh, Trưởng phòng Nghiên cứu cây thực phẩm (Viện KHKTNN Miền Nam), thách thức lớn nhất đối với đề án là phải tạo dựng được mẫu nhà, tủ và khay trồng rau sao cho bảo vệ được rau trong mùa biển động, gió mặn thổi như mưa phùn.

Trước khi 3 mô hình trồng rau được đưa ra đảo, các mô hình nghiên cứu đã được thực hiện tại TP.HCM và thử nghiệm tại Quân cảng Cam Ranh. Ngày 19/9/2007, hai nhà kính đã được triển khai lắp đặt tại Vùng 4 (Cam Ranh). Kết quả, các mô hình nhà kính đã bảo vệ được rau an toàn trong những ngày có gió mặn và áp thấp nhiệt đới, dù muối bám đầy ngoài kính nhưng rau vẫn đạt 3-5kg/m2. Đồng thời lớp tập huấn cho 150 cán bộ chiến sỹ về kiến thức căn bản trồng rau tại đảo đã được tổ chức trước khi đưa mô hình ra đảo Trường Sa.

MINH SÁNG (Thực hiện)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang