• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát huy thế mạnh của cây trồng vùng khô hạn

Nguồn tin: Ninh Thuận, 06/05/2008
Ngày cập nhật: 7/5/2008

Mới đây, Bộ KH-CN cùng với UBND tỉnh Ninh Thuận đã có hội thảo Khoa học về chủ đề: “Các giải pháp KH & CN sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, phòng chống hạn hán, chống sa mạc hóa tỉnh Ninh Thuận và khu vực các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên”.

Việc tìm ra những giải pháp để chống khô hạn và sa mạc hóa là vấn đề hết sức bức xúc cho các tỉnh duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, vùng có khí hậu khô hạn và sa mạc hóa cũng có những thế mạnh riêng. Ví dụ như cây nho, cây thanh long, con cừu rất thích hợp phát triển ở những vùng khô hạn như Bình Thuận và Ninh Thuận. Những cây trồng và vật nuôi đặc thù đó đã từng góp phần làm giàu cho một số nông dân những tỉnh nói trên. Vậy chúng ta đã làm gì để phát huy được thế mạnh đó?

Tính đặc thù và lợi thế về khí hậu của các tỉnh vùng Nam Trung bộ Lợi thế của những vùng này là ẩm độ không khí thấp, độ chiếu sáng trong ngày cao và biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn, trong điều kiện tưới nước cây trồng sẽ phát triển rất tốt và cho năng suất cao, nhất là có thể trồng được những cây trồng đặc thù mà nơi khác không có được. Vì vậy, vùng khô hạn mà tưới được nuớc là vàng. Nhà nước ta đã đầu tư khá lớn cho những công trình tưới nước ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận nên đã tạo được thế mạnh đó.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế nói trên, tiểu khí hậu vùng Nam Trung bộ cũng có những nhược điểm là: mặc dầu lượng mưa trong năm thấp (700 - 800ml/năm) nhưng mưa chỉ tập trung trong ba tháng (tháng 8,9,10), nên những tháng này ẩm độ không khí cao, hơn thế nữa trong mùa mưa lại có nhiều cơn bão gây mưa làm cho thời tiết trở nên thất thường. Cho nên, trong những tháng mưa vùng khô hạn Nam Trung bộ không còn đặc điểm khô hạn, mà là khí hậu nhiệt đới ẩm.

Tình hình sản xuất những cây trồng đặc thù vùng Nam Trung bộ Trong cả nước, chỉ có Ninh Thuận và bắc Bình Thuận thích hợp cho cây nho. Tỉnh Ninh Thuận có thời kỳ có đến sáu, bảy nghìn ha nho cho năng suất rất cao. Cây nho ở Ninh Thuận từng nổi tiếng cả nước với thương hiệu “nho Ninh Thuận”. Tuy nhiên, hiện nay cây nho ở đây dần bị mai một, diện tích bị giảm dần (chỉ còn khoảng 2.000 ha), chất lượng thấp, sản phẩm kém an toàn. Vì sao vậy? Sau đây, chúng ta thử phân tích một số vấn đề kỹ thuật:

Cây nho thích hợp trồng trên đất khô, cao ráo, ẩm độ không khí thấp, ánh nắng nhiều, tuy cần nước tưới nhưng không chịu úng. Tuy nhiên, một diện tích khá lớn cây nho lại được trồng trên ruộng lúa kém thoát nước; một năm khai thác đến ba vụ nho, trong đó có vụ thu hái ngay trong mùa mưa, độ ẩm quá cao, nho bị bệnh nặng, chất lượng thấp, dễ bị rủi ro, mất mùa. Trong vụ mưa người dân khai thác nho theo kiểu may rủi (năm ăn, năm thua). Ta hãy so sánh: như cừu là con vật không chịu ẩm, nên người sản xuất phải làm chuồng nuôi cừu trên nhà sàn để cách ẩm, trong lúc đó cây nho cần khô ráo chúng ta lại trồng nho xuống ruộng thấp, lại khai thác quả ngay trong vụ mưa, làm sao cây nho tồn tại được?

Với cách làm trên, đương nhiên cây nho sẽ có sức chịu đựng kém, bị sâu bệnh nhiều, người sản xuất lại chữa trị bằng việc lạm dụng quá nhiều phân đạm, thuốc hóa học, kết quả làm phá vỡ cân bằng sinh thái, dịch hại ngày càng nặng nề. Vì phải phun thuốc quá nhiều nên dư lượng thuốc BVTV trong trái nho vượt ngưỡng cho phép, người tiêu dùng ngại ăn nho Ninh Thuận. Tình hình đó cũng lặp lại trên cây hành tỏi, làm cho cây hành tỏi một thời nổi tiếng cũng đang trở nên mai một. Khó khăn này của các cây trồng đặc thù Ninh Thuận đến nay vẫn chưa giải quyết được. Cây thanh long ở Bình Thuận cũng đang bắt đầu có hiện tượng tương tự. Đó là lý đo chính, tại sao ta vẫn chưa phát huy được cây thế mạnh trên tiểu vùng khô hạn Nam Trung bộ.

Cây neem, cây cốc hành là cây rất chịu khô hạn, phát triển khá tốt trên vùng cát khô hạn (vùng cát bay, cát nhảy, đang sa mạc hóa nặng nề, không có điều kiện tưới được nước. Tuy nhiên, những nghiên cứu sử dụng các sản phẩm của neem trong làm thuốc BVTV, làm phân bón, làm mỹ phẩm lại chưa nghiên cứu được bao nhiêu, vì vậy chưa thấy hết giá trị lợi thế so sánh, cho nên đang có hiện tượng lãng quên dần sự phát triển loại cây này.

Chúng ta nói nhiều về chống khô hạn, chống sa mạc hóa nhưng cũng phải nghiên cứu về quy hoạch đất trồng, biện pháp canh tác thích hợp, khai thác sử dụng có hiệu quả để khai thác được thế mạnh của cây trồng, vật nuôi đặc thù trên vùng khô hạn sao cho có hiệu quả kinh tế, nhất là tại đây đã có điều kiện tưới được nước. Hiện nay cũng đang bắt đầu có những mô hình trồng nho, thanh long theo hướng GAP, an toàn có chất lượng tốt, nhưng chưa được bao nhiêu.

Báo Ninh Thuận

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang