• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giá phân bón tăng cao: Đối phó thế nào?

Nguồn tin: BCT, 21/8/2004
Ngày cập nhật: 23/8/2004

Do ảnh hưởng từ việc tăng giá xăng dầu thế giới, gần đây giá nhiều loại phân bón trong nước đã tăng ở mức rất cao. Riêng các loại phân U-rê, DAP... hiện đã tăng lên đến mức kỷ lục từ trước đến nay. Lúa hè thu đang trong giai đoạn thu hoạch rộ, nhu cầu phân bón giảm nhưng vì sao giá phân bón vẫn tiếp tục tăng? Phải chăng giá phân bón tăng chỉ đơn giản do mất cân đối cung- cầu? Vụ đông xuân tới liệu có đủ phân và giá phân có giảm? Phân thiếu nguồn, tăng giá sẽ là "thời cơ" cho các loại phân "dỏm" tung hoành trên thị trường? Đó không chỉ là nỗi trăn trở chung của nhiều nông dân mà còn là mối quan tâm của nhiều cơ quan quản lý nhà nước hiện nay?

2 KÝ LÚA CHƯA BẰNG 1 KÝ PHÂN

Những năm trước, giá phân bón thường giảm vào cuối mùa hè thu và chỉ có thể nhích giá trở lại khi vụ mùa đông xuân đến. Năm nay, mọi chuyện đã khác. Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, giá phân bón tăng nhanh trong thời gian qua là do sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, trong khi giá xăng, dầu, giá phân thế giới đều tăng mạnh. Năm nay, cả nước ước tính cần 7-72 triệu tấn phân vô cơ các loại (trong đó, phân U-rê chiếm khoảng 2 -2,2 triệu tấn; phân Kali khoảng 0,7 triệu tấn; phân NPK khoảng 1,7-2 triệu tấn; phân lân: 1-1,2 triệu tấn). Thế nhưng, qua cân đối thực tế, hiện chỉ có lượng phân lân trong nước là có thể đáp ứng đủ nhu cầu; còn lại các loại phân khác đều thiếu trầm trọng. Do sự cố kỹ thuật, đến đầu tháng 8-2004, nhà máy phân đạm Phú Mỹ vẫn không thể cung ứng khoảng 250.000 - 300.000 tấn như dự kiến trước đó, nên tình trạng thiếu phân U- rê càng trở nên trầm trọng. Còn phân DAP, phần lớn các doanh nghiệp (DN) phải nhập khẩu từ thị trường Mỹ, Trung Đông và Trung Quốc. Song, do giá bán trong nước thời gian qua thấp hơn giá thế giới khiến nhiều DN bị thua lỗ nên họ không dám nhập thêm. Hiện nay, lượng phân này tồn kho cũng chỉ có thể đáp ứng khoảng 1/10 nhu cầu cho vụ sản xuất đông xuân tới nên giá tăng cao. Yêu cầu nhập khẩu thêm phân bón để cung ứng đủ nhu cầu vụ mùa và vụ đông xuân sắp tới càng trở nên cấp bách.

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới giai đoạn xuống giống lúa đông xuân nhưng giá phân bón tại các huyện ngoại thành TP Cần Thơ hiện đã tăng đến mức "chóng mặt" dù sức mua rất yếu. Tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp thuộc quận Ô Môn, các huyện Thốt Nốt, Phong Điền, giá phân Urê và DAP đang ở mức 210.000 đồng- 220.000 đồng/bao, bán lẻ 4.300 - 4.500 đồng/kg; phân DAP: 250.000 - 260.000 đồng/bao, bán lẻ: 5.500 đồng/kg (tăng hơn 40.000 - 50.000 đồng/bao và 1.000- 1.300 đồng/kg so với đầu năm 2004). Đây được xem là mức giá cao nhất từ trước đến nay. Tương tự giá các loại phân NPK, Kali cũng đã tăng thêm khoảng 30.000 - 40.000 đồng/bao so với đầu năm .

Nhiều nông dân lo lắng: "Xăng dầu rồi phân bón cứ tăng giá ào ào mà giá lúa hầu như không tăng thêm. Hiện lúa dài thường bán chỉ được khoảng 2.000 - 2.150 đồng/kg, tính ra bán 2 kg lúa chưa mua được 1ký phân Urê, nói chi đến phân DAP!". Anh Nguyễn Hồng Phi ở ấp Thới Bình, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, cho biết: "Giá phân mà tăng nữa nông dân mệt lắm. Nhiều nơi đất bị thoái hóa, bạc màu, muốn lúa tốt phải bón 50 - 70kg phân các loại cho 1 công. Giá phân như bây giờ, mỗi công ruộng phải đạt năng suất 30 giạ trở lên và giá lúa phải trên 2.000 đồng/kg mới có lời".

Giá phân tăng cao, nhiều nông dân đều cho biết họ không lo bị thiếu phân. Điều mà họ sợ nhất vẫn là vụ đông xuân tới đây phải mua phân với giá "cắt cổ". Giá phân bón tăng cao không chỉ do ảnh hưởng từ những biến động trên thị trường phân bón trong nước và thế giới. Nhiều nông dân cho biết họ còn phải gánh chịu mức giá cao hơn nhiều khi mua phân chịu, bị cửa hàng tính lãi và kê giá cao hơn so mức giá thực tế để đề phòng rủi ro.

Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ, hiện nay ở nước ta- nhất là ở vùng ĐBSCL- phần lớn hệ thống phân phối mặt hàng phân bón đều do các đại lý tư nhân đảm trách. Các công ty vật tư nông nghiệp của Nhà nước hầu như chỉ làm nhiệm vụ nhập phân về rồi bán lại cho các đại lý chứ chưa thể trực tiếp đưa phân đến tận tay người nông dân. Chính những bất cập từ khâu lưu thông như thế- Thứ trưởng Phan Thế Ruệ nhận định- cũng đã góp phần làm cho giá phân bón tăng cao đến mức bất thường. Những số liệu từ Bộ Thương mại cho biết hầu hết lượng phân U -rê đang lưu thông trên thị trường hiện nay chủ yếu được nhập về với giá thấp từ những tháng trước, chỉ khoảng 185-190USD/tấn. Nếu cộng thêm các chi phí khác trong khâu lưu thông khoảng 20% thì giá cũng chỉ ở mức 214 khoảng USD/tấn, tương đương 3.424 đồng/kg. Thế nhưng, hiện tại nhiều nông dân phải bỏ ra 4.500 đồng mới có được 1 kg U-rê!

ĐỐI PHÓ RA SAO?

Ở tầm vĩ mô, Bộ Thương mại đã phối hợp với Bộ NN-PTNT trình Chính phủ các phương án để hạ "cơn sốt" phân bón, trong đó có việc giảm thuế cho các DN nhập khẩu phân bón. Tuy nhiên, Bộ Thương mại cũng lưu ý các DN cần hết sức thận trọng, tính toán kỹ khi ký kết các hợp đồng nhập phân trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ, tại thời điểm này, rất có thể các DN phải nhập phân bón với giá cao nhưng biết đâu khi hàng về tới cảng giá phân bón trên thị trường thế giới lại giảm. Được biết, hiện nay, hầu hết các cửa hàng vật tư nông nghiệp ở TP Cần Thơ chỉ dám lấy các loại phân bón về với số lượng vừa đủ bán chứ không dám dự trữ hàng. Nhiều chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp cho biết "Bây giờ lấy phân về phải trả liền bằng tiền mặt. Dại gì lấy nhiều, đồng vốn không xoay vòng được mà lỡ giá phân giảm sẽ bị lỗ".

Ngoài ra, còn có một hệ lụy khác là khi giá phân U-rê tăng cao cũng đẩy giá NPK tăng theo. Bởi NPK là một loại phân tổng hợp gồm các loại phân lân, Ka-li và U-rê (riêng U-rê chiếm khoảng 30% trong thành phần phân NPK). Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết: Đến nay, ở nước ta vẫn chưa có những quy chuẩn rõ ràng về công nghệ, nhà xưởng... cho việc sản xuất phân NPK. Hiện cả nước có không đến 30 cơ sở có công suất sản xuất từ 30.000 tấn/ năm trở lên. Còn lại chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ tự pha trộn rồi đưa ra thị trường. Vì thế, khi phân U- rê tăng giá, một số nhà máy sản xuất phân NPK có công suất lớn đã tạm ngưng hoạt động để tránh thua lỗ. Trong khi đó, các cơ sở nhỏ vẫn tiếp tục hoạt động và gần đây ở nhiều địa phương đã phát hiện tình trạng phân NPK dỏm (nhất là không đảm bảo tiêu chuẩn, thành phần nhất là số lượng phân U-rê) đã được tung ra thị trường. Đây cũng là thách thức đối với các cơ quan chức năng, nhất là các cơ quan chuyên trách về quản lý thị trường ở TP Cần Thơ cũng như nhiều tỉnh thành khác hiện nay.

... Trước tình hình giá phân bón và một số loại vật tư nông nghiệp tăng cao, để giảm bớt chi phí sản xuất cho nông dân, ngành NN-PTNT thành phố đang phối hợp với các địa phương chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất như chương trình "3 giảm, 3 tăng", IPM...

Đồng chí Ông Hồ Văn Hậu, Trưởng phòng Công Thương- Khoa học quận Ô Môn, cho biết: "Song song với việc khuyến cáo bà con nông dân đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng- vật nuôi, khuyến khích trồng màu; chọn cây, con giống mang lại hiệu quả cao; ứng dụng khoa học - kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, chúng tôi cũng đang liên hệ với các DN hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân, giúp bà con an tâm sản xuất". Quận Ô Môn đã có kế hoạch trong vụ đông xuân tới sẽ giảm diện tích trồng lúa từ 6.700 ha xuống còn 5.800 ha, nâng diện tích trồng màu từ 900 ha lên 1.100 ha và thủy sản từ 560 ha lên 570 ha.

Ở huyện Thốt Nốt, Phòng NN-PTNT cũng đang phối hợp với các địa phương giúp nông dân phát triển các giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như SD1, Jasmine... khuyến khích bà con áp dụng kỹ thuật IPM trên đồng ruộng, sạ hàng, bón phân theo bảng so màu lá lúa, đẩy mạnh thực hiện chương trình "3 giảm 3 tăng"... Đồng chí Nguyễn Minh Toại, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thốt Nốt, cho biết: "Nếu bà con áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên vào sản xuất sẽ giảm được 50% lượng lúa giống, 20% phân bón và tiết kiệm được khoảng 30 - 60% lượng thuốc bảo vệ thực vật; có thể tăng lợi nhuận khoảng 1,5 - 3 triệu đồng/ha/năm".

NGUYỄN VŨ - VĂN CÔNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang