• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi: "Cửa thoát hiểm" cho đảo Lý Sơn

Nguồn tin: Lao Động, 03/05/2008
Ngày cập nhật: 4/5/2008

Lâu nay, người ta biết đến Lý Sơn như một hòn đảo chuyên canh tác cây tỏi, cây hành. Loại đặc sản nổi tiếng này không những không đưa hai vạn dân Lý Sơn thoát nghèo mà có những năm, cây tỏi, cây hành đã "hành" người trồng ra nó điêu đứng vì mất mùa, vì rớt giá. Mấy năm nay, Lý Sơn bắt đầu vươn ra biển để đánh bắt hải sản. Đây chính là "cửa thoát hiểm" cho người dân nơi hòn đảo xinh đẹp này.

Cây gì?

Vẫn là cây tỏi chứ không có cây gì khác để thay thế nó, dù 20 năm nay, cây ngô, cây vừng rồi cây dưa đã có mặt trên đảo Lý Sơn, nhưng tất cả những loại cây này không thể "qua mặt" cây tỏi được. Lý Sơn có 300ha đất dành để trồng tỏi, mỗi năm thu khoảng 1.500 tấn tỏi khô, trị giá khoảng 30 tỉ đồng. Nếu như giá mỗi ký tỏi bán 30.000-40.000đ thì số tiền lên tới 45-60 tỉ. Thế nhưng, sản lượng 1.500 tấn mỗi năm chỉ là con số lý tưởng, vì mất mùa tỏi luôn đồng hành với nông dân ở đây.

Chỉ tính riêng vụ tỏi vừa qua, 1.500 hộ trồng tỏi trên đảo đã thua lỗ khoảng 9 tỉ đồng. Nhiều cánh đồng tỏi mất đến 80% sản lượng. Đã vậy, để trồng được tỏi, dân phải đi lấy cát dưới biển, lên núi lấy đất đỏ về trộn đều rồi rải lên bề mặt ruộng rồi mới trồng. Hai loại nguyên liệu này sẽ giúp cây tỏi Lý Sơn có mùi vị riêng; nếu không làm đầy đủ quy trình ấy, cây tỏi sẽ không phát triển được.

Sự công phu như thế, nhưng cây tỏi vẫn không đem lại cho họ sự giàu có, trái lại, nhiều gia đình trắng tay nếu như cây tỏi liên tiếp mất mùa 2-3 vụ. Đây chính là lý do để chính quyền địa phương tìm lối ra cho hai vạn dân trên đảo.

"Cửa thoát hiểm"

Có thể khẳng định rằng, vươn ra biển chính là "cửa thoát hiểm" cho dân Lý Sơn hiện nay. Thực ra không phải đến hôm nay, dân Lý Sơn mới biết làm biển mà từ lâu rồi, biển vẫn là nơi cưu mang những cư dân đầu tiên có mặt trên hòn đảo này. Nếu không giỏi nghề biển, hẳn rằng Lý Sơn sẽ không có đội "thuỷ quân Hoàng Sa" hùng mạnh mà các vua nhà Nguyễn sử dụng vào việc bảo vệ vùng lãnh hải của đất nước suốt mấy trăm năm.

Vả lại, cư dân Lý Sơn chính là "hậu duệ" của vùng Sa Kỳ - nơi chuyên làm nghề biển từ lâu đời và duy trì cho đến hôm nay. Tuy nhiên, nghề biển với những phương tiện đánh bắt cá thô sơ như trước đây đã không còn hấp dẫn dân Lý Sơn nữa, nên họ chuyển qua trồng tỏi. Ông Võ Xuân Huyện - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn - cho biết, hiện Lý Sơn có 329 tàu đánh cá, mỗi năm mang lại cho ngư dân trên đảo hàng chục tỉ đồng. Hiệu quả từ nghề biển đã hút một lượng lao động từ nghề trồng tỏi.

Nghề biển phát triển, tự nó đã "phân công lao động" ngay trong từng gia đình. Những người đàn bà và số người lớn tuổi thì tiếp tục trồng tỏi, còn trai tráng thì ra khơi đánh cá.

Bất lợi lớn nhất trong những năm trước đây là Lý Sơn không có vũng neo đậu tàu thuyền, nên mỗi lần có gió bão là hàng trăm tàu lại phải vào cửa Sa Kỳ - cách Lý Sơn 30km để trốn bão. Việc "chạy bão" này khiến cho bình quân mỗi tàu đánh cá phải mất ít nhất là 15 triệu đồng tiền xăng dầu mỗi năm.

Từ năm 2007, Nhà nước đã đầu tư cho Lý Sơn xây một vũng neo đậu tàu thuyền tại bãi Mù Cu, nên việc "trốn bão" trong Sa Kỳ mới chấm dứt, tiết kiệm hàng tỉ đồng mỗi năm cho những tàu đánh cá. Vũng neo đậu này không chỉ dùng cho ngư dân Lý Sơn, mà cho cả những chiếc tàu ở các nơi khác "lỡ độ đường" nữa. Do vậy, vũng Mù Cu đã trở nên quá tải đối với số tàu thuyền ở đây.

Ông Võ Xuân Huyện tha thiết đề nghị, ngành thuỷ sản sớm triển khai giai đoạn 2 của vũng neo đậu này bằng việc mở rộng âu thuyền, hoàn thiện đê chắn cát và mở rộng luồng lạch. "Nếu chậm triển khai giai đoạn 2, vũng Mù Cu sẽ quá tải vì lượng tàu đóng mới mỗi năm ở Lý Sơn rất nhiều, đó là chưa kể những tàu của các tỉnh khác hay tin có vũng Mù Cu, họ tấp vô trốn bão cho đỡ tốn nhiên liệu" - ông Huyện khẳng định.

Quang Hiệu- Trần Đăng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang