• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Sống chung với lũ để phát triển bền vững

Nguồn tin: SGGP, 02/05/2008
Ngày cập nhật: 3/5/2008

ĐBSCL là vùng kinh tế, vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước; nhưng nơi đây thường xuyên bị lũ lụt, gây thiệt hại về người và của. Để khai thác tiềm năng, lợi thế và phát triển bền vững, chủ trương “sống chung với lũ” là giải pháp khả thi. Thực tế cho thấy, những dự án điều tiết lũ ở Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười; chương trình cụm tuyến dân cư (CTDC); làm ăn mùa lũ… hiệu quả rõ nét nhưng vẫn còn hạn chế cần khắc phục.

Tìm chỗ... an cư!

Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ chủ trương “Xây dựng CTDC vùng thường xuyên bị ngập lũ các tỉnh ĐBSCL”. Mục tiêu của chương trình là đảm bảo cho các hộ dân vùng lũ được sống an toàn, từng bước ổn định và tiến tới phát triển bền vững. 1.043 CTDC với diện tích 3.129ha, giải quyết chỗ ở cho 200.000 hộ thuộc 8 tỉnh, thành vùng ngập lũ thường xuyên. Đến nay, nhiều địa phương như Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang… đã cơ bản hoàn thành, các CTDC thu hút đông đảo người dân vào ở. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, CTDC là chương trình trọng điểm quốc gia, trực tiếp đảm bảo cho nhân dân vùng lũ có cuộc sống an toàn, không phải di dời khi có lũ. Những năm qua, chương trình đã góp phần hạn chế nhiều thiệt hại do lũ gây ra, nhất là thiệt hại về người đã giảm đáng kể.

Ông Trương Văn Tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Long An, nhấn mạnh: “Nếu chương trình khai thác Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên tạo ra sản lượng lương thực to lớn thì chương trình CTDC là hướng đi mới để nâng cao đời sống người dân; đáp ứng được mục tiêu sống chung với lũ một cách bền vững…”. Các tỉnh ĐBSCL nhìn nhận: CTDC đã thực hiện một cuộc “di dân” lớn nhất từ trước đến nay ở ĐBSCL. Di dân từ chỗ sống rải rác, phân tán vùng sâu, vùng xa… đến nơi ở tập trung có điện, đường, trường, trạm. Từ đó, hình thành nên những đô thị thu nhỏ ở nông thôn. Bộ Xây dựng dự kiến, năm 2008 này sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 chương trình CTDC ở ĐBSCL nhằm tạo thêm chỗ ở cho đối tượng bị sạt lở, hộ sống ven sông… Đồng thời giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân vùng lũ.

Làm giàu trong lũ...

Ông Đỗ Vũ Hùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT An Giang, cho biết: “Từ năm 2002 về trước, cứ đến mùa lũ là ai nấy rầu thúi ruột. Từ đường sá đến trường trạm, nhà cửa ngập tràn lan. Lúa hè thu, lúa vụ 3, vườn cây… bị thiệt hại vô kể. Từ năm 2002 đến nay, đường giao thông được nâng cấp, đê bao hình thành, CTDC hoàn chỉnh… Nhờ đó mà không còn lo chạy lũ, ai cũng chờ lũ về để làm ăn, tăng thu nhập”. Tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, lãnh đạo xã Phú Thuận đã khuyến cáo bà con chủ động “nuôi tôm càng xanh mùa lũ”.

Ông Trần Văn Săn, một “kiện tướng” nuôi tôm ở Phú Thuận, cho biết: “Lũ về mang theo cá tạp, cua, ốc… rất nhiều, lấy đó để làm thức ăn cho tôm càng xanh”. Mùa lũ năm 2000, với diện tích 4 ha, ông thả 180.000 con tôm giống, quản lý ruộng tôm chặt chẽ về nguồn nước, cho ăn đúng quy trình… Cuối vụ thu hoạch được 3,7 tấn tôm, bán giá 80.000-90.000 đồng/kg; trừ chi phí còn lời 150 triệu đồng. Từ đó đến nay, mỗi năm ông thu nhập ổn định 150-220 triệu đồng/vụ tôm càng xanh mùa lũ. Đến nay, Phú Thuận có trên 210 hộ nuôi tôm với diện tích hơn 450 ha, lợi nhuận cao gấp 3,75 lần so với trồng lúa.

Thành công của An Giang là xây dựng đề án 31 về “Sản xuất trong mùa lũ”. Theo đó, khuyến khích người dân trồng hoa màu như bầu, bí, dưa leo, kiệu, hành, cà chua, nấm rơm… bán được giá cao. Nuôi cá lồng bè ven sông Tiền, sông Hậu; nuôi tôm đăng quầng; phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp… Ngay năm đầu tiên triển khai thực hiện rộng rãi mô hình “làm ăn mùa lũ” đã đem lại kết quả ngoài mong đợi. Giá trị sản xuất đạt trên 1.006 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 98.000 lao động. Mùa lũ vừa qua, ngành nông nghiệp An Giang chủ động mở hàng trăm lớp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người dân. Chọn 32 mô hình làm ăn hiệu quả cao để giới thiệu cho bà con áp dụng. Qua đó tạo việc làm cho gần 500.000 lao động, giá trị sản xuất đạt 1.330 tỷ đồng. Tại Đồng Tháp, người dân cũng nóng lòng “chờ lũ” để làm giàu. Thạc sĩ Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp, nói: “Việc tận dụng tốt lợi thế của lũ đã đem lại hiệu quả to lớn. Thực tế cho thấy, lũ đã trực tiếp giải quyết cho rất nhiều hộ nông dân có thu nhập ổn định”.

Khẩn trương khắc phục hạn chế

Khoảng 4 năm trở lại đây, những thiệt hại do lũ gây ra ngày càng giảm. Được như vậy là nhờ các công trình kiểm soát lũ phát huy tác dụng và người dân ĐBSCL đã thích ứng tốt với lũ. Tuy nhiên, để ĐBSCL thật sự sống chung với lũ một cách bền vững vẫn còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Trước nhất, tình trạng xây dựng đê bao ngăn lũ tràn lan ảnh hưởng dòng chảy của nước, sạt lở gia tăng… Nếu vùng đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp… xây đê bao càng nhiều thì vùng cuối nguồn sẽ lãnh đủ.

PGS-TS Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM, cho rằng: “Bất cứ một đê bao nào, ở đâu, dù nhỏ hay lớn, tạm thời hay kiên cố đều phải tuân theo quy hoạch toàn vùng, căn cứ trên lợi ích tổng thể. Tuy nhiên, không nên xây đê bao chống lũ triệt để quá nhiều như Chợ Mới - An Giang”. Cái vướng hiện nay là các địa phương tăng diện tích lúa vụ 3, từ đó đê bao cũng tăng theo. GS-TS Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, nói: “Quan điểm phát triển nền nông nghiệp bền vững là không nên sản xuất đại trà lúa vụ 3, phân thuốc bón dồn dập sẽ làm suy thoái đất và mất cân đối dinh dưỡng... Nên để cho đất nghỉ, xả lũ lấy phù sa và tiêu diệt mầm bệnh, tháo chua rửa phèn…”. Theo các nhà chuyên môn, vùng ĐBSCL chỉ nên làm đê bao ở những nơi ngập nông vì sẽ không làm hại đến các khu vực khác và vốn đầu tư cũng ít. Hoặc làm để bao lửng (đê bao chống lũ tháng 8).

Theo Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, nhà nước cần đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống kiểm soát lũ ở vùng ngập sâu Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Cụ thể, ở Tứ giác Long Xuyên là hệ thống kiểm soát lũ tràn qua biên giới (ngăn không cho nước lũ thiếu phù sa tràn vào ruộng), hệ thống kênh thoát lũ ra biển Tây, các cống ngăn lũ, lấy nước ngọt… Ở Đồng Tháp Mười, cũng phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát lũ tràn qua biên giới, kênh thoát lũ ra sông Tiền, hệ thống kênh trục ngang, trục dọc, cống nội đồng ngăn triều, cống ngăn mặn, đê bao bảo vệ thị trấn, thị tứ… Ngoài ra, kết hợp xây hệ thống hồ điều tiết lũ và hồ trữ nước cho mùa khô… nhằm đảm bảo đủ nước ngọt sử dụng và chủ động khi lượng nước trên thượng lưu sông Mekong về thấp…

NHÓM PV

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang