• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng bằng sông Cửu Long: Đồng loạt “chém” tràm

Nguồn tin: SGGP, 01/05/2008
Ngày cập nhật: 2/5/2008

Trong lúc các ngành chức năng chưa tìm ra giải pháp cứu cây tràm thì nông dân các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp… “chạy đua” đốn tràm để chuyển sang trồng cây khác giá trị cao hơn, nhất là cây lúa. Rừng tràm, lá phổi xanh của vùng ĐBSCL đang bị xuyên thủng.

Càng trồng - càng lỗ

Ở các xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ, Thạnh Tân (huyện Tân Phước) là nơi có diện tích tràm nhiều nhất tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, cây tràm rớt giá và khó tiêu thụ nên người dân đã phá tràm! Ông Lê Văn Đựt, ấp Tân Thanh, xã Tân Hòa Đông chua chát: “15 công tràm o bế hơn 6 năm trời, vậy mà kêu bán khan cổ họng chỉ được 10 triệu đồng, không đủ vốn đầu tư”.

Gia đình ông Đựt trồng tràm hàng chục năm nay nhưng sau vụ này thì chính thức “chia tay” với cây tràm vì thua lỗ kéo dài, không còn khả năng cầm cự.

Anh Lương Văn Gon, cán bộ nông nghiệp xã Tân Hòa Đông lắc đầu: “Từ năm ngoái đến nay, dân trồng tràm thua liên miên. Trong khi đó, vật tư, nhân công… tăng không ngừng nên chẳng ai chịu nổi?”. Theo anh Gon, những ngày qua đã có khoảng 100ha tràm được người dân phá bỏ để chuyển sang trồng cây khác.

Tràm mất giá nên hàng loạt hộ ở ĐBSCL phá rừng tràm

Tại Long An, tình hình còn tệ hơn, hàng loạt hộ “mặt ủ mày ê”. Ông Võ Văn Lặn, xã Thuận Bình, huyện Thạnh Hóa tính toán: “Cây tràm từ lúc trồng đến thu hoạch phải mất từ 6- 8 năm. Mỗi năm bón phân 2 đợt, giá 1 bao phân DAP đã tăng trên 1 triệu đồng. Tuy nhiên, giá tràm tốt hiện nay thương lái chỉ mua khoảng 15 - 16 triệu đồng/ha; xấu thì 10 triệu đồng/ha... Với giá này, ai trồng giỏi mới mong huề, còn dở thì xem như lỗ trắng”.

Đồng cảnh ngộ trên, anh Nguyễn Văn Mười, xã Trường Xuân (Tháp Mười, Đồng Tháp) kể: “Cách nay 50 năm, cha tôi đã khai hoang trồng tràm trên vùng đất phèn Trường Xuân và nhờ cây tràm mà đời sống ổn định. Bây giờ đến đời tôi tiếp tục trồng tràm nhưng tình hình không còn như trước, càng trồng, càng lỗ!”.

Theo UBND xã Thuận Bình (Thạnh Hóa, Long An), năm ngoái đến nay, do lỗ tràm nên số hộ nghèo của xã từ 80 hộ đã lên 113 hộ. Riêng những gia đình thiếu nợ ngân hàng, nợ “nóng” bên ngoài… thì không ít nhưng chưa thể thống kê được.

Lợi ích trước mắt- hậu quả lâu dài!

Theo nhiều hộ trồng tràm chuyên nghiệp, năm 2003 về trước nhu cầu sử dụng cừ tràm để xây dựng tăng cao nên tràm được giá. Bình quân 1ha tràm không dưới 40- 60 triệu đồng, lúc hút hàng từ 70 - 80 triệu đồng/ha. Người dân ào ạt mở rộng diện tích, nhiều nơi phá lúa, mía, hoa màu… để trồng tràm.

Năm 2004 trở lại đây, cây tràm bắt đầu tuột giá khiến người dân lỗ nặng. Nguyên nhân do các nhà thầu xây dựng hạn chế dùng cừ tràm, mà chuyển sang sử dụng cừ đá, cừ sạn, bê tông, cọc nhựa…

Mặt khác, chất lượng tràm bây giờ quá kém nên bị nhà thầu chê. Ông Lê Phát Đạt, Phó phòng Lâm nghiệp Sở NN-PTNT Long An phân tích: “Nếu như ngày trước trồng tràm phải từ 12 - 15 năm trở lên mới khai thác, nay do nung phân để cây lớn nhanh, chỉ 6 năm là thu hoạch nên tràm bị mềm, dễ hư…”.

Cây tràm mất dần chỗ đứng nên người dân ào ạt phá tràm, bất chấp sự can ngăn của chính quyền địa phương. Theo thống kê của Sở NN- PTNT Long An, trong 2 năm gần đây người dân các huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng… đã phá bỏ khoảng 9.617ha tràm chuyển sang trồng lúa và các loại cây khác.

Tại huyện Tân Phước (Tiền Giang), Tháp Mười (Đồng Tháp)… hàng ngàn héc ta tràm đã bị chặt hạ và người dân tiếp tục đốn tràm.

Ông Nguyễn Văn Khang, Giám đốc Sở NN- PTNT Tiền Giang thừa nhận: “Giá tràm quá thấp, có lúc không được 10 triệu đồng/ha thì người dân không thể sống được. Nhìn diện tích tràm ngày càng thu hẹp chúng tôi hết sức trăn trở nhưng đành bó tay”.

Cũng theo ông Khang, khoảng 8.000ha tràm hiện nay, tỉnh chỉ chủ trương giữ lại 2.500ha ở vùng đệm thuộc xã Thạnh Tân và Thạnh Hòa (huyện Tân Phước) do nơi đây là khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười.

Ông Lê Phát Đạt, Phó phòng Lâm nghiệp Sở NN-PTNT Long An lo lắng: “Cây lúa đang được giá cao thì cây tràm bị phá nhanh hơn. 1 vụ lúa chỉ 3 tháng lời 12- 15 triệu đồng/ha đã hơn 6 năm trồng tràm, thử hỏi ai dại gì đi trồng tràm. Trong khi 80% diện tích rừng tràm là của dân (nhà nước chỉ 20%), nên việc vận động giữ tràm bằng miệng chẳng có tác dụng”.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm, Phó Trưởng khoa Môi trường Trường Đại học Cần Thơ cảnh báo: “Rừng tràm đóng vai trò quan trọng bảo vệ môi trường, sinh thái…

Mất rừng tràm sẽ dẫn đến nguy cơ mất nước, không còn nơi trú ngụ của các loài chim, ong, cá… Đặc biệt, khí hậu sẽ nóng lên, gây lũ lụt, thiên tai nên phá rừng tràm tràn lan thì hậu quả sau này sẽ rất khó lường”.

Trồng- chặt, cái vòng luẩn quẩn cho thấy sản xuất nông nghiệp bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu qui hoạch dài hạn. Điều này khiến nông dân mất phương hướng. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm, Phó trưởng khoa Môi trường Đại học Cần Thơ cho rằng, không thể trách nông dân phá tràm bởi đời sống còn khó khăn. Vấn đề ở chỗ là nhà nước có chính sách bảo vệ và phát triển rừng tràm một cách cụ thể. Ít nhất người dân sống dưới tán rừng phải có cái ăn cái mặc thì họ mới toàn tâm mà giữ rừng…

HUỲNH PHƯỚC LỢI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang