• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng cây trên... sỏi đá!

Nguồn tin: Quảng Nam, 28/04/2008
Ngày cập nhật: 28/4/2008

Những bất hợp lý sau khi hình thành các làng tái định cư (TĐC) thủy điện ở miền núi, các ngành chức năng, địa phương và báo chí đã đề cập nhiều. Tuy nhiên, gần đây, khi hũ gạo hỗ trợ của Nhà nước đến với đồng bào đã cạn, càng lộ rõ hơn bài toán khó trong việc tìm sinh kế trước mắt lẫn lâu dài ở các làng TĐC: Đất sản xuất xấu, cằn cỗi như sỏi đá, lại thiếu nước thủy lợi. Hạt lúa thu được trên vùng đất này quý như hạt ngọc, hạt vàng...

Mùa khô chưa đến, nhưng một số công trình nước tự chảy ở làng TĐC Pachêpalanh (Đông Giang) vẫn không chịu chảy. Nguyên nhân chính: khu đất gởi nằm trên ngọn đồi núi cao, nước dưới suối đưa lên không dễ. Làng đang bước vào mùa thu hoạch sắn. Gọi là mùa, chứ ở đây, bà con trồng sắn chỉ để dự phòng thay cơm khi gạo hết và số lượng cũng vài ba giỏ để trong nhà.

Đang phơi sắn trước sân nhà, già Blup Thị Lên, 60 tuổi nói: “Mình ra làng ở đã 3 năm rồi. Hai năm trước không phải lo cái bụng vì trong nhà lúc nào cũng đầy gạo Nhà nước, nhưng sau tết đến chừ, gạo đã cạn, hơn tháng ni có ngày gia đình mình phải ăn sắn thay cơm. Nhà mình chỉ phát được 3 sào rẫy. Trồng được 5 ang lúa giống và cũng thu hoạch được chừng đó ang”. Cũng theo lời già Blup Thị Lên, đất trồng lúa nằm trên quả đồi cao chót vót, vốn là đất của rừng tự nhiên được người dân khai hoang. Nhiều nơi đất và đá trộn lẫn, khó mà nuôi sống được cây lúa. Vừa dứt lời, già chỉ tay lên phía ngọn đồi trống hơ trống hoác, buồn rầu nói: “Lúa vàng như cỏ úa, qua tháng 6 là cháy rụi. Có nơi trồng lên để làm thức ăn cho trâu bò”. Còn Blup Thị Atôp, 22 tuổi đang bồng bế con thì mang một nỗi lo khác. Chị kể, hai tháng ni, nhà hết gạo, con thiếu ăn khóc suốt ngày, chồng chị phải bỏ làng đi làm thuê làm mướn. Hồi ra đây ở, có nhà ở đẹp, vợ chồng mừng lắm; sau Nhà nước cho khai hoang hơn 1ha đất. Cả nhà lao vào phát rẫy, trồng đủ mọi cây từ chuối, bắp, lúa, nhưng sau một thời gian tất cả đều chết yểu hoặc đều không ra trái, ra hạt. Đất quá cằn cỗi, không cây nào phát triển được.

Phần lớn người dân của làng TĐC Pachêpalanh cũng như Cutchrun đều bức xúc về thực tế đất sản xuất nơi đây bị rửa trôi, không thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Theo đồng bào, cây lúa muốn sinh trưởng, phát triển thì cần phải có nước tưới, trong khi nơi thủy lợi chưa được đầu tư đúng mức. Chủ tịch UBND huyện Đông Giang - ông Đinh Thái Long lo lắng: “Mỗi người dân TĐC được cấp 1,2-1,5ha đất sản xuất. Ba năm nay, dân không sản xuất, mà có trồng thì cây cũng không lên. Bởi lẽ, đất cằn cỗi, hẹp, không bằng phẳng như đồng bằng. Huyện đang xây dựng một dự án phát triển sản xuất, cây trồng của các làng TĐC từ nay đến 2015, nhưng thực hiện thì không dễ, do thiếu vốn”. Còn lãnh đạo huyện Tây Giang, nơi cũng có khu TĐC Alua, dân vẫn trông chờ vào hạt gạo hỗ trợ của Nhà nước, tính kế lâu dài hơn, huyện đang có hướng chuyển dân ra khỏi làng TĐC. Bởi hai lý do: tránh tình trạng sạt lở đe dọa tính mạng con người và đến vùng đất mới có thể trồng trọt được. “Tây Giang đang khảo sát thực địa, tìm mặt bằng, đất sản xuất cho người dân TĐC. Phải tính đường dài, chứ hiện nay Nhà nước không hỗ trợ thì cái đói vẫn cầm canh”- Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang Nguyễn Công Thành khẳng định.

30 hộ đồng bào dân tộc Giẻ Triêng, khu TĐC Nước Lang, thôn 5, xã Phước Xuân, Phước Sơn, nằm trong dự án di dời để xây dựng thủy điện Đắc My 4 cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Phần lớn diện tích đất sản xuất nằm sau lưng làng là sỏi đá. Đất lởm chởm đá, cuốc xẻng làm vài nhát xuống đều mẻ, hư hỏng. Ban đầu người dân thử khai hoang, trồng cây nhưng sau thấy không hiệu quả, cuối cùng bỏ đất luôn. Ông Hồ Văn Gôn, một hộ dân ở đây, tỏ ra bức xúc: “Nếu Nhà nước không hỗ trợ dài dài, dân không thể trồng được cây tại chỗ để tự cung tự cấp được, thì có lẽ sẽ bỏ làng đến nơi khác lập nghiệp. Gia đình mình có 6 miệng ăn, mỗi tháng Nhà nước cho 4 ký gạo, làm sao sống nổi”. Tôi leo lên quả đồi sau lưng làng, thấy ngổn ngang gỗ rừng, dân phá rừng để kiếm đất trồng cây. Phóng mắt nhìn vẫn chưa thấy một thửa ruộng lúa rẫy nào xanh tươi. Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn Đoàn Văn Thông thừa nhận: “Bài toán hóc búa đang đặt ra cho địa phương là đất sản xuất cho bà con. Dân ở đây chủ yếu làm lúa rẫy, nhưng ở nơi này, khai hoang một héc ta đất lại quá tốn kém”.

TRẦN HỮU PHÚC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang