• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Một mùa hoa kém mật

Nguồn tin: Đồng Nai, 25/04/2008
Ngày cập nhật: 28/4/2008

Đối với những người nuôi ong mật ở Đồng Nai, thì mùa khai thác năm nay được xem là không gặp may. Bởi, thời gian khai thác mật sẽ kết thúc vào tuần đầu tháng 5, nhưng đến nay sản lượng mật của các hộ nuôi ong thu được mới bằng hơn một nửa so với mùa mật năm ngoái...

* Trúng giá, không trúng mùa

"Đầu năm, khi chúng tôi nghe Công ty xuất khẩu mật ong TP.Hồ Chí Minh báo giá cao hơn so với năm ngoái tới 2.000 đồng/kg mật, mọi người ai cũng mừng. Nào ngờ, đến thời điểm đánh mật lại tá hỏa, vì thất thu!" - anh Nguyễn Ngọc Toàn, chủ một trại ong mật ở xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom nói. Trại ong của anh Toàn có 250 thùng ong (mỗi thùng có từ 8 - 10 cầu ong). Theo dự kiến, mùa mật này anh thu hoạch khoảng 6 tấn. Giá mật ong hợp đồng với công ty là 20 ngàn đồng/kg, nhẩm tính anh sẽ thu nhập khoảng 120 triệu đồng. Thế nhưng, đến nay thời gian khai thác đã hết, anh Toàn mới quay được hơn 3 tấn mật ong, sản lượng chỉ bằng 50% so với dự tính. Anh Toàn nhẩm tính, tiền bán mật vừa đủ cho chi phí tiền đường cho ong ăn và những khoản phí khác. Riêng tiền công của anh cho gần 1 năm rong ruổi cùng đàn ong coi như không có được đồng nào. Anh Toàn cho biết, hầu hết những người nuôi ong ở Trảng Bom này cũng đều rơi vào trường hợp bị thất thu như anh.

Không chỉ riêng những hộ nuôi ong ở Trảng Bom với nguồn mật chính là từ cây cao su, mà ngay cả những người nuôi ong ở các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ - nơi có nguồn mật khai thác từ các loại hoa cà phê, chôm chôm, điều v.v... cũng gặp khó khăn tương tự. Bà Hồ Thị Liên, chủ trại ong 150 thùng ở xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc cho hay, những năm trước 1 cầu ong bà thu được từ 3 - 4 kg mật, nhưng năm nay 1 cầu chỉ thu được khoảng 2kg mật. Bà Liên nói, ở khu vực của bà cũng có đến vài chục hộ nuôi ong, trong đó có 10 hộ hội viên nuôi ong của Công ty cổ phần ong mật Đồng Nai cũng đều chung hoàn cảnh. "Đàn ong của tôi hiện đã đưa xuống miền Tây để khai thác thêm mật chàm và mật nhãn. Kéo dài thời gian khai thác mật khiến ong phải làm việc dài thời gian như vậy sẽ bị kiệt đàn, nhưng để gỡ thêm chút mật đành phải như vậy" - bà Liên tâm sự.

Theo tính toán của những người nuôi ong, để nuôi mỗi cầu ong trong 1 năm sẽ tốn khoảng 3kg đường kết tinh. Với giá đường 9.000 đồng/kg, mỗi năm, một cầu ong chủ trại phải chi 27 ngàn đồng tiền đường và 10 ngàn đồng tiền chi phí khác. Như vậy, để có lãi người nuôi ong phải khai thác được hơn 2 kg mật/cầu ong. Như vậy mùa khai thác mật năm nay phần lớn người nuôi ong chỉ hòa vốn.

* Con ong gập ghềnh theo cây trồng

Mặc dù là nghề chăn nuôi, nhưng những người nuôi ong cũng phụ thuộc vào thời tiết giống như người trồng trọt. Mùa khai thác mật ong năm nay bị thất thu do thời tiết cuối năm 2007 cho tới đầu năm 2008 xảy ra lạnh kéo dài, khiến lượng mật trên các loại hoa của các cây trồng và lá cây cao su giảm. Vào thời kỳ khai thác mật cao điểm ở cuối tháng 3 và đầu tháng 4 lại xuất hiện những trận mưa trái vụ làm lượng mật trên hoa bị rửa trôi. Anh Bùi Minh Linh, chủ trại ong ở Tây Hòa, huyện Trảng Bom cho rằng, nghề nuôi ong rồi đây sẽ ngày một khó khăn hơn, do diện tích các vườn cây ăn trái, cây công nghiệp như: chôm chôm, cà phê, nhãn, điều đang bị thu hẹp. Bên cạnh đó, người trồng trọt có khi sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng khiến các đàn ong đi lấy mật bị "trúng độc" chết, hao hụt đàn rất lớn. Ông Hà Đăng Câu, người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi ong ở Trảng Bom cũng cho hay: "Hiện các trại chăn nuôi, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc nhỏ phát triển ngày một nhiều, khi ong đi lấy mật gặp nơi có cám tưởng phấn hoa đã xúm vào. Các chủ trại sợ ong chích người, chích gia súc nên dùng thuốc xịt, vậy là đàn ong "mòn" dần...".

Vân Nam

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang