• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thiếu vốn, thiếu định hướng, sản xuất khó khăn, đền bù giải tỏa thiếu minh bạch...: Gánh nặng đè lên vai nông dân

Nguồn tin: TN, 25/04/2008
Ngày cập nhật: 26/4/2008

Nông dân nuôi bò sữa cần được quan tâm hỗ trợ nhiều hơn - Ảnh: D.D.M

Thiếu vốn, thiếu định hướng, sản xuất khó khăn, đền bù giải tỏa thiếu minh bạch... Đó là hàng loạt khó khăn đối với nông dân TP.HCM được nêu lên tại buổi đối thoại với lãnh đạo thành phố hôm qua 25.4.

Mất phương hướng

Bà Cao Thị Hòa, đại diện nông dân H.Hóc Môn, kiến nghị: "Chủ trương của thành phố hiện nay là phát triển kinh tế tập thể, nhưng các hợp tác xã hiện chưa đủ lực, chưa đủ vốn, chưa biết phải làm thế nào để cho người dân thấy rằng hợp tác xã có gì ưu việt để mà tham gia góp vốn. Ví dụ như hợp tác xã chúng tôi hiện nay bán rau cho các siêu thị thật ra chỉ là cắt tỉa cho ngay ngắn rồi bán. Nếu đối tác yêu cầu sơ chế, đóng gói thì chúng tôi không làm được. Thậm chí có một đơn vị đồng ý tài trợ cho một hệ thống máy móc sơ chế nhưng hợp tác xã chúng tôi không có mặt bằng để tham gia nên đành bỏ lỡ cơ hội. Nông dân hiện nay vẫn chưa biết phải trồng cây gì, nuôi con gì để có lợi".

Ông Mai Công Tài, đại diện nông dân xã Bà Điểm, H.Hóc Môn bức xúc: "Hiện nay thành phố chỉ nhập gà từ các tỉnh về mà không cho nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố. Chúng tôi thấy bất hợp lý trong việc này. Có những vùng giáp ranh, cách nhau có một con đường mà bên này bị cấm nuôi, bên kia lại được nuôi. Chăn nuôi bò sữa cũng vậy. Nguồn sữa tươi trong nước hiện nay chưa được coi trọng dù nguyên liệu nhập khẩu hiện nay rất bấp bênh. Tại sao bây giờ không chăm lo cho nông dân nuôi bò sữa?".

Theo Hội Nông dân TP.HCM, hiện nay cơ sở hạ tầng nông thôn nói chung và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nói riêng chưa được đầu tư đúng mức. Chỉ có 27% đường giao thông bê tông nhựa nóng, 12% đường xi măng, 40% đường sỏi đỏ, đường đất, 131/579 cây cầu ở nông thôn xuống cấp, 10% hộ dân ngoại thành không được sử dụng lưới điện quốc gia, 78% hộ dân phải sử dụng nước giếng khoan, nhiều nơi ở Cần Giờ, Nhà Bè phải mua nước sinh hoạt với giá cao...

Với những ý kiến này, ông Nguyễn Phước Trung - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM - giải thích: "Có thể lâu nay bà con nông dân đang hiểu lầm chủ trương cả thành phố. Thành phố không khuyến khích nuôi gia cầm, nhưng cũng không cấm. Nếu hộ nào muốn nuôi thì phải đảm bảo điều kiện chăn nuôi bảo đảm vệ sinh an toàn và nộp hồ sơ đăng ký xin nuôi, Chi cục Thú y sẽ tiến hành thẩm tra điều kiện sản xuất và cấp phép". Ông Nguyễn Trung Tín - Phó chủ tịch UBND thành phố cũng trấn an: "Thành phố đang triển khai hỗ trợ vốn nguyên liệu đầu vào cho nông dân để giảm bớt khó khăn về chi phí sản xuất, dự kiến ngân sách dùng cho việc này khoảng 1.000 tỉ đồng".

Bức bối đô thị hóa

Mất đất, đền bù giải tỏa thiếu minh bạch là một trong những kiến nghị nêu ra nhiều nhất. Hội Nông dân TP.HCM nhận định: "Ở khu vực đô thị hóa vì đa số nông dân thiếu đào tạo tay nghề chuyên môn nên chỉ có khoảng 40-43% lao động có việc làm, người thất nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao. Công tác quy hoạch đền bù giải tỏa tái định cư của thành phố vẫn còn những bất hợp lý, chưa tạo sự công bằng giữa giá đất nông nghiệp và các loại đất khác. Về tái định cư, nhiều nơi còn chưa chú ý đến cơ sở hạ tầng thiết yếu cho nông dân như đường, điện, nước, kể cả phương án thanh toán có lợi cho nông dân".

Bà Đỗ Thị Hiệp, đại diện Hội Nông dân Q.9, kiến nghị: "Trên địa bàn quận 9 hiện nay còn dự án Công viên lịch sử văn hóa dân tộc đang gây bất bình trong những hộ bị giải tỏa. Dự án triển khai từ năm 1998 kéo dài đến nay nhưng giá bồi thường vẫn giữ nguyên mức cũ. Nếu nhận tiền bồi thường như trước là 150.000 đồng/m2 thì thậm chí không đủ tiền xây nhà tái định cư, nói gì đến chuyện lo ổn định cuộc sống. Chính sách hỗ trợ vốn đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các hộ dân có đất bị thu hồi trong các dự án quy hoạch được thực hiện rất chậm. Mặc dù đã có quyết định của thành phố từ tháng 2.2008 nhưng đến nay vẫn chưa có vốn giao cho bà con. Cụ thể Q.9 có 6 dự án vay vốn với số tiền 1,1 tỉ đồng nhưng từ tháng 2 đến nay vẫn chưa giải quyết được, gây ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của nông dân".

Theo thống kê của Hội Nông dân TP.HCM, hiện ở 13 quận huyện có sản xuất nông nghiệp vẫn còn khoảng 13.000 hộ nông dân nghèo, không chỉ gặp khó khăn về cái ăn cái mặc mà còn khó cả chi phí học hành, chữa bệnh, sửa chữa nhà cửa.

Quang Thuần

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang