• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cảnh báo từ việc trồng sắn ồ ạt ở Phú Yên

Nguồn tin: ND, 26/4/2008
Ngày cập nhật: 26/4/2008

Chưa lúc nào giá nguyên liệu sắn tăng cao như hiện nay khiến nhiều người dân miền núi Phú Yên đổ xô vào trồng sắn. Việc mở rộng diện tích cây sắn quá mức, trước mắt có thể đem lại nguồn thu nhập cho nông dân, song về lâu dài sẽ để lại những hậu quả khó lường nếu không có sự quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Nếu như trước đây, ở Phú Yên, có những vùng trồng sắn "truyền thống" được biết đến như Sơn Thành (Tây Hòa), Xuân Lãnh (Ðồng Xuân) thì hiện nay, hầu như xã miền núi nào cũng có diện tích trồng sắn.

Giá sắn nguyên liệu từ 500 đến 600 đồng/kg năm 2006 đã tăng lên hơn 1.000 đồng/kg trong năm vừa qua và hiện nay là 1.500 đồng/kg, khiến nhiều nông dân đổ xô vào trồng sắn.

Theo bà con nông dân, sắn là cây dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, ít công chăm sóc, lại chịu được hạn; đến khi thu hoạch không bán được củ tươi còn có thể xắt lát phơi khô.

Với giá cả hiện nay nếu đạt năng suất 15- 17 tấn/ha, mỗi ha trồng sắn cho lãi trên dưới 10 triệu đồng/ha.

Lợi nhuận đó không cao nhưng không thua kém so với các loại cây trồng ngắn ngày khác. Không thể phủ nhận, nhờ cây sắn được giá mà trong năm qua, tuy gặp thiên tai, các cây trồng khác mất mùa nhưng người dân miền núi vẫn có thêm nguồn thu nhập từ cây sắn để trang trải cuộc sống.

Bốn tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã trồng mới 3.270 ha sắn, tăng gần gấp đôi so cùng kỳ năm trước. Nếu trước năm 2006, toàn tỉnh mới có khoảng 9.400 ha sắn thì nay đã lên hơn 13.200 ha. Trong khi đó, quy hoạch vùng nguyên liệu sắn cho hai nhà máy chế biến tinh bột sắn của tỉnh đến năm 2010 chỉ có 9.500 ha.

Tình trạng phát triển cây sắn quá mức còn phá vỡ quy hoạch vùng nguyên liệu các cây công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, nhất là cây mía, đặt các nhà máy đường vào nỗi lo thiếu nguyên liệu trong niên vụ tới.

Diện tích cây sắn được mở rộng đó không chỉ chuyển đổi từ đất các cây trồng khác mà còn chuyển đổi từ đất rừng. Chính vì vậy, gần đây, tình trạng phá rừng làm rẫy trồng sắn có chiều hướng gia tăng ở các huyện miền núi Phú Yên.

Năm 2007, huyện Tây Hòa đã tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp đã giao quyền sử dụng cho nhân dân thì thấy phần nhiều diện tích đất lâm nghiệp, kể cả đất đã có rừng của các xã phía tây huyện đã chuyển sang trồng sắn.

Huyện đã có chủ trương tạm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những hộ vi phạm, buộc trồng lại rừng song tình hình phá rừng trên địa bàn huyện vẫn diễn biến phức tạp.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, trong ba tháng đầu năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 31 vụ phá rừng làm rẫy, tăng 26 vụ so cùng kỳ năm trước, làm thiệt hại hơn 25 ha rừng. Ðây là những trường hợp lực lượng kiểm lâm phát hiện và lập biên bản, trên thực tế diện tích rừng bị phá còn lớn hơn nhiều.

Có thể nói, cây sắn đang chen chân đến tận rừng già, xâm lấn cả rừng cấm và ở những nơi có độ dốc lớn.

Một điều đáng quan tâm khác là chính lối canh tác truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, không bổ sung chất dinh dưỡng cho đất đã làm cho đất ngày càng cạn kiệt sau mỗi vụ sắn.

Ông Ma Phun ở buôn Dành B, xã Ea Bia, huyện Sông Hinh, cho biết: "Trước đây, rẫy sắn hơn 2 ha của tôi làm nhiều củ lắm, nhưng nay không sai củ nữa vì rễ sắn hút hết chất trong đất rồi. Bón phân bò thì sợ cỏ mọc "ăn" hết cây sắn, mà bón phân NPK thì đắt lắm, tôi đâu có tiền mua!".

Dọc vùng đồi thuộc các huyện miền núi Sông Hinh và Sơn Hòa, hiện tượng sa mạc hóa đang diễn ra rất mạnh, trong đó có nguyên nhân phương thức canh tác "bóc lột" đất quá mức đó.

Cây sắn đưa lên đồi chẳng những gây bạc màu, thoái hóa đất, mà còn bị bào mòn, rửa trôi lớp đất màu mỡ dưới tác động mạnh của mưa lũ. Khi ấy, không chỉ có người dân địa phương mà cả những vùng hạ du cũng sẽ bị thiệt hại do mất rừng gây ra.

Do vậy, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần có giải pháp hạn chế tình trạng cây sắn phát triển ồ ạt như hiện nay.

NGUYÊN TRƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang