• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Không thay đổi lộ trình GMP

Nguồn tin: Nông Nghiệp, 24/04/2008
Ngày cập nhật: 25/4/2008

Ngày 23/4, Cục Thú y đã tổ chức cuộc họp lần cuối về việc thực hiện lộ trình GMP trong sản xuất thuốc thú y. Một lần nữa, Cục trưởng Cục Thú y Bùi Quang Anh khẳng định, việc SX thuốc thú y theo GMP là bắt buộc, và lộ trình Cục đặt ra là không thể đảo ngược.

Theo Cục Thú y, hiện cả nước có 90 DN sản xuất thuốc thú y, trong đó 7 DN đã đạt chứng chỉ GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc), 5 DN đang xây dựng nhà máy theo tiêu chuẩn GMP và 12 DN gửi hồ sơ xin giấy phép làm GMP. Theo Cục trưởng Bùi Quang Anh, việc thực hiện lộ trình GMP không thay đổi, đối với thuốc tiêm là năm 2008, thuốc bột năm 2010 và thuốc bột pha tiêm năm 2012. “Mục tiêu của GMP hướng tới SX thuốc thú y chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Do vậy các DN không đủ điều kiện và năng lực thì không thể tham gia, phải chấp nhận bỏ “sân chơi” GMP. Trước mắt, Cục sẽ kiểm tra toàn bộ các DN sản xuất thuốc thú y theo GMP ở phía Bắc”...

Ông Vũ Huy Tấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội SX thuốc thú y VN cho rằng: Việc áp dụng tiêu chuẩn GMP là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Nhưng ở VN có tới 90% DN sản xuất thuốc thú y nhỏ lẻ, vốn hạn chế, khó có khả năng làm theo GMP. Cũng theo ông Tấn, từ năm 2004 đến nay, dịch bệnh bùng phát liên miên, các DN giảm doanh thu từ 30 - 38%/năm. Do vậy rất khó khăn khi thực hiện GMP... Ông Hoàng Triều, PCT Hiệp hội SX thuốc thú y Hà Nội cho rằng, chỉ còn 8 tháng nữa lộ trình áp dụng GMP năm 2008 hết hạn, vì vậy các DN rất khó có khả năng thực hiện. Đến thời điểm này một số DN mới thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài và xây lại nhà xưởng...

Nhiều ý kiến khác lại suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. TS Nguyễn Như Pho, Cty CP Đầu tư Nova cho biết, hiện 7 DN đạt tiêu chuẩn GMP đã XK một lượng lớn thuốc thú y đến 24 nước trên thế giới, đạt khoảng 3 triệu USD/năm. Nếu không áp dụng tiêu chuẩn GMP thì chúng ta không thể XK như hiện nay. Trên thực tế nhiều DN chưa áp dụng GMP do SX thuốc trong điều kiện thủ công, mất vệ sinh, thiếu chuyên môn... đã vi phạm quy định về chất lượng thuốc. Đó là nguyên nhân làm dịch bệnh phát triển, khó khống chế, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Vì vậy việc áp dụng tiêu chuẩn GMP sẽ hạn chế SX thuốc kém chất lượng trên thị trường...

Còn ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu VN cũng kiến nghị không nên dời lộ trình GMP. Nếu tiếp tục gia hạn lộ trình thì thị trường càng nhiều hàng giả, hàng nhái, gây tác hại lớn đối với DN đã bỏ tiền của, công sức đầu tư. Cũng theo ông Bảo, lộ trình GMP đã bị dời lại tới 2 lần để "chờ" các DN chưa kịp làm GMP tăng tốc. Nhưng càng chờ, các DN càng ì ạch. Nếu lần này tiếp tục lui thời điểm thực hiện thì rất có thể Cục Thú y đã vi phạm pháp luật, bởi hành vi "cố ý làm trái".

Theo nhận định của giới chuyên môn về năng lực sản xuất thuốc thú y, hiện nay thị phần của 7 doanh nghiệp GMP chiếm trên dưới 70% nhưng mới chỉ sử dụng khoảng 40% công suất thiết kế. Trong đó SX thuốc tiêm chiếm phần lớn (khoảng 80%), các DN nhỏ chỉ chiếm 20%. Với 8 DN khác đang triển khai, cuối năm 2008 cả nước sẽ có 15 DN đạt tiêu chuẩn GMP sẽ đảm bảo 100% khả năng cung ứng đầy đủ thuốc thú y. Như vậy việc áp dụng đúng lộ trình GMP sẽ không gây khó khăn đối với thị trường trong nước và XK, nó trái với quan điểm của một số người cho rằng nếu thực hiện GMP sớm khiến thị trường thuốc thú y thiếu hụt.

Phó Cục trưởng Cục Thú y Đậu Ngọc Hào cũng khẳng định, một số DN chưa làm được GMP không nên đổ lỗi cho Cục Thú y không xây dựng Ban GMP để hướng dẫn DN, trong khi Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) làm được điều này. Với nguồn nhân lực của Cục Thú y hiện nay, việc so sánh đó hoàn toàn khập khiễng. Ngành dược người bên y tế đã có nhiều năm phát triển với bộ máy con người hoàn chỉnh, hệ thống máy móc khá hiện đại. Việc thực hiện GMP cái chính là cần ý thức và tiềm lực tài chính của DN, bằng chứng là đã có tới 7 DN làm GMP mà đâu có chờ Ban GMP của Cục Thú y đến "cầm tay chỉ việc".

+ TS Nguyễn Như Pho: Nếu dời lộ trình GMP sẽ tạo điều kiện cho một số DN tiếp tục lưu hành các sản phẩm không đủ chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh. Đề nghị Bộ NN - PTNT kiên quyết áp dụng lộ trình GMP đã ban hành, không nên gia hạn để thúc đẩy ngành thuốc thú y phát triển...

+ Trong thời điểm hiện nay khi dịch "tai xanh" bùng phát mạnh thì việc các NM thuốc thú y phải đạt GMP là cực kỳ cần thiết. Chỉ như vậy, mới hy vọng người chăn nuôi được sử dụng thuốc tốt, đạt tiêu chuẩn, phòng ngừa hữu hiệu dịch bệnh cho đàn gia súc. Vì vậy hiểu trên bình diện rộng, thực hiện GMP là phục vụ cho cả ngành chăn nuôi. Kéo lùi lộ trình này chỉ có lợi cho thiểu số DN nhưng hậu quả là cả ngành chăn nuôi phải gánh chịu.

TRƯỜNG GIANG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang