• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đừng để nông dân thiệt thòi hơn nữa !

Nguồn tin: Cần Thơ, 20/04/2008
Ngày cập nhật: 22/4/2008

Ông Robert Zeigler, Giám đốc Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), vừa đưa ra dự báo: “Giá gạo thế giới đang biến động và có thể lên tới mức 1.000 USD/tấn”. Nông dân ở vựa lúa ĐBSCL đón nhận thông tin này với tâm trạng vừa mừng vừa lo. Mừng vì lúa làm ra sẽ bán được giá cao nhưng vẫn lo vì giá cả vật tư, chi phí đầu vào cứ tăng vùn vụt. Trong tháng 2 vừa qua, nông dân bán lúa giá thấp hơn hiện nay nhưng lại có mức lời cao; còn tháng 3 bán lúa giá cao hơn tháng 2 nhưng mức lời lại thấp. Nguyên nhân của nghịch lý đó là do chi phí đầu vào quá cao!

Ở các địa phương vùng ĐBSCL, ngày càng có nhiều nông dân mất đất khi các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư mới đua nhau mọc lên. Nhiều nông dân được bồi hoàn đất với giá cao - có khi gấp 2-3 lần so với giá trị đất nông nghiệp tương tự. Sau khi không còn đất sản xuất, họ “ôm một cục tiền” nhưng không biết sẽ làm gì? Chọn ngành nghề nào sản xuất, kinh doanh? Tương lai sẽ sống ra sao? Với nhiều nông dân, những câu hỏi đó vẫn đang là “ẩn số”. Trong khi họ chưa tìm ra “đáp số” thì hậu quả đã nhãn tiền. Không ít nông dân sau khi bán đất đã “lên đời” và làm “nát tiền” vì những chiếc xe mô tô đời mới, tủ lạnh, nhà tường... rồi tiếc nuối vì hết tiền mà vẫn không biết làm nghề gì để sống! Sao không dạy nghề cho nông dân trước khi họ không còn đất sản xuất? Câu hỏi này, hiện nay chính quyền nhiều địa phương vẫn chưa biết cách nào trả lời !

Gần đây, dư luận bàn tán khá rôm rả về chuyện người nghèo “bị gạt ra bên lề” - theo cách nói của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nhiều người đã lên tiếng: “Trong tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đừng để người nghèo - đặc biệt là nông dân, bà con ở các vùng nông thôn - bị gạt ra bên lề”. Ý nguyện đó xuất phát từ một thực trạng bức bối đang diễn ra: mức độ phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Ở vùng ĐBSCL, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn đang là vấn đề bức xúc. Khoảng cách này đang đẩy nhiều nông dân vào tình trạng chịu thiệt thòi “kép”.

Lúa hàng hóa của nông dân hiện nay từ đồng ruộng đến khi xuất khẩu phải qua nhiều trung gian: thương lái nhỏ - > chủ vựa lúa -> nhà máy xay xát nguyên liệu-> nhà máy lau bóng -> doanh nghiệp xuất khẩu. Khoảng cách “5 trung gian này” đã đẩy giá lúa, gạo lên cao khi ra thị trường, trong khi giá mua lúa tại ruộng dù có tăng như không bao nhiêu. Điều này đã “tước mất” lợi nhuận của nông dân khoảng 600 - 1.000 đồng/kg lúa. Nhiều nhà khoa học ở ĐBSCL đã tính toán: Trên thực tế, trong tổng lợi nhuận của giá trị hạt gạo xuất khẩu, nông dân chỉ được 8-15%! Số còn lại rơi vào các trung gian. Và những người sản xuất trái cây, mía, tôm, cá... cũng không thoát khỏi những “trung gian” này.

Nhiều nông dân ở ĐBSCL tính toán, bán lúa khi giá 2.100 đồng/kg có khi lời cao hơn giá 4.500 đồng/kg như hiện nay. Vụ lúa đông xuân 2007-2008, chưa vô vụ giá phân u- rê đã “leo” lên: 8.000 đồng/kg, phân DAP trên 20.000 đồng/kg, chưa tính phân NPK, phân bón lá... Tới lúc thu hoạch, giá lúa đầu vụ là 4.000 - 4.100 đồng/kg, có lúc lên 5.000 đồng/kg rồi lại tụt xuống 4.500 đ/kg. Nếu thu hoạch đợt lúa đầu vụ nhằm lúc giá phân chưa lên cao thì nông dân còn lời khá, nhưng gặp lúc giá cả đồng loạt leo thang thì khoản lời teo lại. Làm 1 ha lúa, năng suất 6-7 tấn, nếu giá lúa 2.100 đồng/kg, lời 40%, thành tiền: 12,6 - 14,7 triệu đồng. Nếu đem số tiền này ra chợ mua vàng với giá 12,5 triệu đồng/lượng lúc đó, ít gì cũng mua được 1 lượng vàng. Bây giờ, một tấn lúa bán được 5,1 triệu đồng, nếu năng suất cũng 6-7 tấn/ha thì bán hết lúa được 30,6 - 35,7 triệu đồng. Do chi phí đầu vào tăng cao nên mức lời từ bán lúa chỉ khoảng 12,2 - 14,2 triệu đồng. Nếu đầu vụ bán vàng mua phân bón, thuốc trừ sâu... thì cuối vụ thu hoạch như thế này tính ra lỗ mấy chỉ vàng.

Trong khi đó, các sản phẩm ti-vi, tủ lạnh, máy tính, xe mô tô, máy móc nông nghiệp, đường cát, bột ngọt, mì gói... chủ yếu được sản xuất từ các nhà máy đóng tập trung ở các đô thị. Kênh phân phối cũng phải qua nhiều trung gian mới về đến nông thôn. Giá thành một sản phẩm đến tay nông dân cứ tăng dần theo từng nấc trung gian. Ngoài ra, nông dân còn chịu thiệt thòi do phải đóng góp nhiều khoản phí, lệ phí trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Chẳng hạn như, ở thị thành nhiều người thoải mái có đường thênh thang đi lại do nhà nước làm; còn ở nông thôn, nhiều người dân phải đóng góp 40 - 60% chi phí để làm lộ nông thôn.

Chuyện gần đây nhiều vùng nông thôn ĐBSCL thiếu nhân công cắt lúa nghiêm trọng cũng là một hệ lụy tất yếu của quá trình đô thị hóa - công nghiệp hóa tập trung ở thành thị. Nguồn nhân lực ưu tú của nông thôn đang dồn về thị thành, khoảng trống nhân lực từ đồng ruộng đến rẫy mía càng rộng ra. Có người nói vui: “Bây giờ ở thôn quê, gần như chỉ còn phụ nữ và người già ở ngoài đồng”! Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng đang đè nặng lên vai người nông dân. Nhận định về thực trạng này, GS.TS Võ - Tòng Xuân nói: “Sau khi gia nhập WTO, sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐBSCL vẫn còn gặp khó, chưa thích ứng với môi trường mới. Chi phí sản xuất vẫn còn cao, hình thức sản xuất vẫn mang tính cá thể, manh mún, luật hợp tác xã còn nhiều điều khoản chưa khuyến khích nông dân tham gia; hàng hóa nông nghiệp không có nhãn hiệu, uy tín quốc tế nên ít người biết, bán không được giá... Để nông dân ĐBSCL hưởng lợi từ WTO, Nhà nước cần đầu tư gấp rút và ưu tiên cho việc đẩy mạnh các chương trình giáo dục, đào tạo nông dân, công nhân, nhà quản lý những kiến thức và kỹ năng phù hợp với yêu cầu mới”. Trong khi nghề nào cũng có trường đào tạo thì hiện nay, ở vựa lúa ĐBSCL, chưa có trường nào dạy nghề đúng nghĩa cho nông dân. Trồng lúa, nuôi cá, nuôi tôm mà không được học nghề thực thụ, cứ làm theo kiểu tự phát, chạy theo phong trào và kinh nghiệm thì khi có rủi ro xảy ra, nông dân vẫn là người gánh hậu quả trước tiên và sau cùng!

Khoảng cách giữa thị thành và nông thôn không đơn giản là giữa những đồng lúa và những dãy nhà cao tầng. Đó còn là khoảng cách bị chi phối từ kênh phân phối có quá nhiều trung gian, là khoảng cách giữa đóng góp và hưởng thụ. “Nông dân phải là người được hưởng thụ lợi ích của hiện tượng bùng nổ thông tin toàn cầu, chứ không như tình trạng hiện nay. Đã đến lúc, nông dân trồng lúa không chỉ bằng kinh nghiệm mà phải bằng kiến thức. Có kiến thức tốt sẽ giúp nông dân có những quyết định đúng đắn trên cánh đồng của họ. “Cách mạng xanh” không thể chỉ trông chờ vào thành tựu của di truyền giống mà đòi hỏi một phương thức quản lý sản xuất tổng hợp hơn, đa ngành hơn trên con đường đi tới thành công, nhất là sản xuất lúa gạo phục vụ xuất khẩu trong quá trình hội nhập quốc tế”. GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, bức xúc nói.

VĨNH TƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang