• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân ngoại thành thời đô thị hóa: Cái khó ló cái khôn

Nguồn tin: SGGP, 21/04/2008
Ngày cập nhật: 21/4/2008

Hàng loạt dự án khu công nghiệp, công viên sinh thái, khu dân cư mới… đang hình thành đã làm giảm một phần đất nông nghiệp tại huyện Củ Chi, TPHCM. Điều đó buộc người nông dân chuyển đổi ngành nghề, cây trồng, con giống… “Ly nông bất ly hương”, nhưng ai sẽ giúp họ “vươn ra khỏi lũy tre làng”, tiệm cận được với cung cách làm ăn hiện đại?

Lập liên tổ sản xuất

Một căn nhà rộng, vườn cây kiểng bao quanh và trong sân là một xe tải nhẹ - cơ ngơi của anh Nguyễn Hoàng, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi là điều bình thường của những nông dân ở “Đất thép thành đồng”.

Hơn 5 năm qua, anh Trung và hàng trăm hộ dân Tân Phú Trung đã “giã từ” cây lúa và chuyển hẳn sang trồng rau sạch. Hơn 100 ha đất ở vùng này được cải tạo để đón nhận giống rau và kỹ thuật mới.

Sau những tháng ngày khó nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” người nông dân đã gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp.

Anh Trung cho biết: “Tôi có 2 công đất trồng rau sạch. Tất cả chi phí đầu tư khoảng 4 triệu đồng/vụ. Đến kỳ thu hoạch lãi hơn 3 triệu đồng. Trồng rau được 8 vụ/năm. Lãi ròng khoảng 120 triệu – 150 triệu đồng/năm. Tuy nhiên cực lắm và thời điểm này rất khó tìm người giúp việc cho mình!”.

Cũng như các ngành nghề khác, sản xuất nông nghiệp rất cần đầu ra cho sản phẩm. Kinh tế phát triển, người dân TPHCM đã chăm chút đến cái ăn, cái mặc của mình hơn. Bây giờ là thời điểm người dân thích “cơm ngon, áo đẹp”.

Rau sạch là chọn lựa của chị em nội trợ và đó là nỗi lo của người nông dân Củ Chi. Đầu ra đã có các siêu thị, trung tâm thương mại, nhưng làm sao đủ số lượng và chất lượng để cung cấp hàng ngày? “Cái khó ló cái khôn”, anh Trung tâm sự: “Để đủ 5 tấn rau cung cấp cho thị trường thành phố chúng tôi đã dẹp bỏ tư tưởng “ruộng ai nấy cày”. Liên tổ sản xuất rau được thành lập để giải quyết công việc hàng ngày”.

Ngoài sự liên kết với nhau trong sản xuất, trong chăm sóc, bón phân, xuống giống… người nông dân cũng tuân thủ nghiêm ngặt sự liên kết, phân bố đồng đều trong từng thửa đất để làm sao xoay vòng thu hoạch đúng kỳ hạn mà rau sạch vẫn đạt tiêu chuẩn của các siêu thị, trung tâm thương mại. Đến nay, người nông dân xã Tân Phú Trung nói riêng và huyện Củ Chi nói chung rất tự hào với thương hiệu rau an toàn, rau sạch trên thương trường.

Chèo chống trong cơn bão giá

Tình hình “giá đô la xuống, giá vàng lên” rồi các mặt hàng tăng giá cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nông dân. Trong cơn lốc giá cả thị trường, thương hiệu rau sạch đang gặp khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nông dân.

Giá phân bón, giá công lao động đang leo thang từng ngày, nhưng giá sản phẩm rau sạch “leo” không kịp. Trước tết, giá 1kg phân NPK và DP chỉ khoảng 4.500 đồng thì nay đã “kịch trần” với giá 20.000 đồng/kg; tương tự công lao động trước đó chỉ khoảng 50.000 đồng/ngày thì nay cũng lên theo giá vàng. Người nông dân “bấm bụng” trả 70.000 rồi 100.000 đồng nhưng cũng không ai màng tới.

Chưa kể, làm nông đâu phải lúc nào cũng trúng. Chuyện “nắng mưa” của trời đất cũng là tác nhân gây lụn bại cho nhà nông. Đợt Tết Nguyên đán vừa qua nông dân Củ Chi nói chung và xã Tân Phú Trung nói riêng, đã xính vính với vụ mùa khổ qua. Đợt rét đậm, rét hại kéo dài ở tận các tỉnh miền Bắc lại ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục ha đất trồng khổ qua ở Củ Chi.

Anh Nguyễn Văn Châu, cán bộ khuyến nông huyện Củ Chi, cho biết: “Đợt rét vừa qua, bà con nông dân trồng khổ qua bị thiệt hại khá nặng. Có vùng bị thiệt hại 100%. Theo truyền thống, bất cứ nhà nào cũng có nồi canh khổ qua trong dịp tết và cứ đến thời điểm đó thì bà con nông dân trồng khổ qua. Loại cây rau ăn quả phải mất hơn 30 ngày mới biết kết quả nên bà con không thể trở tay kịp. Ngày thường khổ qua mua tại vườn là 3.000 đồng/kg thì đến thời điểm tết trái khổ qua tăng giá gấp 5 lần mà không có để bán!”.

Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi

Theo kế hoạch đến năm 2020, huyện Củ Chi có hơn 8.000 ha trên tổng diện tích 43.496 ha sẽ được quy hoạch thực hiện các dự án khu công nghiệp, công viên cây xanh, khu du lịch, Thảo Cầm viên… Như vậy, người nông dân vẫn còn khá nhiều đất để làm nông nghiệp. Nhưng, làm như thế nào thì vẫn chưa có định hướng cụ thể.

Cũng theo kế hoạch thì để thực hiện các dự án nêu trên sẽ có khoảng 5.700 ha đất nông nghiệp bị thu hồi. Ông Lê Minh Tấn, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, cho biết: “Đó là định hướng đến năm 2020, nếu có quyết định của thành phố thì huyện mới thu hồi. Nhưng, chúng tôi đã nhiều lần khẳng định không thu hồi 100% đất. Vì vậy, người dân vẫn còn nhiều đất để sản xuất nông nghiệp theo hướng hạn chế trồng lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với thị trường. Vừa qua, chính quyền đã chọn 5 xã điểm để trồng hoa lan, cây kiểng, rau an toàn, trồng cỏ, nuôi bò sữa, cá sấu…

Hiện nay, đầu ra cho các sản phẩm đã có, ngoại trừ hoa lan, cây kiểng. Ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn nông dân nuôi, trồng rau an toàn của thành phố thì chính quyền địa phương đã đầu tư hơn 170 tỷ đồng để xây dựng 58 con đường giao thông nội đồng, 62 công trình thủy lợi để tạo điều kiện cho người dân vận chuyển hàng hóa, phân bón… tăng thêm thu nhập”.

Làm nông thời hiện đại, việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi không đơn giản chỉ là trồng cây, nuôi con gì, mà đầu ra của sản phẩm cũng khác trước. Muốn bán hàng đến các siêu thị, chợ đầu mối lớn, người nông dân phải có một sản lượng lớn hàng hóa đồng chất lượng.

Do đó, TP cần có cơ chế chính sách cho kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã để bà con liên kết nhau sản xuất. Bởi đã có hơn 40.000 nông dân Củ Chi vào làm trong các khu công nghiệp, dẫn đến tình trạng giá thuê mướn lao động tăng. Cộng thêm giá vật tư tăng, phân bón tăng, giá nông sản cao khó bán, cuối cùng chính người nông dân phải bán đất và họ trở thành người làm thuê trên chính mảnh đất của mình xưa.

ĐOÀN HIỆP

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang