• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Nguồn tin: VOV, 14/04/2008
Ngày cập nhật: 16/4/2008

Đây là mối quan tâm của các nhà khoa học tâm huyết với ĐBSCL. Theo họ, nếu nhìn nhận và triển khai phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ĐBSCL sẽ bắt kịp với các trung tâm, đô thị lớn trong nước và trong khu vực...

Những năm qua, ĐBSCL đóng vai trò trung tâm lương thực của cả nước, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Thế nhưng, với sự tập trung phát triển nông nghiệp chủ yếu dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, ĐBSCL đang ngày càng lạc hậu so với các trung tâm kinh tế lớn khác. Nếu nhìn nhận và triển khai phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ĐBSCL sẽ bắt kịp với các trung tâm, đô thị lớn trong nước và trong khu vực... Vấn đề này đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà khoa học tâm huyết với ĐBSCL.

Giáo sư tiến sĩ Võ Tòng Xuân giải thích một cách hình ảnh về nền sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như sau: "Rất nhiều diễn giả khi phát biểu vẫn lẫn lộn giữa công nghệ cao và công nghệ thường có áp dụng kỹ thuật tối tân hơn 1 chút. Tôi lấy ví dụ khi san bằng đất ruộng, người nông dân dùng máy cày, nước là áp dụng máy móc tiên tiến, nhưng dùng tia la-ze điều khiển từ xa để thực hiện công việc mới là công nghệ cao".

Do tốc độ đô thị hóa cao, mỗi năm diện tích đất sản xuất của khu vực kinh tế trọng điểm về nông nghiệp ĐBSCL ngày càng bị thu hẹp. Chỉ tính riêng đất sản xuất lúa, mỗi năm đều giảm khoảng 70 ngàn ha. Vì vậy, đòi hỏi năng suất và hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích phải tăng vượt bậc. Và điều đó chỉ có thể giải quyết bằng một qui trình sản xuất khép kín mà mỗi công đoạn đều được ứng dụng máy móc, thiết bị, sản phẩm sinh học… là kết quả của nền công nghiệp hiện đại. Về việc cần thiết phải phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao ở ĐBSCL, Giáo sư Tiến sĩ Bùi Chí Bửu – Viện trưởng viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam khẳng định: "Nếu chúng ta làm nông nghiệp bình thường như hiện nay thì tốc độ tăng trưởng 4% mỗi năm sẽ không còn nữa mà giảm dần còn 3% rồi 2%… bắt buộc chúng ta phải làm nông nghiệp công nghệ cao để có năng suất cao hơn, giá thành rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, thị trường ổn định hơn…"

Hiện có 9 tỉnh, thành phố trong cả nước đang triển khai thực hiện nông nghiệp công nghệ cao với số vốn dự định đầu tư ban đầu tương đối lớn. Cụ thể như: Hải Phòng đầu tư 35 tỷ đồng/ha; thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đầu tư khoảng 90 tỷ đồng/ha… Theo đó, mỗi đơn vị diện tích ứng dụng công nghệ cao phải đạt tiêu chí có hàm lượng chất xám trong nông sản, đưa vào qui trình sản xuất thành tựu của các ngành như: công nghệ sinh học về gen di truyền, công nghệ môi trường về hệ thống sử lý chất thải khép kín, công nghệ thông tin viễn thông về hoạch định, kiểm tra, liên kết và thương mại, công nghệ điện tử bằng qui trình tự động hóa và công nghệ năng lượng mới trong sử dụng và chế tạo năng lượng rẻ tiền, thân thiện với môi trường... Tất cả đều nhằm mục đích đem lại hiệu suất đồng vốn gấp 2 dến 3 lần bình thường, thậm chí cao hơn. Mô hình sản xuất tiêu biểu để các doanh nghiệp tham khảo là Harfarm Đà Lạt với giá trị xuất khẩu hoa cắt cành hàng năm đạt 7,1 triệu USD/28 ha. Năm 2006, mô hình này đã mang lại lợi tức cho doanh nghiệp khoảng 250 nghìn USD/ha.

Lãnh đạo thành phố Cần Thơ đang thăm dò ý kiến để mở một khu công nghệ cao tập trung như đã có ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chủ yếu phục vụ hoạt động Nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng dự định này chưa khả thi mà nên bắt đầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ 2 mô hình nhỏ và vừa. Giáo sư Tiến sĩ Bùi Chí Bửu phân tích: "Đối với ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng, nguồn nhân lực hiện nay rất yếu, thiếu doanh nghiệp giỏi… Có hai phương án tập trung và phân tán. Bước đầu nên áp dụng phương án 2... qua quá trình rèn luyện ở qui mô vừa và nhỏ rồi mới tiến tới phương án 1. Nếu làm khu tập trung lớn ngay thì rất khó khăn, sự hoàn vốn rất chậm, nguồn nhân lực không đủ để thực hiện, không có nhà doanh nghiệp giỏi cũng không tìm được thị trường lớn ổn định".

Theo đó, 5 đối tượng cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp áp dụng mô hình này là: chăn nuôi kết hợp với chế biến, thủy sản, hoa cắt cành nhiệt đới, rau an toàn và trái cây đặc sản theo qui trình nông sản sạch GAP. Để phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nếu thiếu vốn có thể vay, thiếu máy móc có thể liên kết chuyển giao công nghệ, nhưng với điều kiện của một vùng trũng về giáo dục như ĐBSCL thì điều khiến các nhà khoa học lo ngại nhất chính là nguồn nhân lực chưa thích ứng.

Đội ngũ những nhà khoa học nổi tiếng hiện nay hầu hết đã hoặc sắp đến tuổi về hưu trong khi lực lượng trẻ thay thế còn mỏng. Tốc độ nhân tài đào tạo ở nước ngoài về cũng còn chậm và điều kiện đãi ngộ kém hấp dẫn. Bên cạnh sự hụt hẫng nguồn nhân lực là cơ sở vật chất chưa hoàn chỉnh như phòng thí nghiệm hiện đại, trung tâm nghiên cứu công nghệ thông tin, cầu, đường, sân bay quốc tế… cần có sự tiếp tục đầu tư đặc biệt của chính phủ. Vẫn còn thiếu rất nhiều điều kiện để có thể xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao ở ĐBSCL. Nhưng, mới đây, chính quyền và các nhà khoa học tâm huyết đã khởi động vấn đề bằng một hội thảo khoa học đặc biệt bàn về định hướng công nghệ cao cho khu vực tại thành phố Cần Thơ. Không lâu nữa, nhiều điểm trũng của đồng bằng sẽ dần được bù đắp khi sân bay quốc tế Trà Nóc, cầu Cần Thơ và các quan hệ liên kết giáo dục quốc tế phát triển…

Với các điều kiện ban đầu như quyết tâm của các nhà lãnh đạo, vị trí chiến lược nông nghiệp sẵn có của khu vực và cơ hội liên kết, kêu gọi đầu tư trong môi trường hội nhập kinh tế thì việc chuẩn bị cho sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ bây giờ là cần thiết và chắc chắn thực hiện được trong tương lai không xa./.

Phan Lệ Hoa

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang