• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Rơm rạ lên đời

Nguồn tin: Quảng Nam, 11/04/2008
Ngày cập nhật: 14/4/2008

Đến thôn Trà Tây, xã Tam Mỹ Đông (Núi Thành) vào những ngày này dễ lấy làm ngạc nhiên bởi những đồng lúa đang xanh vẫn được người dân hối hả “gặt non” giữa mùa vụ. Hỏi ra mới biết, từ mười năm nay, nông dân ở đây có thêm nghề trồng lúa non bán cho các doanh nghiệp làm hàng mỹ nghệ.

Ý tưởng độc đáo

Ý tưởng lấy thân lúa non làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty TNHH Đông Tín (thị trấn Núi Thành) đã khiến không ít người nghi ngại bởi quan niệm cây lúa là cây lương thực chủ yếu của địa phương. Thế nhưng theo ông Dương Quang Cường - Giám đốc Công ty TNHH Đông Tín, trong quá trình tìm tòi để sản xuất hàng mỹ nghệ, ông và những cộng sự mới phát hiện cây lúa non là nguyên liệu độc đáo cho các sản phẩm trang trí phù hợp với thị hiếu của các nước Á đông. “Cây lúa nước gắn liền với người phương Đông như chính cuộc sống của họ. Nền văn hóa lúa nước giàu chất nhân văn là căn cớ để con người luôn có mong muốn gắn bó với tự nhiên, với những điều thân thuộc xung quanh cuộc sống của họ. Bởi vậy, những sản phẩm mỹ nghệ xinh xắn làm từ thân lúa càng có lý do để được người phương Đông trưng bày và ngắm nghía nó”- Ông Cường thổ lộ.

Từ chính ý tưởng này, công ty đã mày mò sản xuất, thăm dò thị hiếu rồi từ nhiều năm nay đã “đặt chân” vào thị trường Nhật Bản bằng sản phẩm mỹ nghệ làm từ rơm rạ của thân lúa non sấy khô. Sản phẩm của công ty có đến 40 mẫu với nhiều hình dáng khác nhau như hình lẵng hoa, những con vật nuôi trong nhà, hay các bộ khung theo nhiều khuôn hình khác nhau. Những bộ khung này sau khi xuất khẩu, được người Nhật cắm thêm hoa lá, trang hoàng theo sở thích và bán cho khách hàng. Mỗi năm công ty xuất khẩu sang Nhật hơn 800 nghìn sản phẩm với giá trị khoảng 4 tỷ đồng. Ngoài việc mua lúa non, công ty của ông Cường cũng mua rơm rạ để chế tác hàng mỹ nghệ. Mặt hàng rơm rạ ưa chuộng là lúa tẻ vì thân mềm, dễ bện nên các sản phẩm mỹ nghệ có đường nét đa dạng, phong phú.

Rơm rạ lên đời

Hơn mười năm nay người dân thôn Trà Tây có thêm khoản thu nhập kha khá nhờ gieo lúa non bán cho doanh nghiệp làm mỹ nghệ. Mỗi năm lúa non được trồng hai vụ chính là đông xuân và xuân hè. Sau khi trồng những vụ lúa chính trong năm, bà con bắc mạ giống nếp bầu sáu tháng. Đây là giống nếp cho năng suất thấp nhưng rạ dài, lá lớn; phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Trồng lúa non có thời gian ngắn hơn lúa trỗ (khoảng hai tháng rưỡi) nên bà con tận dụng xen vụ. Tại thôn Trà Tây hiện có khoảng 10ha chuyên trồng để bán lúa non.

Ông Trần Truyền, một nông dân trồng lúa non ở thôn Trà Tây từ nhiều năm nay, chia sẻ kinh nghiệm: Mỗi ngày tiêu chí của doanh nghiệp càng khắt khe nên việc trồng lúa cũng đòi hỏi những kỹ thuật cao để cây lúa đạt tiêu chuẩn. Nhất là phải bón nhiều phân đạm để thân lúa mềm và giữ được màu xanh lâu. Ngoài ra còn phải chăm sóc chu đáo để giữ cho lúa không sâu bệnh. Ông Truyền có 1ha đất lúa. Năm nào cũng gieo giống nếp để bán lúa non. Theo cách tính của ông, với các khoản chi phí như nhau nhưng trồng lúa non ít tốn công lại tận dụng được thời gian làm nhiều vụ. Một héc ta lúa non được doanh nghiệp thu mua với giá 21 triệu đồng, sau khi trừ chi phí (khoảng 12 triệu đồng), mỗi vụ, ông Truyền có thu nhập gần chục triệu đồng. Trong khi trồng lúa trỗ với thời gian dài hơn, lại tốn công nhiều nhưng thu nhập cũng bằng chừng ấy.

Tuy nhiên một khó khăn mà các nông dân trồng lúa non thường gặp là những rủi ro khi đồng lúa không đạt tiêu chuẩn. Gần đây, một số diện tích lúa bị doanh nghiệp từ chối thu mua do không đạt yêu cầu khiến nông dân thiệt hại, trong khi đó bà con không có một hợp đồng rõ ràng với đơn vị tiêu thụ. Theo ông Châu Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Mỹ Đông, việc thu mua lúa non của doanh nghiệp không qua chính quyền địa phương nên quyền lợi của bà con ít được bảo vệ khi có những rủi ro, sự cố xảy ra. Mặt khác, do qui hoạch vùng trồng lúa non còn nhiều bất cập nên làm ảnh hưởng đến các diện tích gieo trồng xung quanh. Đáng lo ngại nhất là tình trạng sâu bệnh trên những cánh đồng lúa non có thể lây lan, tấn công các diện tích khác. Rồi lưu lượng thuốc trừ sâu, chế độ chăm sóc những đồng lúa non cũng không giống lúa trỗ nên khả năng gây thiệt hại cho những diện tích khác mỗi ngày càng cao.

Không thể phủ nhận hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa non để cung cấp nguyên liệu sản xuất hàng mỹ nghệ. Tuy nhiên, để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng và đảm bảo quyền lợi cho nông dân cũng như ngăn chặn những nguy cơ làm ảnh hưởng đến diện tích lúa xung quanh, thiết nghĩ chính quyền địa phương nên sớm vào cuộc với vai trò “trọng tài” tìm được tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và nông dân.

MỸ VÂN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang