• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sang “Cam” làm... nông

Nguồn tin: NNVN, 10/04/2008
Ngày cập nhật: 12/4/2008

Giá lúa lên cao, nhiều nông dân đã sang thuê đất tại những vùng đồng bằng bát ngát nhưng còn khá hoang vu của nước bạn để...làm nông, từ trồng lúa, đánh cá cho đến nuôi gia súc. Nhờ chí thú làm ăn, thêm nữa nông sản được giá ở mức cao nên nhiều Hai Lúa miền Tây từ cảnh làm thuê mướn ở Việt Nam đã giàu sụ ngay trên đất bạn.

Nhộn nhịp ngày mùa

Một ngày giữa tháng ba nắng như “đổ lửa”, chúng tôi về lại vùng biên giới giáp nước bạn Campuchia, chạy từ huyện Tân Châu qua An Phú và Tịnh Biên (An Giang). Đến đây mới thấy không khí ngày mùa nhộn nhịp . Lũ lượt ghe tàu của thương lái đến đậu đầy dưới bến sông Bình Di và kênh Vĩnh Tế để thu mua lúa vừa mới tuốt.

Từ đất Việt phóng tầm mắt sang xứ “Cam” hiện lên những cánh đồng trải rộng bao la. Trên mặt đất là những dãy ruộng oằn bông chín vàng óng ả; bắp lai, ớt đều xanh tươi mơn mởn một màu, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Cửa khẩu Vĩnh Xương, Vĩnh Hội Đông (An Phú), cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (Tịnh Biên) những ngày vào vụ tấp nập người qua lại. Từng đoàn xe chở nặng lúa từ đất “Cam” đổ về, trái cây, hoa màu ngập tràn các khu chợ vùng biên. Cảnh trao đổi, mua bán hết sức sôi động.

Đứng tại cửa ngõ biên giới của huyện An Phú, chúng tôi được nhiều bà con nông dân vừa xong vụ thu hoạch lúa phấn khởi tiếp chuyện, ai nấy cũng nở nụ cười tươi vì trúng mùa, trúng giá. Nhất là những hộ dân ở xã Vĩnh Xương (Tân Châu), trước đây đa phần ít đất sản xuất, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê vô cùng khó khăn; sau khi được Nhà nước tạo thuận lợi giao thương giữa hai nước thì kinh tế “phất” lên cũng nhờ làm nông...

Sắm xe, xây nhà

Vụ lúa ĐX 2007-2008 này, nhiều hộ đã xây được nhà tường, mua xe gắn máy hai ba chiếc, đổi đời trông thấy nhờ thuê hàng chục mẫu đất ở Campuchia. Những ngày vào vụ thu hoạch lúa trên đất bạn, muốn tìm gặp bà con Việt kiều sang đó làm ăn chúng tôi phải mấy lượt hẹn hò. Thường mấy ngày này họ dồn dịch cả gia đình dốc sức cho ngày thu hoạch.

Được sự giới thiệu của ông Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lộc (huyện Tân Châu), chúng tôi có dịp hiểu thêm về cung cách làm ăn của người Việt sang bên kia làm nông nghiệp. Ông Phó Chủ tịch cho hay trong xã đã có nhiều người thành công. Trong đó có thể kể đến gia đình anh Phan Văn Thảo ở ấp 3.

Xuất thân từ một gia đình nghèo tiêu chuẩn đông con, vợ chồng ra riêng ở Việt Nam chỉ có vài công đất, quanh năm làm thuê mướn kiếm thêm cái ăn. Năm 2000, vợ chồng anh Thảo mạnh dạn bán đi một công đất nhà được 5 triệu đồng, họ sang xã Ôm-Xà-No, huyện Léc-Đéc (Cần Đăng) hợp đồng với chủ đất người Campuchia thuê 3ha đất ruộng.

“Ruộng tôi còn hơn một tuần nữa mới thu hoạch, thấy năm nay thời tiết thuận lợi nên giàn lúa bông nào, bông nấy no nưỡng. Nếu không có gì trắc trở, với 5 ha lúa này của tôi sẽ “đẻ” lãi ít nhất cũng 100 triệu đồng.” – ông Văn nói. Ông Văn cũng cho hay ông đang tranh thủ tìm “mối” để kiếm thuê thêm đất, mở rộng diện tích đất thuê đất để kết hợp vừa trồng lúa, màu với nuôi bò.

Có đất, vợ chồng anh lao vào cải tạo, xổ phèn, làm đất phẳng rồi gieo trồng lúa. Giá thuê đất bên xứ Cam tương đương 250 ngàn đồng/công/năm, làm được 2 vụ lúa, rẻ hơn so với thuê đất ở Việt Nam. “Năm đầu thuê đất bên Camphuchia làm lúa bị lỗ nặng, vì đất chưa thành thục, dậy phèn. Tuy bị lỗ lã nhưng vợ chồng tôi không nản chí. Sau vài vụ cải tạo, làm thuỷ lợi nội đồng hoàn chỉnh, lúa bắt đầu cho năng suất cao và làm có ăn hơn. Vụ ĐX rồi ruộng tôi nếu tính bình quân cũng đã đạt từ 35 giạ/một công. Thương lái vào tận ruộng mua với giá 4.200 đồng/ kg lúa mới vừa tuốt xong. Nếu trừ hết các khoản chi phí đầu tư thì 3ha lúa này cũng lãi trên dưới 50 triệu đồng.” - chị Dĩa, vợ anh Thảo phấn khởi nói.

Trúng mấy mùa vụ liên tiếp, gia đình anh Thảo bây giờ đã thoát nghèo. Chẳng những vậy, anh còn cho sửa sang lại căn nhà và sắm thêm mấy chiếc xe.

Không riêng anh Thảo, mà ở xã Vĩnh Xương (Tân Châu) còn có ông Thái Thiện Văn, mấy năm trước sang Campuchia thuê 5 ha đất đã khấm khá lên trông thấy. Ông Văn cho biết, sang bên kia thuê đất phải quen biết mới mướn được. Ông thuê đất bên này đã 4 năm nên qua lại đường biên như...qua nhà hàng xóm. Đi riết rồi các anh biên phòng quen mặt và miễn luôn tiền trạm. Người Việt sang bên đó làm lúa tờ mờ sáng đã rời nhà, đến chiều tối mới quay về nhà lại, thậm chí ngủ lại bên đó.

Nhiều năm qua, đất ở Campuchia được cải tạo khá tốt nên không ít người Việt đã sang đó làm giàu.

BẢO TRÂN – LÊ HOÀNG VŨ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang