• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển rau an toàn: Cấp thiết quy hoạch vùng

Nguồn tin: Hoà Bình, 4/4/2008
Ngày cập nhật: 5/4/2008

Phát triển rau an toàn được các địa phương, cấp ngành đặc biệt quan tâm. Lợi ích kinh tế đã thấy rõ. Tuy vậy, đến nay mới chỉ dừng ở mô hình và manh mún, chưa có thương hiệu. Nguyên nhân chính là chưa có quy hoạch vùng cụ thể.

Lợi ích từ kinh tế

“Từ khi trồng rau an toàn, mỗi sáng hái rau đem ra chợ là tôi có ngay trên dưới 100 ngàn đồng” - đó là lời tâm sự của anh Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ KNKL xóm Chùa, xã Thống Nhất (TP. Hoà Bình). Từ tết đến nay, trên mảnh ruộng hơn 2.000m2 trồng rau an toàn, gia đình anh Hải đã thu về trên dưới 20 triệu đồng. Điều đáng nói, gia đình anh Hải đầu tư một lần nhưng thu hoạch từ 4 đến 5 tháng liên tục. Hiện, anh Hải đang trồng thêm khoảng 600 m2 cà chua trái vụ. Dự kiến trong tháng tới, mỗi mét vuông cà chua thu được từ 80.000 - 100.000 đồng.

Trong xóm Chùa còn trên 20 hộ gia đình tham gia trồng rau an toàn. Kinh tế nhờ vậy từng bước đi lên. Gia đình Hà Văn Bình, cách đây vài năm, trên diện tích 1.700 m2 ruộng chỉ độc canh cây lúa. Mỗi năm, gia đình anh Bình mất khoảng 3 đến 4 tháng vay mượn để ăn. Đến nay, gia đình anh Bình chuyển 700 m2 sang trồng rau, mỗi ngày đều đặn thu về gần 100.000 đồng.

Bờ trái sông Đà, gia đình ông Hà Ngọc Phái, xón Yên Hoà 2, xã Yên Mông hiện đang trồng khoảng 1.300 m2 rau bí lấy ngọn để bán. Chị vợ tên Nguyễn Thị Tình, đon đả: “Trồng rau bí tính kinh tế sơ sơ cũng gấp 4 đến 5 lần trồng lúa chú ạ. Đầu tư một lần mà cho thu cả vài tháng. Mỗi ngày, gia đình tôi cũng thu về từ 90.000 - 100.000 đồng là chuyện thường”.

"Nỗi đau" người trong cuộc

CLB xóm Chùa, xã Thống Nhất (TP Hoà Bình) hiện có 25 thành viên được đánh giá điển hình trồng rau phát triển kinh tế. Theo ông Ông Vũ Văn Sơn, Chủ nhiệm CLB cho hay: “Cái khổ đối với mỗi thành viên trong Ban Chủ nhiệm CLB chúng tôi khi phát động trồng loại rau, củ, quả mới đều phải đi đầu. Nhiều khi lợi ích kinh tế thấy rõ nhưng chưa chắc người dân đã làm theo. Do vậy, công sức của một vài cá nhân nhằm tạo thương hiệu cho rau an toàn chẳng thấm vào đâu”.

Từ nhiều năm nay, HTX Thống Nhất đổ biết bao công sức, tiền của ra lập đề án, kiểm nghiệm mẫu đất, mẫu nước nhằm xây dựng một vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, diện tích khoảng 15 ha. Cho đến nay, ngoài cánh đồng, lẻ tẻ đây đó mới vài thửa ruộng trồng rau, đa phần lúa, ngô vẫn mọc đều tăm tắp. Do toàn bộ diện tích qui hoạch trồng rau an toàn hiện vẫn nằm trên giấy nên mọi kêu gọi hỗ trợ về vốn từ Trung tâm KNKL tỉnh chỉ nhận được cái lắc đầu. Tiếc rằng, chỉ riêng một dự án nước ngoài hiện đang thông qua Trung tâm KNKL tỉnh sẵn sàng đầu tư ngay từ 10 ngàn USD - 50 ngàn USD cho một vùng trồng rau an toàn với điều kiện có đầy đủ cơ sở pháp lý.

Trung tâm KLKN tỉnh và các huyện, Thành phố đều mở hàng chục lớp về chuyển giao kỹ thật, đầu tư giống, phân bón cho trồng rau an toàn tới hàng trăm hộ gia đình trên địa bàn cả tỉnh. Nhưng theo anh Đỗ Đức Thịnh, cán bộ thuộc Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế Thành phố: “Thật buồn khi KHKT được chuyển giao đến tận hộ gia đình nhưng đến nay, cả Thành phố vẫn chưa có nổi một thương hiệu rau an toàn. Người dân mạnh ai người ấy làm, phần nhiều được trồng nhỏ lẻ và manh mún”.

Cấp thiết quy hoạch vùng

Phát triển nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng thu nhập cao là một trong những trọng tâm nằm trong Nghị quyết Đảng bộ các địa phương. Dù rằng mỗi ngày, đất nông nghiệp dần bị thu hẹp, dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ. Trong khi đó, nhu cầu về rau xanh hiện nay đối với thành phố Hoà Bình và các huyện phần phần nhiều trông chờ từ các tỉnh lân cận đem đến. Chất lượng về an toàn thực phẩm không được kiểm tra. Ngay rau, củ, quả được trồng trong tỉnh cũng chưa chắc đảm bảo chất lượng.

Hiện tại và tương lai, rau an toàn được cho có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng thực phẩm thiết yếu đối với nhu cầu mọi người dân. Phát triển rau an toàn là gián tiếp chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần tạo thế mạnh trong thu hút đầu tư. Đồng thời góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống một cách thiết thực cho người nông dân.

“Hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh đều quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhưng cả tỉnh chưa quyhoạch nổi một vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, đúng nghĩa. Do vậy, việc phát triển thương hiệu rau an toàn gặp khó khăn. Đồng thời hạn chế khả năng tìm kiếm đối tác trong cung cấp rau an toàn ra thị trường.” – bà Nguyễn Thị Lượng, Phó GĐ Trung tâm KNKL tỉnh trăn trở.

Đã đến lúc, các ngành chức năng cũng như các huyện, thành phố cần thực sự quan tâm hơn nữa đến “mặt trận” nông nghiệp, trong đó, vấn đề qui hoạch từng vùng cụ thể đối với sản xuất rau an toàn thực sự trở lên cấp bách.

Hồng Trung

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang