• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Xổ số" cây trồng

Nguồn tin: Quảng Nam, 04/04/2008
Ngày cập nhật: 5/4/2008

Bỏ tiền ra lao theo huỳnh đàn với ước mơ mười năm sau đổi đời, liệu nông dân sẽ đạt mục đích?

Quế, tiêu, keo lai, dó bầu,... đã một thời lên cơn sốt. Bây giờ lại là cây huỳnh đàn. Biết đến bao giờ nông dân Quảng Nam mới thôi cung cách sản xuất theo kiểu người chơi “xổ số”?

Bao nhiêu lần vấp ngã

Một ngày gần đây, khi lên thăm lại ông Nguyễn Văn Anh, một chủ vườn ươm “tên tuổi” của Tiên Phước, tôi gặp ông đang cầm dao lột vỏ cây quế 25 năm tuổi trong vườn. Nếu như 15 năm trước, việc thu hoạch này ông không dám đụng tới, phải là những thợ quế kỳ cựu để bóc tách làm sao cho vỏ quế ra khỏi thân vẫn còn nguyên vẹn, không sứt mẻ, bể nát, đặng uốn thành hình số 3 - một sản phẩm quế nổi tiếng thế giới mà không phải nơi nào ở Việt Nam cũng có được. “Bây giờ không còn ai mua quế số 3 nữa” - ông Anh nói. Một cây quế như vậy 15 năm trước là cả một cây vàng, bây giờ thì may lắm mới được… 50.000 đồng! Ông Anh lấy dao cắt, nạy, rồi dùng tay bứt từng miếng quế ra khỏi thân và vứt bừa xuống đất. Quế rớt giá, 1kg từ 100.000 đồng xuống còn 8.000 đồng, khốn khó thật nhưng không đau bằng việc thương lái từ chối mua quế số 3, vì như thế là “khai tử” thương hiệu quế Trà My, Tiên Phước từng nổi tiếng hàng mấy trăm năm ở vùng Đông Nam Á này.

Những vườn cây lâu năm của Tiên Phước, Trà My hiện như một “thế giới” cách biệt với cuộc sống: Ngoài kia cái gì cũng lên giá, còn đây sản phẩm nào cũng xuống. Với quế, thậm chí không còn giá. Một lon hạt quế (để ươm ra cây quế giống) hàng chục năm liền có giá 80.000 đồng nhưng bây giờ là bao nhiêu, không vườn ươm nào biết. Chủ vườn ươm lớn nhất Tiên Phước, ông Trần Vũ Linh, nói như chợt nhớ lại: “Ba năm lại đây không còn ai ươm quế nên hạt quế không còn giá nữa!”.

Không riêng gì quế, mà cây keo lai một thời làm rừng chết hàng loạt (do dân phá rừng lấy đất trồng keo) bây giờ cũng eo sèo ở các vườn ươm. Những bảng hiệu “Tại đây bán keo giống” dày đặc dọc đường lên Tiên Kỳ (Tiên Phước), Bắc Trà My… bây giờ không biết bị gỡ vứt đâu. Rồi cây cau, nói đâu xa, chỉ hai, ba năm trước, nông dân đua nhau thế chấp “sổ đỏ” vào ngân hàng để vay tiền tạo vườn lớn, người năm, bảy sào, kẻ hai, ba mẫu, bây giờ ai nghe nói đến cau là giật mình. Từ 10.000 đồng, thậm chí 14.000 đồng/kg cau trái, bây giờ chỉ còn 2.000 đồng. Tại vườn ươm ông Anh, cau giống đang được bán 1.200 đồng/cây, trong khi chỉ mới năm ngoái 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, lạ nhất là khi đi qua một vườn ươm cây vàng hoe, tiêu điều, tôi hỏi cây gì mà bỏ bê vậy, ông Anh nói không thèm dừng chân: Cây dó bầu đó (?!).

Đâu rồi “cây tỷ phú”?

Mấy năm trước, nông dân nhiều nơi gọi cây dó bầu là cây tỷ phú. Quả như vậy. Vào tháng 6-2005, tại cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam, Bộ Tài nguyên - Môi trường và Ngân hàng Thế giới đã trao giải nhất kèm 10.000USD tiền thưởng cho dự án “Trồng cây dó bầu tạo trầm” của Công ty Dó bầu hương (Tp. Hồ Chí Minh). Dự án đó khẳng định: Trồng 1ha dó bầu, 7 năm sau sẽ cho thu nhập tối thiểu 250.000USD. Thông tin này theo miệng những người bán cây giống dó bầu lan ra dân chúng, nông dân nghe vậy ào ạt bỏ tiền mua. Thời đó (2005 - 2006), cây cau đang ở “đỉnh cao”, nên giá cây giống đắt nhất trong các loại cây với 4.000 đồng/ cây. Thế nhưng dù mới ra đời, cây giống dó bầu đã ở mức 7.000 đồng/ cây (có nơi cao hơn). Giá ngất ngưởng như thế mà nhiều nhà vườn Tiên Phước bán được đến 400.000 cây/năm.

Cây quế một thời sốt giá khiến bao nông dân vay tiền lao theo giờ thành đồ bỏ đi.

“Giấc mộng” tỷ phú với dó bầu chưa có thời gian để thành hiện thực, tôi không dám phủ nhận nó, nhưng điều này là sự thật - ngay cả những người từng mạnh miệng rêu rao hiệu quả dó bầu, rằng sẽ đảm bảo đầu ra cho dó bầu, bây giờ ai cũng tránh không muốn nhắc tới. Một người có thâm niên kinh doanh giống dó bầu 5 - 7 năm rồi ở Tiên Phước (không tiện nêu tên), từng hứa với người mua cây giống rằng, bà con cứ đem về trồng đi, khi cây 7 tuổi, tôi sẽ mua lại với giá 3 triệu đồng/ cây, nếu ai có cây già hơn sẽ mua cao hơn, thậm chí 50 triệu đồng/ cây. Bây giờ gặp anh, hỏi đã mua của nông dân cây nào chưa. Anh lắc đầu. Tôi hỏi tiếp, một, hai năm nữa, Quảng Nam này sẽ có hàng nghìn cây dó bầu mà anh bán cho bà con đến tuổi khai thác, liệu anh sẽ mua cho bà con như lúc bán anh từng tuyên bố, nhà vườn này ậm ừ…

Chỉ một, hai năm nữa, hàng trăm nghìn cây dó bầu ở Quảng Nam và nhiều tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ đến tuổi khai thác, ai sẽ là người tiêu thụ? Không ai biết. Sự thật là hiện nay, Chi nhánh Công ty Dó bầu hương Núi Thành, đã hạ giá bán cây dó bầu từ 7.000 đồng xuống còn 2.000 đồng mà cũng hiu hắt người mua. Và hiện nay, người ta tiếp tục nhập cây giống huỳnh đàn từ các tỉnh phía Bắc về bán với những lời khẳng định chắc nịch như thời cây dó bầu: Huỳnh đàn hiệu quả lắm, hiệu quả vô cùng!

Đến lượt huỳnh đàn!

Như Báo Quảng Nam đã thông tin, cây giống huỳnh đàn đang lên cơn sốt tại Quảng Nam. Không cần biết nguồn gốc cây giống thế nào, chất lượng ra sao, mai sau thu hoạch bán đi đâu, nông dân vẫn đua nhau bỏ tiền ra mua, khiến cho cây giống huỳnh đàn cao ngất ngưởng: 15.000 đồng/ cây, thậm chí 30.000 đồng/ cây như lời nhà vườn Nguyễn Văn Anh. Trong khi chưa có thông tin khoa học nào chắc chắn về hiệu quả kinh tế của cây huỳnh đàn, thì mới đây, Bản tin Nông nghiệp Nông thôn Quảng Nam, lại đăng một bài báo có tít đề: “Trồng cây sưa (huỳnh đàn) kinh tế nhiều hứa hẹn” (?!). Bài báo đã được một số vườn ươm phô tô giao cho khách hàng mỗi khi có ai đến mua cây giống, như là một đảm bảo về tính đúng đắn của việc bỏ tiền mua và trồng cây huỳnh đàn!

Không nên vì giá gỗ huỳnh đàn tự nhiên trôi nổi mà khuấy động cuộc đua trồng cây huỳnh đàn gây thiệt hại cho nông dân (trong ảnh là tang vật gỗ huỳnh đàn kiểm lâm thu được từ tay lâm tặc).

Trong bài báo, tác giả quả quyết là trồng cây sưa 10 năm sẽ thu được 15 - 20kg gỗ ròng (gỗ lõi), thu nhập 15 - 20 triệu đồng… Trên thị trường đã từng có chuyện 1kg gỗ lõi huỳnh đàn có giá 1 triệu đồng, thậm chí 1,5 triệu đồng, nhưng nên nhớ đây là huỳnh đàn mà người ta khai thác trái phép trong tự nhiên có tuổi đời vài chục năm, thậm chí cả trăm năm. Liệu huỳnh đàn trồng trong vườn mười năm có cho ra gỗ lõi như vậy không? Hơn nữa, thời gian qua, huỳnh đàn còn hiếm, giá còn cao nhưng 10 năm sau với phong trào trồng huỳnh đàn như hiện nay, cả nước sẽ có cả triệu cây huỳnh đàn, thì liệu có còn hiếm để có giá 1 - 1,5 triệu đồng/kg gỗ lõi nữa không? Lẽ ra, trong phong trào trồng huỳnh đàn có tính tự phát như hiện nay, ngành nông nghiệp nên khuyến cáo nông dân thận trọng vì chưa biết rõ đầu ra như thế nào; đồng thời tổ chức kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh Giống cây trồng, xử phạt những trường hợp kinh doanh cây giống không rõ nguồn gốc đang bán tràn lan trên địa bàn tỉnh; đằng này lại đi làm một việc rất cảm tính và đầy nguy hiểm.

Ngay tại Xí nghiệp Giống nông lâm nghiệp Chiên Đàn - một địa chỉ đang gieo ươm, bán cây giống huỳnh đàn - những người có trách nhiệm ở đây vẫn rất dè dặt khi nói về hiệu quả của cây huỳnh đàn. Là người bán cây giống, nhưng ông Nguyễn Đức Hùng - Phó Giám đốc xí nghiệp, cũng thành thật: “Chúng tôi thật sự không biết mười năm sau, lõi gỗ huỳnh đàn sẽ ở đoạn nào của cây - gốc hay ngọn, hay là cả cây chỗ nào cũng có lõi, nên không quả quyết thu nhập mỗi cây sẽ là bao nhiêu”.

Ông Nguyễn Văn Anh là người bán cây giống huỳnh đàn, nhưng chỉ trồng vài ba cây trong vườn để… chơi thôi. Mà không riêng gì ông Anh, chưa thấy nhà vườn huỳnh đàn nào ở Quảng Nam mạo hiểm vung tiền ra trồng huỳnh đàn thành vườn, thành rừng. Một chủ nhà vườn huỳnh đàn khi bị hỏi dồn thì bộc bạch rằng, những cây huỳnh đàn tiền tỷ mà gần đây lâm tặc khai thác ở Quảng Nam hầu hết nằm trên những núi đá vôi. Rừng Quảng Nam mênh mông như thế nhưng chỉ có 2 điểm thôi - A Sờ của Đông Giang và Trà Cang (Nam Trà My). Nông dân ào ạt mua như thế để trồng tràn lan chắc gì mười năm sau đã ra huỳnh đàn thật?!

KHẢI PHONG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang