• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Từ tay không trở thành chủ trang trại

Nguồn tin: Bến Tre, 01/04/2008
Ngày cập nhật: 3/4/2008

Từ hai bàn tay trắng, từng chịu đựng biết bao khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, nhưng với tinh thần cần cù, chịu khó và sáng tạo trong lao động sản xuất, ông đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu và trở thành chủ của một trang trại chăn nuôi nổi tiếng. Đó là ông Nguyễn Văn Chạch, còn gọi là ông 10 Chạch ở ấp Tân Đức, xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri.

Từ hai bàn tay trắng, từng chịu đựng biết bao khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, nhưng với tinh thần cần cù, chịu khó và sáng tạo trong lao động sản xuất, ông đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu và trở thành chủ của một trang trại chăn nuôi nổi tiếng. Đó là ông Nguyễn Văn Chạch, còn gọi là ông 10 Chạch ở ấp Tân Đức, xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri. Sinh ra và lớn lên ở xã Phú Lễ, huyện Ba Tri – vùng đất của cây lúa nhưng khi lập gia đình ra riêng, vợ chồng ông 10 Chạch chỉ được cha mẹ cho vài công đất ruộng. Ít đất sản xuất, rồi 11 đứa con của ông lần lượt ra đời, bởi thế, cảnh túng quẩn cứ luôn đeo đẳng. Vào những năm 1978 – 1979 - 1980, cảnh sâu rầy phá hại, mùa màng thất bát triền miên, gia đình ông 10 Chạch nhiều năm liền phải sống trong cảnh rau cháo qua bữa bằng đồng tiền đi làm thuê, làm mướn của hai ông bà. Năm 1986, ông 10 Chạch làm đơn xin đưa vợ con đến Khu Kinh tế mới Tân Mỹ – nay là xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri để khai phá đất hoang trồng mía. Sự đồng vợ, đồng chồng, chỉ hơn một năm sau, gần 2 ha đất hoang vu, đầy chà là gai, nước mặn đã trở thành rẫy mía xanh tốt. Tưởng rằng từ đây, gia đình ông 10 Chạch chấm dứt cảnh bữa no, bữa đói. Tuy nhiên, do giá mía cây lên xuống thất thường, thu nhập bấp bênh, ông 10 vẫn duy trì cây mía nhưng vào những tháng rãnh rỗi, ông phải đưa vợ và mấy người con lớn vào Đồng Tháp gặt lúa thuê mới tạm đủ sống. Cây mía trồng lâu năm đã trở nên thoái hóa. Nhiều loại sâu bệnh phá hại, năng suất mía cũng giảm dần, mặt khác, do đầu ra bấp bênh, giá cả năm được, năm mất đã làm cho gia đình ông 10 Chạch bị thất thu. Có năm bỏ công làm lời cũng không sao đủ trang trải nợ nần. Không riêng gia đình ông 10 Chạch mà nhiều bà con trong ấp và xã Tân Mỹ đã bỏ đất hoang, đi nơi khác làm thuê. Đầu năm 2002, Công trình Cống đập Ba Lai hoàn thành và phát huy hiệu quả, những vùng đất ven sông Ba Lai, trong đó có xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri được ngọt hóa và trở nên màu mỡ, cuối năm đó, ông 10 Chạch đã thuê cơ giới san lắp toàn bộ rẫy mía để chuyển sang trồng lúa. Mới bắt đầu trồng lúa, ông 10 Chạch đã đi nhiều nơi tìm hiểu những giống lúa mới phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu trên vùng đất của mình, đồng thời, tham gia tất cả các lớp khuyến nông do địa phương tổ chức để trang bị kiến thức và kỹ năng canh tác. Một điều khá bất ngờ là, cây lúa đã tỏ ra rất phù hợp với chân đất ở đây. Vụ lúa đầu tiên, gia đình ông 10 Chạch đạt năng suất hơn 4 tấn/ha, sau khi trừ chi phí, còn lãi hơn 12 triệu đồng, ngang bằng với một vụ mía. Mỗi năm, gia đình ông canh tác 3 vụ lúa, thu lãi hơn 30 triệu đồng. Ở các năm tiếp sau, năng suất lúa cứ tăng dần lên 4,5 tấn, rồi 6 tấn, cá biệt, ở vụ đông xuân, đạt hơn 7,5 tấn lúa khô trên một ha. Đạt được năng suất cao, ông 10 Chạch lại suy nghĩ đến việc giảm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận. Kinh nghiệm mà ông 10 Chạch rút ra là, gieo sạ thưa để giảm lượng lúa giống (sạ thưa còn mang lại lợi ích khác là dễ phát hiện sâu bệnh để phòng trị đúng lúc); bón phân dựa vào bảng so màu lá để tiết kiệm lượng phân bón; chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết. Nhờ liên tục trúng mùa, chi phí sản xuất thấp, lợi nhuận tăng đã giúp gia đình 10 Chạch làm giàu từ cây lúa. Nhiều bà con trong ấp sau những lần đến tham quan, học tập kỹ thuật canh tác lúa của ông 10 Chạch đã mạnh dạn phá bỏ cây mía, chuyển sang trồng lúa. Ở xã Tân Mỹ hiện nay, cây mía không còn giữ vị trí độc canh mà đã có hơn 250 ha đất mía được chuyển sang trồng lúa nước. Đời sống của người dân khá lên nhanh chóng, nhiều hộ đã làm giàu từ cây lúa. Liên tiếp trong các năm 2005 – 2006 - thời điểm giá bò giống giảm sút nghiêm trọng, người chăn nuôi khắp nơi bị thua lỗ, nhiều hộ không cầm cự nỗi hoặc do có vay vốn ngân hàng nuôi bò đã bán tháo đàn bò giống cho thương lái với giá rẻ mạt để trả nợ và chuyển nghề thì mà gia đình ông Nguyễn Văn Chạch lại đầu tư xây dựng chuồng trại, tăng quy mô đàn bò giống lên hàng chục con. Nhiều bà con trong xóm thấy vậy cho rằng ông 10 Chạch làm chuyện ngược đời, sẽ nghèo vì nuôi bò. Bỏ ngoài tai lời dị nghị của xóm giềng, ông 10 Chạch càng chăm sóc chu đáo nên đàn bò con nào cũng ăn nhiều, lớn nhanh, mau sinh sản. Ông 10 cho biết, làm ruộng mà không chăn nuôi để tận dụng nguồn phụ phẩm ngoài đồng như cỏ, rơm rạ để chăn nuôi gia súc thì khó mong làm giàu. Chính quan niệm và biết cách tận dụng như vậy nên khi giá bò rớt xuống tận đáy, gia đình ông vẫn không bị thua lỗ và duy trì được trang trại. Tại thời điểm này, khi cơn khủng hoảng bò giống chấm dứt, giá bò tăng mạnh trở lại thì gia đình ông 10 Chạch trở thành một trong số ít trang trại chăn nuôi quy mô nhất nhì ở huyện Ba Tri. Giá trị đàn bò của gia đình ông đã lên đến hàng trăm triệu đồng. Hiện nay, khi giá bò thịt tăng lên hơn 8,5 triệu đồng/tạ, nhiều nông dân lại đổ xô đi mua bò giống về nuôi, trang trại của ông 10 Chạch đang trở thành điểm cung cấp nguồn bò giống tốt cho bà con trong xóm. Hiện nay, khi đã có cuộc sống khá đầy đủ, con cái nên bề gia thất, nhớ lại những năm tháng phải sống trong cảnh nghèo nàn, túng thiếu, tình thương của ông 10 Chạch đối với những người kém may mắn đã thôi thúc ông lo làm việc thiện. Trong xóm, không ít đôi vợ chồng mới lập gia đình ra sống riêng tư, thiếu vốn và kiến thức, ông đã đến tận nhà, ra tận ruộng tìm hiểu hoàn cảnh của từng hộ và tận tình truyền đạt kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi để bà con cùng học tập, làm theo. Ông 10 Chạch còn cho nhiều hộ nghèo mượn lúa giống, phân bón để sản xuất đến vụ mới trả. Nhiều đôi vợ chồng trẻ được ông bán thiếu bò giống, sau vài năm trở nên khá giả đã gọi ông 10 là cha nuôi, ông nuôi với tình cảm hết sức trân trọng. Sau nhiều lần lột xác (từ Nông trường dừa Quyết Thắng rồi trở thành Khu Kinh tế mới Tân Mỹ và hiện nay là xã Tân Mỹ), đời sống của người dân nơi đây đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhờ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, mang lại thu nhập cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Tỷ lệ hộ dân trong diện đói nghèo giảm mạnh, hộ có mức sống khá giàu tăng nhanh. Xã Tân Mỹ đang trên đường xây dựng thành công xã Văn hóa vào cuối năm 2008. Sự thay da đổi thịt nhanh chóng của xã Tân Mỹ có sự đóng góp của những nông dân sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, trong đó, ông Nguyễn Văn Chạch được bình chọn là một trong những Nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang