• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thần dược kích thích cho rau: Tin thất thiệt và tác hại với dân

Nguồn tin: Nông Nghiệp, 01/04/2008
Ngày cập nhật: 2/4/2008

Là một chuyên gia Sinh học tôi rất ngạc nhiên khi trên đài trên báo đưa tin về các loại "thần dược" được nông dân sử dụng để làm cho rau dài ra, su hào lớn lên trong thời gian rất ngắn.

Qua bài Sự thật về “thần dược kích thích cho rau” trên mục Bình báo của trang web Đọc báo trực tuyến tôi rất mừng là sự thật đã được làm sáng tỏ. Đó là việc nông dân sử dụng chất điều hòa sinh trưởng GA3 và một chất mà tác giả bài báo nói không rõ nguồn gốc là chất 920. Tôi xin khẳng định chế phẩm 920 cũng chính là GA3 được sản xuất và ứng dụng rộng rãi tại Trung Quốc. Vậy GA3 là gì? Đó là gibberellic acid, một chất có công thức nguyên là C19H22O6.

Lịch sử của sự phát hiện ra GA3 như sau: Năm 1926 nhà khoa học Nhật Bản Eiichi Kurosawa nghiên cứu cây lúa von (bệnh bakanae) ở Đài Loan. Ông rất ngạc nhiên vì sao các cây lúa bị bệnh lúa von lớn cao vọt hơn các cây khác. Ông phát hiện thấy trong gốc của các cây lúa von có một loại vi nấm phát triển. Nấm này đầu tiên được xếp vào nhóm nấm bất toàn và được đặt tên là Fusarium moniliforme. Sau khi tìm được cơ quan sinh sản của chúng là bào tử túi người ta chuyển chúng vào Nấm túi (Ascomycota) và đổi tên thành Gibberella fujikuroa. Năm 1935 Teijiro Yabuta đã chiết xuất được hoạt chất khi nuôi cấy nấm này và đặt tên cho nó là Gibberellin. Đây chính là acid gibberellic (GA). Cho đến năm 2003 người ta đã tìm thấy 126 loại GA khác nhau và đặt tên từ GA1, GA2, GA3 đến…GA126. Trong 126 loại này thì GA3 có hoạt tính kích thích sinh trưởng thực vật cao nhất vì vậy được sản xuất và ứng dụng rộng rãi trên thế giới. GA có khối lượng phân tử là 346,38g/mol; điểm sôi là 233-2350C, độ hòa tan trong nước (sau khi hòa tan trước trong cồn) là 5g/l (ở 200C).

GA3 sản xuất bởi các hãng khác nhau được mang các tên thương phẩm khác nhau, chẳng hạn như 920 (BSI), Berelex (ICI), Gib-Tabs (Elanco), Gib-sol (Elanco), pro-Gibb (Abbott), Pro-Gibb Plus (Abbott), Activol…Bột thương phẩm trắng dạng tinh thể thường có hàm lượng GA3 từ 85% trở lên. Còn có thương phẩm dạng bột hay dạng viên chứa 40%GA3, loại thương phẩm dạng bột ướt chứa 70% GA3, có loại dạng huyền phù (sữa) chứa 4%GA3. GA3 được khẳng định là hoàn toàn vô hại đối với người, gia súc, gia cầm nên được sử dụng rộng rãi ở mọi quốc gia. Tác dụng điều hòa sinh trưởng của GA3 chủ yếu là xúc tiến việc kéo dài tế bào, xúc tiến quá trình tổng hợp protein và axit nucleic trong tế bào, kích thích hạt nẩy mầm, thúc đẩy quá trình phát triển của thân, lá, hoa. GA3 giúp sản sinh ra loại ARN thông tin mã hóa việc tổng hợp các men thủy phân (hydrolytic enzymes) như amylase, ribonuclease, lipase… do đó giúp phân giải các chất dự trữ trong tế bào để cung cấp cho quá trình sinh trưởng các cơ quan mới.

Nồng độ sử dụng thường tính bằng ppm (phần triệu). Tùy từng loại cây trồng mà dùng các nồng độ khác nhau và phun vào các thời điểm khác nhau theo bảng hướng dẫn có bên trong các bao bì sản phẩm GA3. Như vậy là qua kiểm tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội thì chưa thấy người trồng rau có sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật nào ngoài quy định cho phép. Tin đồn rau to, rau non là do dùng chất kích thích «lớn như thổi» là thông tin không chính xác, làm thiệt hại rất lớn cho người trồng rau và gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Đây không phải là lần đầu tiên người sản xuất chịu thiệt hại và người tiêu dùng bị hoang mang trước các tin đồn. Trước đây người trồng vải đã có lần lao đao vì tin đồn ăn vải bị viêm não, rồi thì tin đồn ăn bưởi bị ung thư…Ngay chuyện uống nước đun lá đu đủ để chữa ung thư cũng xuất phát từ một bản dịch không chính xác của một Việt kiều ở Australia. Sự thực là như sau: Có sự nhầm lẫn giữa cây đu đủ (Papaya) với một cây khác có tên là Paw- paw.

Cây đu đủ tên khoa học là Carcia papaya thuộc họ Caricaceae (có người xếp vào họ Papayaceae) còn cây Paw-paw có tên khoa học là Asimia triloba thuộc họ Annonaceae. Cây này còn được gọi là chuối Ấn Độ (Indian banana), chuối Hoosier (Hoosier banana), chuối cho người nghèo (Poor Man’s Banana). Trông giống như quả xoài nhưng bên trong không giống. Sai lầm nghiêm trọng này do một Việt kiều dịch bài từ nguồn Gold Coast Bulletin (04/92) và đưa lên mạng (http://www.dactai.com/ladudu.html). Thật là một nhầm lẫn tai hại làm cho bao nhiêu người nhắm mắt uống thứ nước đun lá đu đủ rất khó uống trong nhiều năm mà chả có tác dụng gì.

Đã đến lúc các nhà báo và các cơ quan thông tin đại chúng phải làm việc với các nhà khoa học trước khi đưa ra các thông tin thiếu cơ sở khoa học và có hại cho người sản xuất, gây hoang mang cho người tiêu dùng.

GS NGUYỄN LÂN DŨNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang