• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bắc Giang: Nông dân Sơn Ðộng giúp nhau làm giàu

Nguồn tin: ND, 28/03/2008
Ngày cập nhật: 30/3/2008

Những triệu phú "chân đất" ở xã nghèo huyện miền núi Sơn Ðộng, tỉnh Bắc Giang, dù gặp nhiều khó khăn, đã mạnh dạn đi đầu trong việc tìm hiểu đưa giống chè, cây sưa lên đồi rừng, vừa nhanh nhạy chọn tìm thị trường tiêu thụ, giúp hàng trăm hộ bà con dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế, thoát khỏi đói nghèo.

Sau đợt rét đậm rét hại, anh nông dân Trần Thanh Hải, 37 tuổi (trong ảnh), chủ trang trại Nà Vàng ở xã Vân Sơn khuôn mặt chưa hết vẻ lo lắng. "Vải hết thời rồi. Năm ngoái rớt giá, riêng cây vải nhà tôi mất toi 100 triệu đồng"! Khoát tay chỉ mấy dãy đồi ngút ngàn 4.500 gốc vải thiều đang ra hoa, giọng anh Hải chùng xuống - Phân bón NPK mấy hôm nay lên tới 3.300 đồng/kg, đắt gần gấp đôi so với giá năm ngoái. Chả dám bón cây nào!

Tình hình giá cả tăng đột biến, liên tục từ trước Tết đến nay đã gây nhiều lo lắng cho nông dân, nhất là những người chăn nuôi ở vùng miền núi đặc biệt khó khăn Sơn Ðộng. Trên diện tích mặt nước ao phía trước nhà, gia đình anh Hải đầu tư nuôi đàn vịt đẻ hơn một nghìn con, mỗi tuần cho hơn bốn nghìn quả trứng. Anh Hải nhẩm tính, với giá cám hiện nay gần 280 nghìn đồng/ 1 bao loại 40kg (đắt gần gấp đôi giá cám giữa năm 2006), trong khi mỗi quả trứng bán ra chỉ được 1.600 đồng, nhỉnh hơn 600 đồng so với hai năm trước. Ðàn vịt gia đình mỗi tháng "ngốn" hết tầm 100 bao cám, ngót 28 triệu đồng! Thế nhưng dù giá trứng không lên là mấy thì hàng sọt trứng chất đầy góc chuồng của gia đình anh Hải vẫn chưa tiêu thụ được. "Thóc, gạo, thực phẩm tăng vù vù. Trước Tết nhiều người lỡ bán hết thóc rồi, nay không có gì bán lấy tiền mua sắm! Vợ chồng tôi đang chờ mấy người buôn dưới xuôi lên mua trứng". - Anh Hải giải thích vậy.

Không riêng trường hợp của gia đình anh Hải, giá quả vải thiều mấy năm qua liên tục xuống thấp, có lúc ở mức 500- 800 đồng/kg tại chân vườn các thôn Nà Hin, Là Vàng, Phe, Kha Ang, Bản Gà, Bản Khả, Là Teèng... Chủ tịch xã Vân Sơn Nguyễn Hoàng Tiến, cho biết, bà con các dân tộc thiểu số ở xã nằm trong vùng thuộc Chương trình 135, mấy năm qua đầu tư phát triển cây vải thiều trên tổng diện tích gần 250 ha. Gần như tất cả các hộ dân, nhiều hay ít, đều bỏ công sức, tiền bạc trên mảnh vườn, đồi rừng với hy vọng cuộc sống ấm no hơn, dựng nhà mới từ cây quả ngọt như bao gia đình vùng vải Lục Ngạn trong tỉnh.

Mấy năm trước, cây vải thiều xứng đáng là "cây xóa đói, giảm nghèo". Mỗi năm bà con Vân Sơn thu nhập vài chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng/hộ. "Nay, nhiều người dân chán, chả thèm chăm bón, phó mặc cây vải cho giời"... Chủ tịch xã Vân Sơn nói thêm. Gần 100% số hộ dân, mấy năm qua, đều vay vốn ngân hàng để trồng vải, nay nhiều người rơi vào cảnh nợ nần. Nhà vay ít 10, 15 triệu đồng, người nhiều vay 30 đến 40 triệu đồng. "Nếu không trường vốn, cứ theo cây vải là vỡ nợ, lại quay về đất không! Mấy chục hộ nghèo giờ hễ càng vay lại càng túng"... Chủ tịch xã Nguyễn Hoàng Tiến giọng xót xa.

"Có gan làm giàu, có gan chịu trận"! Giọng nói chắc nịch của triệu phú nông dân Trần Thanh Hải khi nói về chuyện vải rớt giá, rồi giá cả bấp bênh đang ảnh hưởng sâu sắc cuộc sống bà con, không chỉ ở xã Vân Sơn, mà cả những xã mấy năm trước vừa được ra khỏi Chương trình 135 như Tuấn Ðạo, Bồng Am, Thanh Sơn, Long Sơn...

Ðể mở hướng làm ăn một cách bền vững, cuối năm ngoái, anh Hải đứng ra thành lập HTX Châu Sơn, với mục đích đưa sản phẩm chè sơ chế của khu vực miền bắc vào tiêu thụ ở thị trường miền nam. Chưa gần nửa năm hoạt động, các thành viên HTX đã tìm kiếm thị trường và ký hợp đồng với doanh nghiệp lớn Trà Thiên Thành ở Bảo Lộc (Lâm Ðồng), mỗi năm cung ứng 240 tấn chè khô, trị giá bốn tỷ đồng cho bạn hàng.

Người nông dân trẻ tuổi Trần Thanh Hải đã mạnh dạn trình bày ý kiến trước lãnh đạo huyện và các xã vùng đặc biệt khó khăn về dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chè và chế biến chè tới đây. Ðề xuất UBND huyện Sơn Ðộng, các cơ quan, đơn vị ngành nông nghiệp hỗ trợ cây giống giúp bà con, để kế hoạch trồng mới vùng chè nguyên liệu rộng tới 500 ha, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trở thành hiện thực.

Hàng chục hộ gia đình các thôn, bản ở Vân Sơn háo hức chờ được bắt tay trồng chè với "triệu phú chân đất" Trần Thanh Hải theo hình thức "có đất góp đất, có công góp công, có vốn góp vốn". Ai ai đều mong gây dựng lại thương hiệu chè Sơn Ðộng từng nức tiếng một thời. Xa hơn, bà con mong cây chè thật sự là hướng đi xóa đói nghèo bền vững trong xã. "Hy vọng mô hình trồng chè của anh Hải thành công, sẽ tạo sự đột phá, thay đổi lớn. Xã chúng tôi có thể tham gia 200 ha vườn, đồi để trồng chè", Chủ tịch xã Vĩnh Khương bày tỏ sự đồng tình với dự án đưa chè lên đồi của người nông dân tâm huyết bên xã bạn.

"Thương hiệu chè Sơn Ðộng sẽ sánh vai ngang ngửa với chè các vùng, miền khác", anh Hải quả quyết vậy.

VĂN CHÚC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang