• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

TP Hồ Chí Minh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Nguồn tin: Nhân Dân, 24/03/2008
Ngày cập nhật: 25/3/2008

Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh tuy chỉ chiếm hơn 1% GDP, nhưng lại có vai trò rất quan trọng bởi lẽ nó không chỉ bảo đảm an sinh cho gần hai triệu nông dân mà còn bảo đảm cân bằng sinh thái cả vùng đô thị hóa. Chính vì vậy, TP Hồ Chí Minh đã có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả.

Thành phố Hồ Chí Minh có một vùng nông nghiệp ngoại thành khá phong phú, đa dạng về thổ nhưỡng cũng như ngành nghề. Ðất nông nghiệp chiếm 58% diện tích toàn thành phố. Vài năm trở lại đây, thành phố đã chuyển dịch diện tích trồng lúa năng suất thấp, hiệu quả kém sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, phù hợp nhu cầu thị trường và nông nghiệp đô thị vùng ven thành phố.

Thành phố là một trung tâm khoa học - kỹ thuật lớn của cả nước, đầu mối giao thông với vùng nông nghiệp Ðông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Phát huy lợi thế này, thành phố đưa lên hàng đầu chương trình phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, vươn lên trở thành một trung tâm nghiên cứu sản xuất và cung cấp các loại giống mới cho thị trường thành phố và các tỉnh Nam Bộ.

Bằng các giải pháp kỹ thuật, thành phố đã tạo được giống bò sữa, giống lợn, giống cá, giống tôm sú có năng suất cao. Cơ sở vật chất - kỹ thuật cho ngành giống tiếp tục được trang bị hiện đại, hình thành một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như áp dụng hệ thống tưới bằng công nghệ Israel và Mỹ, mô hình GAP trong sản xuất rau an toàn, tôm. Các sản phẩm giống thương phẩm như lợn hướng nạc, sữa tươi, rau an toàn, hoa cảnh đã đáp ứng nhu cầu thị trường. Ðặc biệt, đã xây dựng mô hình gắn kết bốn nhà: nhà nông - nhà doanh nghiệp - Nhà nước - nhà khoa học trong quá trình sản xuất giống mới, giúp nông dân giảm giá thành hạt giống, tăng khả năng cạnh tranh với các giống nhập khẩu.

Nét nổi bật trong sản xuất nông nghiệp thành phố là người nông dân đã hình thành thói quen sản xuất theo nhu cầu của thị trường, lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì có giá trị kinh tế cao. Hiệu quả kinh doanh thực tế là động lực quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ðặc điểm của thổ nhưỡng vùng ngoại thành TP Hồ Chí Minh không giống nhau, phần lớn đất nông nghiệp bị chua phèn, giáp biển, qua thống kê nhiều năm cho thấy trồng lúa ở TP Hồ Chí Minh đưa lại hiệu quả kinh tế thấp nhất, kế đó là trồng ngô (bắp), khoai. Trong khi đó, trồng cây công nghiệp hiệu quả gấp bốn lần cây lúa, rau gấp năm lần, cây hằng năm năng suất gấp 13 lần và nuôi tôm sú gấp 20 lần trồng lúa.

Cần Giờ, Nhà Bè là vùng đất phèn mặn trồng lúa bao đời nay mà nông dân không đủ ăn, vẫn là vùng nghèo nhất thành phố. Mấy năm qua, nông dân Cần Giờ giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích nuôi tôm. Phong trào nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp thật sự đã bật dậy tiềm năng thế mạnh của vùng nghèo này. Trao đổi ý kiến về chủ trương này, đồng chí Nguyễn Hữu Hiệp, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, cho biết: Cần Giờ là vùng đất trước đây bị hoang hóa, dân trồng lúa, cói một vụ/năm năng suất rất thấp. Từ khi chuyển sang nuôi tôm sú, thu nhập của nông dân được cải thiện rõ rệt. Hiện nay, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Cần Giờ đạt 26.200 tấn. Sắp tới huyện chủ trương củng cố diện tích nuôi tôm bền vững, không phát triển ồ ạt. Ðồng thời, nuôi thêm hàu, cá mú, cá chẽm, cá thác lác, ốc hương, cá kèo nhằm đa dạng vật nuôi ở vùng nước lợ, mặn.

Ở một đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, việc cung cấp rau xanh hằng ngày là vấn đề rất lớn. Mỗi ngày thành phố cần 4.500 tấn, nhưng lâu nay vấn đề an toàn vệ sinh hầu như không bảo đảm, nguy cơ ngộ độc rất lớn. Vì thế, thành phố đã triển khai chương trình rau an toàn. Diện tích trồng rau an toàn năm 2007 đạt gần 8.000 ha, năm 2008 dự định là 10.000 ha, sản lượng khoảng 200.000 tấn. Xuân Thới Thượng là xã nghèo của huyện Hóc Môn, đang có phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chuyển phần lớn đất trồng lúa sang trồng rau cải, su su. Anh Nguyễn Văn Hoàng, hai năm trở lại đây chuyển từ trồng lúa sang trồng cải bông, su su chỉ có hai sào mỗi vụ (hai tháng) thu hơn chục triệu đồng. Nắm bắt nhu cầu thị trường, nông dân đã phát triển sản phẩm mới: rau mầm, được người tiêu dùng (nhất là các nhà hàng, khách sạn) ưa dùng vì rau mầm là loại rau an toàn và bổ dưỡng do không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Cách đây một năm, Trung tâm nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và khuyến nông thành phố thí nghiệm ở ba hộ: ông Quách Vĩnh Tấn, ông Thạch Thành và ông Trần Ngọc Toàn ở phường An Lạc, quận Bình Tân. Sau ba tháng khảo sát, tỷ lệ nảy mầm đạt 90-95%. Giá thành 13.000 đồng/kg, giá bán 30.000 đồng/kg (cây cải trắng). Ở quy mô gia đình, lợi nhuận thu về từ 400.000 đến 500.000 đồng/ngày. Mỗi hộ chỉ cần vốn khoảng 10-15 triệu đồng, vòng quay rất nhanh, không đòi hỏi nhiều diện tích đất. Lúc đầu, quận Bình Tân có 100 hộ trồng rau mầm, trong đó có mười hộ đã lập công ty sản xuất quy mô lớn, mỗi ngày cung cấp 300 kg hàng cho khách sạn, nhà hàng, quán ăn, giải quyết việc làm cho 30 lao động. Hiện nay, các hộ nông dân ở Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Ðức đã trồng rau mầm với nhiều sản phẩm rau khác nhau, theo nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Phát triển rau mầm là tăng khối lượng rau an toàn hằng ngày cho thành phố. Thành phố đang quy hoạch đến năm 2010 có 6.500 ha đất trồng rau mầm với sản lượng 600.000 tấn/năm.

Ngành hoa - cây cảnh - cá cảnh là ngành mới, nhiều triển vọng. Ðây là ngành nghề phù hợp xu hướng đô thị hóa, đáp ứng nhu cầu trang trí nhà cửa, công sở, có thể xuất khẩu mỗi năm đạt giá trị hàng trăm triệu USD, đặc biệt đem lại thu nhập khá cao cho nông dân. Chính thức trở thành chương trình phát triển của ngành nông nghiệp từ năm 2000 với 665 ha, đến nay đã gần 1.500 ha tập trung ở Thủ Ðức, quận 12, Bình Chánh. Ông Trần Văn Bạch ở quận Bình Tân chỉ với 5.000 m2 trồng phong lan Mokara cắt cành mỗi năm thu về từ 400 đến 500 triệu đồng. Ông Trần Bá Thành ở quận 8 chỉ với 2.000 m2 mặt nước nuôi cá cảnh mỗi năm thu lãi gần một tỷ đồng.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã làm tăng giá trị sản xuất. Hiện nay, trên địa bàn thành phố, với cây trồng bình quân hằng năm đạt 66 triệu đồng/ha/năm, với nuôi trồng thủy sản đạt hơn 100 triệu đồng/ha/năm, bình quân chung của ngành nông nghiệp là 72 triệu đồng/ha/năm. Do đó, thu nhập khu vực nông nghiệp tăng lên, nhiều hộ giảm nghèo, vươn lên khá giả, góp phần thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn. TP Hồ Chí Minh đang chỉ đạo thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với phong trào thi đua đạt 100 triệu đồng/ha/năm.

Cơ sở để chuyển dịch cơ cấu sản xuất, lựa chọn cây, con có hiệu quả kinh tế là gắn sản xuất với tiêu thụ, phát triển sản xuất đi liền với xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn. Chính vì vậy, thành phố đã ban hành bốn chính sách. Ðó là chính sách miễn thu thủy lợi phí và thu quỹ phòng, chống lụt, bão đối với nông dân và khu vực nông thôn; tăng ngân sách đầu tư cho vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ nguồn nhân lực cho các hợp tác xã; đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Mặc dù vậy, vẫn có thể nhận xét rằng, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành TP Hồ Chí Minh vẫn còn chậm. Các dịch vụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và nông thôn chưa phát triển. Các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ còn lỏng lẻo, hệ thống phân phối, tiêu thụ nông sản ở ngoại thành còn yếu.

Phát triển nông nghiệp theo hướng xây dựng ngành nông nghiệp gắn với đô thị và môi trường sinh thái; nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả, ổn định và bền vững. Chuyển dịch nhanh hơn nữa cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phát triển mạnh các loại cây, con và nông sản chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

Ðể thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế cao, thành phố đã đề ra một số biện pháp:

Ứng dụng công nghệ sinh học để chọn, tạo, sản xuất, kinh doanh các loại giống cây trồng, vật nuôi sạch bệnh, năng suất cao đáp ứng nhu cầu của thành phố và các địa phương khác. Liên kết chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu để chọn tạo và sản xuất giống, tìm được sản phẩm giống đặc thù của thành phố. Thông tin nhanh về các loại giống mới đến các hộ dân gắn với chuyển giao kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, từ đó giúp nông dân nâng cao thu nhập, củng cố niềm tin, yên tâm sản xuất.

Áp dụng khoa học - kỹ thuật để thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển cây, con chủ lực, tạo khối lượng hàng hóa lớn, ổn định và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ðó là chương trình phát triển đàn bò sữa, rau an toàn, hoa - cây cảnh - cá cảnh và đàn cá sấu. Hình thành sự liên kết ổn định giữa các khâu sản xuất - kinh doanh - dịch vụ - tiêu thụ. Phối hợp I-xra-en xây dựng cơ sở nuôi bò sữa công nghệ cao ở Nhị Xuân, xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn tổng hợp chất lượng cao TMR cho bò sữa. Phát triển mạnh tổng đàn cá sấu cùng với xây dựng cơ sở may xuất khẩu sản phẩm da cá sấu ở Xuân Lộc do nguồn vốn ODA tài trợ.

Tổ hợp tác, HTX nông nghiệp đóng vai trò nòng cốt thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cung cấp vật tư, vốn giống mới và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Phát triển HTX nuôi trồng, chế biến thực phẩm sạch. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, chất kháng sinh trong sản xuất và chế biến nông sản.

Hình thành các chuỗi liên kết kinh doanh nông nghiệp gắn với công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn ngoại thành. Kịp thời thông tin thị trường nông sản, xúc tiến thương mại nông nghiệp, đào tạo nghề cho nông dân phục vụ chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đào tạo cán bộ nông nghiệp, khuyến nông ở xã, huyện. Ðặt phát triển nông nghiệp trong mối quan hệ tổng thể xây dựng giai cấp nông dân và xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ CNH, HÐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Ðó là điều kiện để chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang