• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: thiếu gay gắt nhân công thu hoạch lúa

Nguồn tin: TT, 23/03/2008
Ngày cập nhật: 23/3/2008

ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch đông xuân. Hàng ngàn hecta lúa chín vàng trải dài ngút ngát. Nhưng người nông dân cũng đang đau đầu: lúa chín rũ mỏi mòn chờ thợ gặt.

Càng ngày nhân công cắt, gặt lúa ở đồng bằng càng thiếu gay gắt.

Kỳ 1: Lúa chờ thợ gặt

Lúa chín rũ mênh mông nhưng trên đồng chỉ lơ thơ người gặt, kể cả huy động trẻ em! - Đ.VỊNH

TT - Cứ vào kỳ thu hoạch lúa, chủ ruộng lại chạy đôn chạy đáo tìm thợ gặt. Năm nay tình hình khan hiếm nhân công thu hoạch lúa ở ĐBSCL có phần gay gắt hơn.

Tại An Phú (An Giang), nhiều ruộng lúa chín rũ mà chưa thấy thu hoạch. Trên các cánh đồng mới lác đác vài đám gặt xong trông loang lổ như đầu tóc húi cua dang dở. Chỉ mấy vạt lúa chín nằm rạp trên mặt ruộng, lão nông Năm Sang ở Vĩnh Hậu than thở: "Kêu công cắt cả tuần nay chưa có!". Mấy đám ruộng ven đê đã gặt xong từ mấy hôm trước nhưng lúa vẫn còn để nằm phơi trên gốc rạ.

Đỏ mắt tìm thợ gặt

Trên nhiều cánh đồng dọc bờ đông sông Hậu lúa chín vàng ươm trải ngút tầm mắt. Lác đác gặp cảnh vài phụ nữ, trẻ em tất bật cắt gặt, ôm vác. "Đám trai tráng bỏ đi làm công nhân, lên thành phố, ra các khu công nghiệp tìm việc làm hết cả rồi", bà Lê Thị Thu cùng mấy đứa con nhỏ của mình đang gom từng bó lúa trên cánh đồng Hiệp Xương, Phú Tân, bảo. Ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Tri Tôn... ngoài đồng lúa chín vàng mà không khí ngày mùa vẫn còn khá im ắng. Hiện An Giang mới thu hoạch xong 20.000/240.000ha lúa đông xuân.

"Mới đầu vụ mà đã vậy. Tới đây rộ vào mùa càng thắt ngặt hơn", nhiều người âu lo. Tại Đồng Tháp, từ Phú Hiệp, Tam Nông chạy qua Chợ Mới (An Giang) rảo tìm thuê nhân công vừa trở về, ông Mai Văn Dền than: "Tìm cả mười ngày nay không có, kêu máy gặt phía bên Hồng Ngự thì chủ máy bảo trên ấy họ cũng đang cắt không kịp thở". Thiếu nhân công, tiến độ thu hoạch bị chậm lại, nhiều ruộng lúa chín rũ đang phơi mình chờ thợ gặt. Trong khi lịch thu hoạch dứt điểm vào giữa tháng tư thì tới nay toàn tỉnh mới thu hoạch xong 100.000ha.

Tình hình ở Sóc Trăng, Bạc Liêu cũng tương tự. Tìm được vài công, ông Út Nông (Bạc Liêu) mừng như... bắt được vàng. Ông lo cho họ ăn ở trong nhà và ứng trước toàn bộ tiền công. "Lúa mình sắp chín. Phải lo cho họ để giữ họ ở lại gặt cho mình. Sợ tới đây không có công gặt thì nguy!", ông nói.

Giá nhân công nhảy vọt

Khan hiếm nhân công khiến giá thuê tăng cao. Đầu vụ, tại Kiên Lương và Hòn Đất (Kiên Giang) mỗi hecta lúa thuê cắt gom 1 triệu đồng, ôm vác cho máy suốt 300.000 đồng. Tới chính vụ giá thuê cắt gom tăng thêm 200.000 - 300.000 đồng/ha, ôm vác cho máy suốt tăng thêm 200.000 đồng/ha. Trong khi đó tại Đồng Tháp, An Giang, lúc đang thu hoạch rộ này giá thuê cắt gom lúa đứng 1,6-1,7 triệu đồng/ha. "Không có công cắt, chưa kịp thu hoạch thì trời giáng cho vài đám mưa. Lúa bị ngả nên tìm thợ gặt càng khó hơn. Tui trả tới 2,2 triệu đồng/ha mà chẳng ai thèm ngó”, ông Hồ Văn Quang, Phú Đức, Tam Nông, than thở.

Giá thuê máy gặt tăng theo: máy gặt đập liên hợp từ 1,2 triệu đồng, máy gặt xếp dãy 600.000 đồng giờ lên 1,5 triệu và 800.000/ha... "Giá vật tư, phân bón, xăng dầu đều tăng cao, nay thêm tiền công thu hoạch tăng nữa. Dù lúa có giá nhưng tính ra lời chẳng là bao. Với mức giá cả leo thang như hiện nay thì làm lúa cho thu nhập không đủ đắp đổi", nhiều người kêu.

Thiếu lao động khiến tiến độ thu hoạch bị chậm lại, trong khi lịch xuống giống vụ tới là từ đầu tháng tư. Thu hoạch chậm dẫn đến xuống giống chậm, không đồng loạt. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc phòng chống dịch hại trong niên vụ tới. Theo bà con nông dân, lúa chín không được thu hoạch sớm hạt sẽ bị rụng nhiều, khi gặt tay hay gặt máy tỉ lệ hao hụt thường khá cao. Những ngày qua mưa làm nhiều ruộng lúa chưa kịp gặt bị đổ ngả khiến năng suất giảm hẳn. Bao hộ hết nhìn ruộng lúa của mình đang nằm chờ thợ gặt rồi lặng nhìn bầu trời đầy mây báo hiệu những cơn mưa đầu mùa với vẻ âu lo...

Không thể đáp ứng

Theo tính toán của ngành nông nghiệp, tại ĐBSCL nếu thu hoạch thủ công, mỗi hecta lúa cần ít nhất 26 nhân công. Vụ đông xuân 2007- 2008, ĐBSCL trồng hơn 1,6 triệu hecta lúa. Do đó, để thu hoạch hết diện tích này cần tới 32 triệu ngày công cắt gom và 9,6 triệu ngày công khác, chưa tính công bốc vác, phơi gom, vận chuyển lúa về nhà. Chỉ riêng An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang với tổng diện tích lúa đông xuân hơn 700.000ha sẽ cần trên 18,2 triệu ngày công. Nếu thu hoạch chính vụ kéo dài trong 45 ngày, mỗi ngày cần 400.000 nhân công lao động. Thực tế số lao động hiện có ở địa phương không thể đáp ứng nhu cầu này.

Nạn thiếu nhân công thu hoạch đang là thực trạng chung của các tỉnh ĐBSCL. Trong vùng cũng đang hình thành và sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều khu đô thị, nhiều khu cụm công nghiệp, nhà máy... Tới đây những nơi này sẽ tiếp tục thu hút thêm nhiều lao động nông thôn rời bỏ chốn ruộng đồng. Tình trạng thiếu nhân công có chiều hướng gay gắt hơn nữa vào mùa thu hoạch, nếu ruộng đồng cò bay thẳng cánh ở ĐBSCL chỉ trông cậy vào sức người.

ĐỨC VỊNH - NGỌC DIỆN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang