• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phương cách bước đầu giải quyết vấn đề tam nông ở An Giang

Nguồn tin: Nhân Dân, 20/03/2008
Ngày cập nhật: 21/3/2008

Hơn 20 năm qua, sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn và cải thiện đời sống nông dân mới ở An Giang có bước phát triển. Phương cách nào làm nên điều đó?

Những tín hiệu mới

Ở An Giang, lúa là cây trồng chủ lực của ngành trồng trọt, hằng năm luôn đạt tổng sản lượng lương thực lớn nhất cả nước, đóng góp đáng kể vào việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu gạo trong những năm vừa qua.

Nuôi trồng và chế biến sản phẩm thủy sản được xác định là thế mạnh thứ hai (sau lúa) và là ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu. Ðến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản lên tới hơn 2.380 ha, sản lượng hơn 263 nghìn tấn chiếm 50% sản lượng nuôi thủy sản của toàn vùng, chủ yếu là cá tra, cá ba sa và tôm càng xanh. An Giang được xem là một "vựa" lúa và cá nuôi của đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản của tỉnh tăng trưởng vượt bậc. Theo giá hiện hành, năm 2007, An Giang đạt 19.502 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2006 và tăng 3,5 lần so với năm 1996. Trong ngành nông nghiệp, 10 năm (1996-2006), giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 2,75 lần, chăn nuôi 1,5 lần, dịch vụ nông nghiệp tăng gần 2 lần, lâm nghiệp tăng 2,1 lần,... Nhiều vùng nông thôn ở An Giang đã khai thác lợi thế mùa nước nổi (mùa lũ) tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân lúc nông nhàn. Mùa nước nổi năm 2007, tỉnh này đã thu 3.169 tỷ đồng từ sản xuất nông nghiệp, tăng 904 tỷ đồng so với cùng vụ năm trước. Bình quân giá trị sản xuất trên một ha đất nông nghiệp đạt 38,3 triệu đồng, một ha nuôi trồng thủy sản khoảng 1-3 tỷ đồng/năm.

Sản xuất phát triển đa dạng đã tạo điều kiện cho An Giang tăng nhanh giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản. Năm 2007, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 540 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo, rau quả đông lạnh, thủy sản chiếm hơn 90% (gạo 143,6 triệu USD, thủy sản 335 triệu USD, rau quả đông lạnh 7,8 triệu USD).

Từ năm 1996 đến nay, kinh tế nông thôn và diện mạo các vùng quê đã sôi động, khởi sắc.

Hiện nay, An Giang có 964 nhà máy chế biến phân bổ rộng khắp ở các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung với quy mô diện tích lớn. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2007 đạt 4.349 tỷ đồng, trong đó ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản chiếm hơn 92%. Các làng nghề truyền thống, ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) được duy trì và phát triển. Một số nơi đã hình thành và phát triển một số khu, cụm CN-TTCN, khu định cư, đô thị mới... góp phần thu hút, tạo việc làm cho khoảng 130 nghìn lao động khu vực nông thôn. Hệ thống cơ sở hạ tầng như: thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch nông thôn và cơ sở hạ tầng trong các ngành giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội, bưu điện, thông tin liên lạc được đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân cư nông thôn.

Sản xuất phát triển, nguồn thu nhập tăng dần, cho nên đời sống cả về vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo, thời gian lao động nông nhàn, lao động thất nghiệp và khoảng cách về mức thu nhập giữa khu vực thành thị với nông thôn có xu hướng giảm nhanh. Trong khu vực nông thôn, mức thu nhập bình quân/người/tháng đạt khoảng 756 nghìn đồng, thành phố hơn một triệu đồng. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm lao động nông nghiệp.

Những kết quả của ba lĩnh vực: nông nghiệp - nông thôn - nông dân nêu trên đã góp phần quan trọng bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo nền tảng mới đưa nông nghiệp, nông thôn tiến lên CNH, HÐH.

Giải pháp tạo động lực phát triển

Ðể đạt được những thành tựu đó, An Giang thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển như: ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học - công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất nhằm: tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Nhiều năm qua, An Giang thực hiện thành công việc ứng dụng các chương trình đưa tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh lúa trên địa bàn rộng. Ðó là việc áp dụng chương trình "ba giảm, ba tăng", chương trình nhân rộng mô hình tiết kiệm nước; chương trình lai tạo giống lúa mới và thực hiện xã hội hóa giống lúa; từng bước đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi gắn với giao thông nội đồng để tạo điều kiện ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng; chương trình thực hiện cơ giới hóa trong một số khâu sản xuất và sau thu hoạch; chương trình vận động nông dân tiến hành tổ chức lại sản xuất với các hình thức hợp tác đa dạng, phù hợp yêu cầu sản xuất hàng hóa và nhu cầu của thị trường; xây dựng mối liên kết giữa các nhà doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo cơ chế hợp đồng; thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân và các nhà doanh nghiệp vay vốn tín dụng có ưu đãi để khuyến khích họ đầu tư mua sắm các máy móc nông nghiệp hoặc đầu tư trang bị mới hệ thống dây chuyền thiết bị máy móc trong các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản theo hướng hiện đại. Ứng dụng quy trình sản xuất nhân tạo cá ba sa, cá tra, sản xuất giống tôm càng xanh và một số giống loài thủy sản khác. Ứng dụng thành công quy trình kỹ thuật nâng cao năng suất cải tiến phẩm chất giống gia súc, gia cầm. Nhờ đó, tỷ lệ sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn tăng nhanh.

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư, cùng làm, An Giang đã thực hiện các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các hộ nông dân đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh như đầu tư xây mới và nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi, mạng lưới điện, hệ thống cấp và thoát nước khu vực nông thôn, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các ngành giáo dục, y tế, bưu chính-viễn thông,... Xây dựng các khu, cụm CN-TTCN, các cụm tuyến dân cư vượt lũ và các khu dân cư, khu đô thị mới, giải quyết chỗ ở cho nông dân.

Ðầu tư hỗ trợ phát triển ổn định các ngành nghề CN-TTCN truyền thống để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động, nhất là với người nghèo ở nông thôn. An Giang thực hiện khá tốt các biện pháp đào tạo nghề gắn với giới thiệu và giải quyết việc làm cho từng đối tượng lao động. Mỗi đối tượng đều có nội dung, hình thức đào tạo riêng; gắn với giới thiệu giải quyết việc làm được thực hiện tại các doanh nghiệp, các khu CN-TTCN, hoặc xây dựng các dự án nhỏ giải quyết việc làm tại chỗ.

Hạn chế và những vấn đề mới nảy sinh

Mặc dù An Giang đã áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển, nhưng trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những hạn chế và phát sinh những vấn đề mới:

Ruộng đất và quy mô sản xuất nông-lâm-thủy sản còn phân tán, nhỏ lẻ; sự phát triển thiếu tính ổn định, bền vững, luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khi thị trường có biến động và dịch bệnh xảy ra đối với cây trồng, vật nuôi. Việc xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch trong các lĩnh vực sản xuất nông sản hàng hóa còn nhiều hạn chế, chưa gắn quy hoạch vùng sản xuất với công nghiệp chế biến và nhu cầu tiêu thụ. Có nơi, quy hoạch phát triển sản xuất nông-lâm-thủy sản chưa phù hợp điều kiện đất đai của vùng sinh thái dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng và sức cạnh tranh của một số loại sản phẩm còn kém. Sản xuất rau màu các loại còn mang tính tự phát, mô hình trồng rau sạch, an toàn thực phẩm chậm được triển khai ra diện rộng.

Một số lĩnh vực, việc ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ vào sản xuất còn hạn hẹp bởi còn thiếu các điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, kiến thức và kỹ thuật của người sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu nội ngành nông nghiệp còn chậm so với tiềm năng. Chuyển dịch cơ cấu lao động chưa tương ứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mâu thuẫn đặt ra: Sản xuất phát triển nhanh, nhưng nhìn chung chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn thấp, rất khó khăn khi tham gia hội nhập kinh tế.

Ðời sống vật chất và tinh thần của phần lớn nông dân gặp nhiều khó khăn bởi mức thu nhập, khả năng tích luỹ của họ còn thấp, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. An Giang còn 29 nghìn hộ nông dân nghèo không có đất sản xuất, hàng chục nghìn hộ nông dân chưa có nơi định cư ổn định. Mức thu nhập bình quân của 20% số hộ có thu nhập cao nhất và 20% số hộ có thu nhập thấp nhất ở khu vực nông thôn có sự chênh lệch lớn (hơn sáu lần) và có xu hướng ngày càng tăng. Số hộ cận nghèo có nguy cơ tái nghèo còn nhiều.

Một thực tế diễn ra: Sản xuất nông nghiệp phát triển nhưng đời sống nông dân chưa được cải thiện tương xứng. Nông dân thường bị thiệt thòi về lợi ích vì họ phải chịu nhiều rủi ro trong nền kinh tế thị trường. Quy mô sản xuất công nghiệp chế biến và các ngành nghề CN-TTCN ở nông thôn còn nhỏ bé, phân tán, thiết bị công nghệ lạc hậu, mẫu mã, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm còn thấp.

Kết cấu hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa, mặt đường giao thông nông thôn còn hẹp; điện chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của dân cư nông thôn; đô thị nông thôn chậm phát triển, chưa giữ được vai trò là đầu tàu kéo nông thôn phát triển; môi trường nước ở nông thôn, nhất là vùng nuôi thủy sản, có xu hướng ô nhiễm ngày càng tăng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và vệ sinh an toàn thực phẩm, v.v.

Những yếu kém đó là những thách thức cần được khắc phục sớm để nông nghiệp, nông thôn An Giang phát triển bền vững theo hướng CNH, HÐH.

ÐÀO NGỌC DŨNG, HOÀNG HIỂN, BẢO TRUNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang