• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyện tam nông ở xứ Quảng

Nguồn tin: ND, 19/3/2008
Ngày cập nhật: 19/3/2008

Những năm gần đây, nhờ thu hút tốt đầu tư và có nhiều chính sách hợp lý, tỉnh Quảng Nam đạt nhiều thành tựu trong phát triển công nghiệp và đô thị hóa. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã làm nảy sinh nhiều vấn đề bức bối...

Câu chuyện ở vùng ven sông Thu Bồn

Xứ đồng Phú Ðông, xã Ðiện Quang (Ðiện Bàn, Quảng Nam) trông thật thích mắt bởi mầu sắc của rau, quả ngút mắt trên những triền đất bồi ven sông Thu Bồn. Chen giữa là hệ thống cột điện cao vút. Những ngày đầu năm 2008, nơi đây rộ vụ thu hoạch ớt và nhiều loại rau, màu khác, nên khắp xứ đồng rộn rã tiếng cười nói. Vợ chồng bác Trần Văn Thống đang chăm sóc kỳ cuối cho khu ruộng ớt. Cả gia đình bác có một mẫu ruộng thì chỉ còn một sào trồng lúa, còn lại chín sào trồng ớt. Sau vụ ớt đông sẽ là vụ ớt xuân hè, kế đó là vụ ngô hè thu.

- Mỗi vụ ớt các bác bán được bao nhiêu tiền?

Bác Thống nhẩm nhẩm tính đầu ngón tay, rồi bảo:

- Mỗi vụ thu hoạch hơn chục tấn. Hai vụ ớt cộng vụ ngô, nếu bán được giá, cũng được gần năm chục triệu đồng.

Chúng tôi tròn mắt vì kinh ngạc. Nếu cứ năng suất, giá trị như thế, thì mỗi ha trồng theo công thức này đã cho hơn một trăm triệu đồng/năm. Bác Thống giải thích:

- Năm nay giá ớt tăng cao, chứ nếu thấp như năm trước thì không ăn thua đâu. Nhưng mà trồng ớt cũng mất nhiều chi phí lắm. Tiền giống, tiền điện cho việc tưới, tiền phân bón có năm nào không tăng đâu, cho nên dù có bán được giá, nhưng với chi phí và giá sinh hoạt tăng, thì trồng ớt còn thua trồng dưa hấu.

Bác Trần Công Qua, đội trưởng đội sản xuất Phú Ðông, chêm vào:

- Một sào ớt, chi phí hết 120 nghìn đồng tiền giống, 600 nghìn đồng tiền phân bón, 200 nghìn đồng tiền điện, chưa kể công chăm sóc, thu hoạch. Cây ớt đòi hỏi thu hoạch đúng ngày, phải chi vài trăm nghìn đồng để thuê lao động. Các anh tính xem lãi bao nhiêu? Năm ngoái giá ớt tuy bằng hai phần ba giá năm nay, nhưng hiện nay giá rau, thịt đã tăng gấp đôi.

Ra thế, người nông dân ở đây đã tính toán kỹ càng giữa chi phí, lợi nhuận và cả chênh lệch giá sinh hoạt. Ðó là điều cần thiết trong cơ chế thị trường. Tuy vậy, chúng tôi cảm thấy vẫn thiếu tính định hướng trong quy hoạch. Khoảng mười năm trở lại đây, xứ đồng từng rộ lên phong trào trồng các loại cây khác nhau như dưa hấu, dưa chuột, bông vải, thuốc lá, và giờ đây là cây ớt. Cứ loại cây nào cho lãi cao thì bà con trồng. Ðến nay, toàn xứ đồng có gần 60 ha thì một nửa diện tích đó trồng ớt. Cây bông, dưa hấu có lúc chiếm đến 30 ha, 40 ha. Không ít hộ trồng dưa hấu, có năm trúng giá, thu nhập 4-5 triệu đồng/sào (gần 100 triệu đồng/ha/năm), nhưng khi dưa rớt giá, mỗi sào thu hoạch chỉ hơn một triệu đồng, trừ chi phí coi như làm không công, nên diện tích trồng dưa hấu năm mở rộng, năm thì thu hẹp.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, đạt được mức thu nhập kể trên, ngoài việc tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, điều kiện thuận lợi nhờ vùng đất bãi ven sông màu mỡ, thì một nguyên nhân nữa là nhờ người nông dân ở đây biết cách chủ động nguồn nước tưới bằng việc khoan giếng. Năm 2007, Nhà nước hỗ trợ Phú Ðông hơn 300 triệu đồng, kết hợp mỗi gia đình đóng góp khoảng một triệu đồng xây dựng đường điện hạ thế chạy xuyên suốt cánh đồng để từng gia đình có thể dễ dàng sử dụng điện, theo các công-tơ riêng. Ở những vùng đất bãi như thế này, nước tưới là khâu cốt yếu bởi hầu hết diện tích đất này hiện nằm ngoài hệ thống thủy lợi. Giải quyết được khâu nước tưới, vùng đất bãi ven sông Thu Bồn, trước đây vốn cỏ mọc lút đầu người, nay trở thành xứ đồng "bờ xôi, ruộng mật".

Theo Chủ tịch UBND xã Nguyễn Ðức Chơi thì trước kia Ðiện Quang là xã gò nổi, trước năm 1975 chỉ toàn hố bom, là mảnh đất khốc liệt trong chiến tranh với câu ví "nhất Củ Chi, nhì Gò nổi". Ðiện Quang mới được thành lập sau ngày đất nước thống nhất, cả vùng lau lách um tùm, hố bom la liệt, có rất ít nơi trồng được lúa. Nay thì chính những khó khăn ấy lại trở thành lợi thế để xã phát triển kinh tế. Toàn xã có 750 ha canh tác, trong đó 600 ha đất màu, hiện đã trở thành vùng sản xuất ớt, lạc, dưa xuất khẩu với khoảng 100 ha ớt, 60 ha ngô, bông vải hơn chục ha,... Riêng từ cây ớt, năm 2007, toàn xã thu được hơn ba tỷ đồng, đưa tổng thu nhập toàn xã năm 2007 đạt gần 26 tỷ đồng, mỗi ha canh tác đạt bình quân 42 triệu đồng/năm, cao hơn bình quân cả nước.

Mặc dù vậy, theo đánh giá của các đồng chí Trần Văn Tin, Bí thư Ðảng ủy xã; Nguyễn Ðức Thành, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Ðiện Quang, thì mức thu nhập bình quân trên ha canh tác ấy không có tính ổn định, phụ thuộc giá thị trường và có thể giảm bất cứ lúc nào. Một mối lo nữa là trong khi sản xuất phát triển, một bộ phận lao động của xã lại tìm việc ở nơi khác, khiến vào vụ thu hoạch các loại nông sản, cả xã rơi vào tình trạng thiếu lao động trầm trọng, phải thuê ở nơi khác với ngày công khá cao.

Từ một huyện thuần nông, địa bàn nằm dọc sông Thu Bồn, đồng thời lại giáp TP Ðà Nẵng, những năm gần đây, huyện Ðiện Bàn phát triển mạnh sản xuất công nghiệp. Ðồng chí Thân Ðức Sửu, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết, trên địa bàn huyện có một khu công nghiệp của tỉnh rộng 500 ha và chín cụm công nghiệp của huyện, mỗi cụm rộng từ 10 đến 100 ha, đưa thu nhập từ công nghiệp đạt hơn 60% trong tỷ trọng cơ cấu kinh tế. Mặc dù xác định sẽ ổn định sản xuất nông nghiệp với khoảng 10 nghìn ha đất canh tác, nhưng lãnh đạo huyện đề ra chủ trương giảm tỷ lệ thu nhập nông nghiệp từ 12% hiện nay xuống còn 5% vào năm 2010. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trước áp lực do phát triển sản xuất công nghiệp với tốc độ nhanh.

Tỷ lệ đói nghèo ở mức cao

Làm việc với các cơ quan chức năng ở Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh có nhiều cố gắng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, như chuyển toàn bộ diện tích cấy lúa ba vụ/năm xuống hai vụ/năm, giảm đáng kể diện tích trồng lúa. Nhưng nhờ đưa giống mới, giống lai vào trồng, đồng thời dịch chuyển lịch thời vụ tránh bão lũ, hạn hán mà mỗi năm, tỉnh vẫn tăng bình quân 50-60 nghìn tấn lúa, khai thác hiệu quả vùng đất bãi bồi ven sông, đưa thu nhập bình quân mỗi ha canh tác tăng từ 19 triệu đồng (năm 2000) lên 42 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, trao đổi ý kiến với chúng tôi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Võ Văn Cường cho rằng, sản xuất nông nghiệp của địa phương phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thường xuyên bị thiệt hại bởi dịch bệnh, thiên tai, đối mặt với những khó khăn về nguồn nước tưới, hạn chế về khoa học kỹ thuật, xu hướng tích tụ ruộng đất trước khi có thể tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.

Do năng suất, giá trị sản xuất nông nghiệp còn thấp, trong khi tỉnh lại quá chú trọng phát triển công nghiệp đã làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng lao động. Theo đồng chí Võ Văn Cường, hiện nay ở nông thôn Quảng Nam, vấn đề lao động quá tuổi và tình trạng thiếu việc làm đã đến mức báo động. Ở nhiều vùng nông thôn, đã xuất hiện tư tưởng coi nghề ruộng là phụ, nghề làm thêm.

Liên quan vấn đề nông dân, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lê Văn Vững cho biết, đặc thù của Quảng Nam là năm nào cũng bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt, nên tỷ lệ hộ đói nghèo luôn ở mức cao. Mỗi khi gặp thiên tai, hầu hết số hộ được giúp đỡ thoát đói nghèo trước đó ngay lập tức tái đói, tái nghèo. Nông thôn Quảng Nam đang đối mặt với việc dư thừa lao động (khoảng 60-70%), giá cả sinh hoạt tăng cao, nông dân đóng quá nhiều phí, quỹ và nhất là vấn đề thu hồi đất để xây dựng ồ ạt các khu đô thị, khu công nghiệp, khiến nhiều vùng nông thôn thiếu đất sản xuất trầm trọng.

Ở tỉnh Quảng Nam, vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn trở thành bức xúc. Cuối năm 2007, tại kỳ họp HÐND tỉnh khóa 7, cử tri Quảng Nam đã chất vấn UBND tỉnh về vấn đề đầu tư cho nông nghiệp cũng như định hướng lâu dài. Trả lời những chất vấn này, đồng chí Nguyễn Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết, từ năm 2001 đến nay, các chỉ số kinh tế mà Quảng Nam đạt được rất khả quan, như GDP đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,04%/năm, riêng năm 2007 đạt 14,35%; tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 40,1% xuống còn 26,1%, còn lại công nghiệp và dịch vụ đạt 35-37%. Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn khá lớn. Giai đoạn 2002-2007, tổng vốn ngân sách đầu tư toàn tỉnh là hơn 10 nghìn tỷ đồng, trong đó đầu tư cho khu vực nông thôn, miền núi gần 8.000 tỷ đồng, đầu tư cho nông nghiệp-thủy sản 640 tỷ đồng. Nếu tính tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì sáu năm qua, toàn tỉnh đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng, trong đó 14,5 nghìn tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực nông thôn, tăng bình quân 22%/năm; 1,5 nghìn tỷ đồng cho nông nghiệp, tăng bình quân 5,2%/năm. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 96% số xã có điện, 92% số xã có đường ô-tô đến trung tâm xã, 40% số xã đã thực hiện bê-tông hóa hơn 50% số đường liên thôn và khoảng 83/104 nghìn ha canh tác được tưới. Cơ cấu ngành nghề và lao động nông thôn có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng số hộ phi nông nghiệp và lao động công nghiệp-dịch vụ.

Trả lời chất vấn cử tri trong phiên họp HÐND tỉnh, đồng chí Nguyễn Ngọc Quang đánh giá, mặc dù đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn khá lớn, nhưng chưa tương xứng với đòi hỏi của phát triển nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn còn chậm, phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét giữa nông thôn và thành thị, giữa các ngành nghề ở nông thôn. Sản xuất nông nghiệp vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, nguồn lực kém, nông sản thiếu sức cạnh tranh. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu và vượt quá khả năng đầu tư từ ngân sách. Ðặc biệt, tỷ lệ hộ đói nghèo của tỉnh ở mức cao. Năm 2007, mặc dù đã giảm 2,6% số hộ đói nghèo, nhưng toàn tỉnh vẫn còn 24% số hộ thuộc diện này. Ðồng chí Nguyễn Ngọc Quang khẳng định, trong những năm tới, dù tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của tỉnh còn giảm xuống dưới 20%, nhưng Quảng Nam xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội toàn tỉnh để tạo ổn định chính trị. Ðồng thời, tỉnh sẽ thực hiện những chủ trương, giải pháp nhằm giảm sức đóng góp của dân, như tăng đầu tư ngân sách cho lĩnh vực này theo hướng chọn khâu đột phá từ hoàn thiện quy hoạch vùng, ngành; quy hoạch sử dụng đất đai, thúc đẩy các hình thức phát triển kinh tế tập thể trong sản xuất, tiêu thụ nông sản...

ÐÀO NGỌC DŨNG, HOÀNG HIỂN, BẢO TRUNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang