• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải quyết vấn đề tam nông trong thời kỳ mới: Một số kinh nghiệm bước đầu của Vĩnh Phúc

Nguồn tin: Nhân Dân, 18/03/2008
Ngày cập nhật: 19/3/2008

Hơn một năm sau khi Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành Nghị quyết số 03, với những nội dung cơ bản như tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn và giảm tới mức thấp nhất các khoản đóng góp của nông dân đã "thổi một làn gió mới" vào các vùng nông thôn Vĩnh Phúc.

Ðổi thay ở Ðạo Tú

Ông Lý Văn Công, Chủ tịch UBND xã Ðạo Tú, huyện Tam Dương, khá bất ngờ trước sự xuất hiện của chúng tôi. Ðơn giản là trong chuyến thăm nhiều vùng nông thôn Vĩnh Phúc, chúng tôi không gọi điện báo trước, muốn được chứng kiến khách quan hiệu quả của Nghị quyết 03 mà Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành cuối năm 2006. Sau một hồi lắng nghe đề xuất của chúng tôi, đồng chí Công bắt đầu nói về "03":

- Ngay sau khi Nghị quyết 03 ra đời, chúng tôi đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện ở cấp huyện và tất cả các cấp xã, đồng thời tiến hành đợt tuyên truyền sâu rộng những nội dung của Nghị quyết đến tất cả đảng viên, cán bộ cấp thôn, xóm, sau cùng là toàn thể nhân dân. Vì thế, cán bộ và nhân dân có thêm nhận thức về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thí dụ, trước đây, người dân ở đây chưa có khái niệm sản xuất lúa hàng hóa, nhưng sau khi ngành nông nghiệp dự kiến hỗ trợ sản xuất hai ha lúa chất lượng cao, thì bà con đua nhau đăng ký, lên đến 25 ha, toàn lúa hương thơm số 7, rồi bắt đầu trồng vài ha dưa chuột xuất khẩu. Nhiều người bắt đầu mở trang trại, cửa hàng, dịch vụ, hoặc mua ô-tô vận tải...

- Còn những cái được khác?

- Nhiều chứ. Nào là miễn thủy lợi phí cho 237 ha ruộng, rồi người nghèo được miễn tiền đóng góp xây dựng trường học, học phí mẫu giáo, tiểu học, THCS; miễn đóng góp các quỹ phúc lợi, xã hội, an ninh, phí hộ tịch, hộ khẩu, lao động công ích... Bây giờ người dân chỉ còn đóng thuế đất và một số chi phí thuê dịch vụ. Tóm lại là những khoản gì có thể miễn giảm được, thì ngân sách tỉnh, huyện và xã sẽ cấp bù cho nhân dân.

Ngoài chính sách miễn giảm, việc triển khai Nghị quyết 03 cũng đã tăng mạnh mức đầu tư cho hạ tầng nông thôn, nông nghiệp của Ðạo Tú, như xây dựng tuyến kênh dẫn nước về cho hai thôn vùng xa; thực hiện thành công việc dồn điền đổi thửa ở thôn Cõi, biến khu ruộng bậc thang thành cánh đồng liền vùng, liền thửa, có đường rộng 4 m để vận chuyển lúa. Tỉnh cũng hỗ trợ 200 nghìn đồng cho người nuôi một con bò cái lai, hỗ trợ 50 nghìn đồng cho người trồng một ha cỏ voi, đã khiến đàn bò của xã đạt gần 1.400 con, trong đó 60% là bò lai sind. Ðối với giao thông nông thôn, nhờ cơ chế tỉnh hỗ trợ 50%, huyện 10% và xã hỗ trợ 25% kinh phí, năm 2007, Ðạo Tú bê-tông hóa được 2,5 km đường thôn, xóm.

Nhưng, cái được lớn nhất, theo đồng chí Công, là vấn đề đào tạo lao động. Năm qua, xã tổ chức hai lớp tập huấn về quản lý điện, một lớp nâng cao nhận thức sản xuất giống mới, một lớp mây tre đan cho tổng cộng 200 học viên là con em nông dân. Cũng chính vì phát triển sản xuất mà toàn xã có thêm 300 lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Một số người, sau khi tự đào tạo, đã đi xuất khẩu lao động, hoặc làm thêm nghề phụ như xây dựng, vận chuyển hàng hóa. Toàn xã hiện có 103 cơ sở sản xuất, dịch vụ thương mại, 10 doanh nghiệp tư nhân, có đến 22 ô-tô tải và xe khách.

Ðạo Tú vốn là xã thuần nông, đất chật, người đông, cây lúa và chăn nuôi là thu nhập chính. Nhờ tăng cường giống lúa mới năng suất cao, đồng thời mở rộng diện tích rau màu như lạc, cà chua, rau xanh mà năm 2007, giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn bộ 237 ha canh tác đạt bình quân 48 triệu đồng/ha, đồng thời cũng tự tổ chức được hệ thống sản xuất giống lúa, đáp ứng nhu cầu giống chất lượng trên địa bàn. Năm 2007, tỉnh tăng vốn đầu tư, xã hoàn thành nhiều công trình như trường mầm non, lớp học hai tầng, trường tiểu học, trạm y tế hai tầng... góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày một khang trang.

Xe máy chúng tôi chạy bon bon ra tận bờ ruộng khu trồng lúa chất lượng cao, rồi xuyên con đường bê-tông dọc tuyến kênh mương đã được kiên cố hóa ra xứ đồng Giếng của thôn Lẻ. Sau những ngày lạnh giá, thời tiết đã ấm trở lại. Nhà nhà nô nức ra đồng bừa, cấy, lấy nước. Chúng tôi hỏi chuyện nhiều người, và nhận ra rằng, mặc dù thuần nông, nhưng các gia đình đều có thu nhập khá cao và ổn định, nhờ tận dụng các thế mạnh như chăn nuôi, làm nghề phụ. Vừa dắt trâu đi ăn cỏ, vừa tranh thủ cấy giúp vợ, Nguyễn Văn Cường, 31 tuổi, cho biết anh vừa lấy vợ được vài tháng. Hai vợ chồng chỉ có ba sào lúa, nhưng nhận thêm năm sào nữa. Ngày thường, Cường đi xây dựng, đến vụ thì về giúp vợ cấy và gặt, mỗi tháng cũng mang về cho vợ khoảng một triệu đồng.

Ở thôn Lẻ, những gia đình mở cửa hàng hoặc mở xưởng sản xuất như ông Quyền, ông Cóp..., có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Theo quy hoạch chỉ vài năm nữa, Ðạo Tú sẽ có thêm các tuyến tỉnh lộ chạy qua, liền bên là khu công nghiệp huyện Tam Dương đang hình thành. Ðồng chí Công say sưa kể về các kế hoạch bằng giọng hóm hỉnh: "Ngay từ bây giờ, chúng tôi đang chuẩn bị kế hoạch đào tạo lao động, phục vụ khu công nghiệp. Rồi năm tới, chúng tôi sẽ xây chợ, hoàn thiện kiên cố hóa kênh mương, bê-tông hóa toàn bộ các tuyến đường làng, xây dựng hai trạm điện, quy hoạch vùng sản xuất, vùng chăn nuôi và nhất là mở rộng vùng sản xuất lúa hàng hóa. Việc thực hiện Nghị quyết 03 mới chỉ là bước đầu. Năm năm nữa, các anh về sẽ không nhận ra Ðạo Tú cho mà xem".

Tận mắt tìm hiểu và chứng kiến thực trạng cuộc sống cũng như khát vọng của người dân Ðạo Tú, chúng tôi tin điều đó là sự thật.

Chính sách đúng tạo động lực phát triển

Trong 10 năm, kể từ ngày lập lại tỉnh (1997-2006), nhờ thu hút vốn đầu tư mạnh và có nhiều chính sách phát triển kinh tế phù hợp, kinh tế-xã hội Vĩnh Phúc có nhiều khởi sắc, GDP liên tục đạt mức tăng trưởng cao, riêng giai đoạn 2001-2005, đạt bình quân 15,6%/năm. Từ một tỉnh thuần nông, đến năm 2006, Vĩnh Phúc đã có cơ cấu kinh tế công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng 57%, dịch vụ 25,6% và nông nghiệp 17,3%. Tỉnh thu hút hơn 400 dự án đầu tư với số vốn đăng ký hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhờ thu ngân sách khá, lại đầu tư mạnh cho phát triển nông nghiệp nên giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của tỉnh đạt bình quân 7,1%/năm. Năm 2006, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt hơn 3.500 tỷ đồng. Giá trị bình quân một ha canh tác tăng từ 18,8 triệu đồng lên 31 triệu đồng/năm (năm 2005), trong đó khoảng 10 nghìn ha đạt từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Mặc dù vậy, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cũng đã nhận ra rằng, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, thực trạng sản xuất nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân còn nhiều khó khăn, bất cập. Ðó là bình quân ruộng đất thấp, nền sản xuất vẫn manh mún, lạc hậu, việc định hướng thị trường nông sản yếu và chất lượng hàng hóa thấp, thiếu khả năng cạnh tranh. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, dẫn đến tỷ lệ lao động thiếu việc làm khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng tăng... Nguyên nhân chính, là hệ thống cơ chế, chính sách về lĩnh vực này thiếu đồng bộ, chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức ở một số lĩnh vực như tiêu thụ, chế biến nông sản, đào tạo nghề; đầu tư cơ sở hạ tầng và thiết chế văn hóa cho vùng nông thôn thấp; nông dân thiếu thông tin và nhận thức để phát triển kinh tế. Trong khi đó, nông nghiệp là ngành chịu rủi ro cao, thường xuyên đối mặt thiên tai, dịch bệnh.

Từ nhận thức này, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành một nghị quyết có tính toàn diện hơn, đề cập và giải quyết đồng bộ các vấn đề trong cả ba lĩnh vực là nông nghiệp, nông thôn và nông dân Vĩnh Phúc, giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020. Và, sau một thời gian dài nghiên cứu, chuẩn bị, ngày 27-12-2006, Tỉnh ủy chính thức ban hành Nghị quyết số 03 với phương châm chủ đạo là: Giảm đóng góp của nông dân, tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống, thu nhập của nông dân, trở thành địa phương đi đầu trong cả nước đề cập ba lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn-nông dân một cách đồng bộ. Chỉ tiêu chính mà Nghị quyết đề ra là đến năm 2010, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh còn 10-12%, đến năm 2020 còn 3%. Trong cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản phấn đấu tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản lên hơn 50%, đưa GDP bình quân/người đạt 1.300-1.500 USD, trong đó khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt hơn 600 USD. Mỗi năm, giải quyết việc làm cho 24-25 nghìn lao động nông thôn. Ðồng thời là nhiều chỉ tiêu về hạ tầng, thiết chế văn hóa cụ thể cho từng đơn vị xã, quyết tâm đưa GDP bình quân/người đạt 5.500-6.000 USD vào năm 2020. Cùng với đó, Nghị quyết 03 cũng nêu rõ cách thức phổ biến, giải pháp triển khai cụ thể trong từng lĩnh vực, huy động cả hệ thống chính trị cùng hợp lực với nông dân, quyết tâm đạt kết quả ngay trong năm đầu thực hiện.

Theo Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 03 của tỉnh Vĩnh Phúc, đến nay, sau hơn một năm triển khai, Vĩnh Phúc đã đạt một số kết quả khích lệ, từng bước phát huy hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn. Sau khi toàn tỉnh tổ chức quán triệt Nghị quyết số 03, HÐND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết nhằm cụ thể hóa các giải pháp mà Nghị quyết 03 đã nêu. Toàn tỉnh đã cấp bốn tỷ đồng, mở thí điểm 100 lớp mẫu, huấn luyện nghề ngắn hạn cho nông dân; cấp 400 triệu đồng bố trí cán bộ ở 151/152 xã phụ trách cung cấp thông tin cho nông dân qua mạng internet; cấp hơn 11 tỷ đồng tuyển thêm 600 giáo viên mầm non; quy hoạch bước đầu 50 khu sản xuất tập trung; hỗ trợ xây dựng giao thông nông thôn năm 2007 là 8,6 tỷ đồng và tăng lên 29 tỷ đồng trong năm nay; thí điểm thành công tuyến xe buýt từ TP Vĩnh Yên về vùng nông thôn; xem xét miễn học phí cho hơn 13 nghìn học sinh, trợ cấp cho hơn 4.700 học sinh, với chi phí hơn 2,8 tỷ đồng; hỗ trợ 2.280 hộ nghèo xây dựng nhà đại đoàn kết, với hơn 17 tỷ đồng. Hội Nông dân tỉnh phối hợp các doanh nghiệp cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm và hỗ trợ lãi suất cho nông dân 6,9 nghìn tấn phân bón, dự kiến năm 2008 tăng lên 12 nghìn tấn.

Tìm hiểu thực tế việc thực hiện các nghị quyết của HÐND tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi nhận thấy quá trình thực hiện cũng bộc lộ một số bất cập cần khắc phục. Ðó là, trong công tác quy hoạch, việc phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành chưa chặt chẽ, xử lý nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác, có nội dung trùng với các nghị quyết còn lúng túng. Ðặc biệt, việc cải cách hành chính chậm. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa thật sự phát huy vai trò, trách nhiệm trong tham mưu, đề xuất giải pháp thực hiện, khiến tiến độ thực hiện một số nội dung Nghị quyết 03 chậm và khó triển khai.

Một năm là quãng thời gian không nhiều, chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả của Nghị quyết số 03 đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân Vĩnh Phúc. Thế nhưng, những kết quả ban đầu cho thấy Ðảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã chọn đúng hướng trong việc thực hiện CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn. Ở Vĩnh Phúc hôm nay, "Nghị quyết 03" đã trở thành cụm từ khá phổ biến trong cán bộ, đảng viên và nông dân. Hy vọng rằng, với truyền thống "quê hương khoán 10" xưa, và nay với Nghị quyết 03, Vĩnh Phúc lại một lần nữa, đưa nông nghiệp, nông thôn và cuộc sống người nông dân vươn lên bước phát triển mới.

ÐÀO NGỌC DŨNG, HOÀNG HIỂN, BẢO TRUNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang