• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đời sống, việc làm cho những hộ nông dân bị thu hồi đất: Bài toán khó !

Nguồn tin: Hà Nội Mới, 07/03/2008
Ngày cập nhật: 7/3/2008

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời CNH-HĐH và vấn đề ổn định đời sống, học tập, dạy nghề, việc làm cho người dân vùng bị thu hồi đất luôn là vấn đề khó khăn, phức tạp và là mối quan tâm bức xúc của nhân dân, đặc biệt là những người dân bị thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, đô thị.

Để giúp HĐND, UBND TP Hà Nội đưa ra những quyết sách đúng đắn, tạo cơ chế chính sách phát triển Thủ đô, trước kỳ họp thứ 12 HĐNDTP khóa XIII ( sẽ được tổ chức vào tháng 4 tới), hôm qua 6-3, Thường trực HĐND, UBND và UBMTTQ TP đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri các vùng bị thu hồi đất bàn về một số giải pháp hỗ trợ đối với những đối tượng này. Các đồng chí: Ngô Thị Doãn Thanh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP; Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBNDTP; Phạm Ngọc Thảo, Phó Chủ tịch UBMTTQ TP đồng chủ trì hội nghị.

Diện mạo mới của Thủ đô

Nhiều năm qua, thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị-BCHTƯ Đảng về Pháp lệnh Thủ đô và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng, quy hoạch và phát triển Thủ đô đến năm 2020; tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành TƯ; phát huy tiềm năng và lợi thế, Hà Nội đã tập trung đầu tư đồng bộ các lĩnh vực kinh tế-xã hội, xây dựng và quản lý đô thị, đưa Thủ đô phát triển toàn diện. Kinh tế tăng trưởng cao và ổn định (bình quân trên 11,5%/năm), cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Diện mạo đô thị ngày một khang trang hiện đại, lao động, việc làm được quan tâm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, giữ vững ổn định chính trị, TTATXH.

Quá trình đầu tư xây dựng và phát triển Thủ đô văn minh, từng bước hiện đại, trong 8 năm (2000-2007) thành phố đã triển khai 2.818 dự án đầu tư liên quan đến thu hồi đất (bình quân 300 dự án/năm), đã bàn giao cho chủ đầu tư 1.201 dự án (theo phân kỳ đầu tư) với 6.303 ha đất. Trong đó có trên 80% là đất nông nghiệp, liên quan đến 178.205 hộ dân, bố trí tái định cư cho 13.044 hộ. Bình quân 1 năm thành phố GPMB gần 1.000 ha; triển khai đồng bộ các dự án thuộc 9 cụm công trình trọng điểm, 40 khu đô thị mới, các dự án phục vụ SEA Games 22, 4 khu công nghiệp tập trung, 16 khu công nghiệp vừa và nhỏ, các dự án nâng cấp hạ tầng giao thông đô thị, các dự án về văn hóa, xã hội; xây dựng trên 6 triệu mét vuông nhà ở (bình quân gần 1 triệu m2/năm), giải quyết việc làm cho trên 70 nghìn lao động/năm... Riêng năm 2007 thành phố giải quyết việc làm cho 87 nghìn lao động, trong đó có gần 5.500 lao động nông thôn vùng bị thu hồi đất nông nghiệp.

Nóng bỏng và bức xúc

Bên cạnh những thành tựu to lớn, một vấn đề bức xúc lớn đang được đặt ra, đó là quá trình xây dựng và phát triển thành phố theo quy hoạch phải thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và đô thị. Đây là tư liệu sản xuất, đã gắn bó với người nông dân qua bao thế hệ và là thứ để nuôi sống họ. Người nông dân mất tư liệu sản xuất phải học nghề, chuyển sang nghề mới trong khi phần lớn lao động nông thôn ở độ tuổi cao, trình độ văn hóa hạn chế, khó có khả năng tiếp thu những kiến thức mới và không đáp ứng được nhu cầu lao động chất lượng cao. Nghịch lý này cộng với các chính sách vĩ mô của thành phố về hỗ trợ học nghề, lao động, việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất chưa đồng bộ và hiệu quả dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn về mất việc làm, thất nghiệp là rất lớn. Thực tế, nhiều gia đình nông dân khi bị thu hồi đất nhận xong tiền đền bù (có khi lên tới hàng trăm triệu đồng), xây nhà, mua xe xong chỉ ít lâu sau đã trở thành hộ nghèo vì không có việc làm và thu nhập ổn định, một số phải đi bán sức ở các ‘’chợ người’’... Qua điều tra của Sở LĐTB&XH, năm 2007 trên địa bàn 5 quận, huyện bị thu hồi nhiều đất như Hoàng Mai, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, trong tổng số các hộ bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp có 1.223 hộ nghèo với 4.389 nhân khẩu...

Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri bàn về một số giải pháp hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các hộ dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, một lần nữa những vấn đề liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ đền bù và chính sách lao động, việc làm cho người lao động lại ‘’nóng’’ lên cùng những bức xúc của bà con nông dân. Các cử tri Bùi Quốc Phê, (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh); Nguyễn Văn Liên, (xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm); Nguyễn Văn Lịch, (xã Mễ Trì, Từ Liêm); Đào Văn Kiêm, xã Mai Đình, Sóc Sơn kiến nghị: Đối với những địa phương bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp, thành phố nên ưu tiên cho các hộ bị thu hồi đất được thuê lại các diện tích đất xen kẹt và vay vốn làm dịch vụ; có cơ chế chính sách chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và quy định các doanh nghiệp được cấp đất phải có tỷ lệ nhất định trong sử dụng lao động tại chỗ, đào tạo nghề phù hợp với trình độ văn hóa của thanh niên nông thôn... vì hiện tại có nhiều hộ dân bị thu hồi hết đất sản xuất nông nghiệp, trình độ văn hóa hạn chế, không có nghề phụ, không được đào tạo nghề nên nhận xong tiền đền bù, mua xe, xây nhà xong là nghèo lại hoàn nghèo. Đau lòng hơn, có những doanh nghiệp nhận lao động địa phương vào làm việc nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại phải sa thải vì không đáp ứng được yêu cầu. Lỗi này có trách nhiệm của cả người sử dụng lao động lẫn người lao động... Ngoài ra, việc thẩm tra kỹ năng lực tài chính của các chủ doanh nghiệp, dự án để hạn chế đến mức thấp nhất việc các chủ đầu tư không có đủ năng lực tài chính vẫn được cấp đất ‘’để dành’’, tạo nên các dự án ‘’treo’’ gây lãng phí đất nông nghiệp; chỉ đạo các chủ dự án phải cam kết (và thực hiện đúng cam kết) về xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi) và bảo đảm vệ sinh môi trường cho địa phương cũng là những vấn đề được cử tri kiến nghị UBND TP quan tâm giải quyết.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh khẳng định, giải quyết việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và có cơ chế chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân vùng bị thu hồi đất vừa là trách nhiệm, vừa là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Đảng bộ, chính quyền thành phố. Đây cũng là vấn đề phải được quán triệt sâu rộng trong cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và toàn xã hội. Đồng chí Ngô Thị Doãn Thanh cũng ghi nhận những ý kiến đóng góp thẳng thắn, đa chiều nhưng cũng rất tâm huyết, trách nhiệm của các cử tri và đề nghị UBND TP phải chỉ đạo các ngành các cấp cần làm tốt các cơ chế chính sách, quy định hiện hành đối với nhân dân các vùng bị thu hồi đất, quan tâm hơn đến những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng. Thành phố rất cảm ơn nhân dân các vùng bị thu hồi đất đã hy sinh quyền lợi vì sự phát triển Thủ đô và ngược lại các ngành, các cấp cũng phải có trách nhiệm đối với nhân dân vùng bị thu hồi đất. Đề án: ‘’ Một số giải pháp hỗ trợ ổn định đời sống, việc làm cho các hộ dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp’’ do UBND TP xây dựng, HĐND TP chuẩn bị thông qua đã thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm to lớn đó.

Lệ Hằng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang