• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xây dựng cánh đồng thu nhập cao ở Nghĩa Trung (Bắc Giang)

Nguồn tin: Bắc Giang, 05/03/2008
Ngày cập nhật: 6/3/2008

Hơn bốn năm qua, xã Nghĩa Trung (Việt Yên) đẩy mạnh quy hoạch ruộng đất chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi xây dựng cánh đồng cho thu nhập cao. Nhiều hộ nông dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm...

Anh Trần Thanh Sơn, thôn Nghĩa Hạ là người sớm thực hiện chuyển đổi ruộng cấy hai vụ lúa lấy ruộng trũng cấy lúa một vụ không ăn chắc để nuôi cá. Năm 2001, khi chưa có chủ trương của huyện, xã về dồn đổi ruộng, việc làm của anh không dễ dàng. Anh phải đến từng nhà vận động, thuyết phục và đổi ruộng theo nhiều mức khác nhau. Giờ đây, gia đình anh đã có gần 10 ha mặt nước tập trung để thâm canh cá. "Nhiều lúc nghĩ lại, cũng thấy run. Để có 47 triệu đồng đắp bờ vùng nuôi cá, vợ chồng tôi phải đi gõ cửa tứ phương. Bấy giờ ngân hàng chỉ cho vay 5 triệu đồng nên phần lớn phải vay lãi bằng vàng. Hầu hết diện tích dồn đổi là đất hoang hoá vợ chồng tôi phải ngày đêm vớt rong, san lấp lấy mặt bằng để nuôi cá và trồng lúa. Gần hai năm sau mới trả hết nợ…"- Anh Sơn tâm sự.

Không chỉ lao động cơ bắp, anh thường xuyên tìm tòi, làm theo các tài liệu kỹ thuật thâm canh cá. Anh quyết định không nuôi các giống cá truyền thống mà mạnh dạn thả cá chép lai, rô phi đơn tính- bấy giờ chưa mấy ai nuôi những giống cá này. Anh đặc biệt quan tâm đến khâu chọn giống cá giống, nuôi dưỡng đúng quy trình thâm canh cá. Nhiều năm qua, thu nhập từ cá lên đến 170 triệu đồng. Cộng với thu nhập từ nuôi lợn, gà và cấy lúa mỗi năm gia đình anh thu lãi ngót trăm triệu đồng. Học tập cách làm ăn của anh Sơn, nhiều gia đình trong thôn chuyển hướng đầu tư phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản. Điển hình gia đình anh Phạm Công Minh nuôi hơn 100 con ba ba bố mẹ. Từ 160 m2 ao mà anh có thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm. Hiện nay thôn có 25 ha ruộng lúa- cá và hơn năm nghìn mét vuông nuôi con đặc sản. Hội làm thuỷ sản gồm 45 hộ (hơn 25% số hộ trong thôn) được thành lập thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi cá, ba ba; hỗ trợ giống vốn để nâng cao hiệu quả sản xuất. Trưởng thôn Bùi Như Đạo khẳng định: Nhờ nuôi trồng thuỷ sản, 10 hộ từ nghèo khó đã có thu nhập hơn 50 triệu đồng mỗi năm. Ở đồng đất nắng hạn- mưa úng nơi đây, nếu không mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản thì không biết người dân Nghĩa Hạ còn nghèo đói đến bao giờ…

Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung Nguyễn Hồng Cẩm cho biết: Hiện nay hầu hết cán bộ chủ chốt xã đều theo học các lớp đào tạo về nông nghiệp, quản lý kinh tế… Trình độ thâm canh cây trồng, vật nuôi của nông dân ngày càng cao, nếu không học cứ chỉ đạo chung chung thì còn ai nghe…

Anh kể: Những năm cuối thập kỷ tám mươi của thế kỷ trước, người dân thấy khó làm giàu tại quê đã bỏ vào miền Nam làm ăn. Đến năm 2004 không ít gia đình đã trở về làm giàu tại đồng đất quê hương. Sự chuyển dịch lao động qua hai thời điểm là niềm vui lớn của địa phương. Năm 2003, UBND huyện Việt Yên chọn Nghĩa Trung làm điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tĩnh Lộc là thôn đi đầu trong việc chuyển đổi ruộng cấy một vụ không ăn chắc sang nuôi cá. Qua hơn bốn năm, diện tích nuôi thuỷ sản của Tĩnh Lộc tăng từ 20 ha lên 35 ha; toàn xã tăng từ 50 ha lên 110,5 ha. Nhận thấy hiệu quả từ nuôi cá cao gấp 4- 5 lần so với trước chuyển đổi, không ít người dân nộp hồ sơ xin chuyển đổi ruộng hai vụ lúa nhưng xã không cho phép vì bảo đảm an ninh lương thực. Sau khi căn bản xoá bỏ diện tích đất cấy lúa một vụ không ăn chắc, đất nông nghiệp còn lại xã chia thành 4 hạng, gồm: Đất chuyên lúa, hai lúa một màu, hai màu một lúa và đất chuyên màu. Nhờ làm tốt công tác dồn điền, đổi thửa nên bình quân mỗi hộ chỉ còn ba thửa (giảm bốn thửa so trước đây) là điều kiện thuận lợi để nông dân tham gia xây dựng cánh đồng thu nhập cao. Tham gia phong trào này các thôn được huyện hỗ trợ một triệu đồng/ha. Để phong trào xây dựng cánh đồng thu nhập cao đạt hiệu quả, Nghĩa Trung chú trọng công tác tuyên truyền, làm cho nông dân nhận thức rõ yêu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Ngoài sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh, huyện, lãnh đạo xã mời cán bộ khuyến nông về chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện cụ thể của từng thôn. Đồng thời tập trung khai thác mọi nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như kiên cố hoá kênh mương và các dịch vụ bảo vệ thành quả sản xuất của nông dân như thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, thú y… Giờ đây xã Nghĩa Trung đã có hơn 40 ha cho thu nhập 50 triệu đồng/ ha/ năm trở lên. Riêng thôn Tĩnh Lộc, nông dân thực hiện nhiều công thức luân canh hợp lý cho thu nhập trên một ha lên đến 150 triệu đồng. Trở thành điểm sản xuất hàng hoá, vào thời vụ thu hoạch rau màu tập trung, mỗi ngày có hàng chục chuyến xe đến tận xã thu mua nông sản cho nông dân. Toàn xã có hàng trăm hộ có thu nhập 50 triệu đồng; 35 hộ có thu nhập 10 triệu đồng mỗi năm trở lên.

Hiện tại Nghĩa Trung đang tiếp tục phối hợp với các nhà quản lý, nhà khoa học tiếp sức cho nông dân để đạt hiệu quả hơn trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

Bình Dương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang