• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giàu lên nhờ cây dó

Nguồn tin: TT, 01/03/2008
Ngày cập nhật: 3/3/2008

"Phải đến giữa năm ngoái, tui mới chịu bán 170 cây dó cho doanh nghiệp Dó Bầu Hương với giá 204 triệu đồng. Còn lại hơn 600 cây, nhiều người đã trả đổ đồng mỗi cây 1 triệu đồng nhưng tui quyết giữ lại để chờ giá cao hơn" - ông Nguyễn Quốc Trinh ở Tiên Mỹ (Tiên Phước, Quảng Nam) nói. Câu chuyện giàu lên với cây dó của ông khá hấp dẫn, nhiều người cho ông là kẻ dở hơi, nhưng ông nói mình đã không liều lĩnh chút nào khi dám trồng ồ ạt cây dó vào đất vườn với số lượng lớn.

Làm ăn lớn

Đi săn trầm thấy cây dó bị đốn sạch, năm 1984 ông Trinh đã nhổ ba cây dó rừng về trồng ở vườn nhà để "lấy giống". Khoảng năm 1995-1996, khi nhiều người trong vùng lên rừng tìm nhổ cây dó con về trồng thì ông đã sẵn hạt của ba cây dó trồng để gieo ươm đem trồng ra được 800 cây trên khu vườn sát nhà. Chưa đã giấc mơ giàu lên với dó trầm, năm 2000 ông còn trồng thêm 500 cây nữa. Vậy là đến thời điểm này, ông đã vững vàng với cơ nghiệp dó có giá trên cả tỉ đồng. "Với hơn 600 cây dó lớn còn lại, sắp tới tui sẽ thuê người xử lý tạo trầm để hai năm sau mỗi cây cũng bán được 3 triệu. Khi khai thác, tui sẽ giữ lại phần gốc để cho tái sinh nhằm nhanh có lại vườn dó mới" - ông Trinh tính toán.

Ông Phạm Quốc Nổi ở Quế Bình (huyện Hiệp Đức) cũng nổi lên như là "đệ nhất phú ông" trong vùng nhờ sớm trồng dó. Đi săn trầm bị sốt rét quay quắt, khó khổ mãi, ông quyết gượng sức tìm dó con trên rừng về trồng. Mặc mọi người chế giễu là "đánh bẫy ngọn tre", ông vẫn bền bỉ biến khu vườn nhà mình thành rừng dó. 11 năm đi qua, điều ông mong đợi đã đến: mới đây chỉ bán bớt 100 cây trong tổng số 500 cây dó 11 tuổi trong vườn, ông đã có 120 triệu đồng. "Tui vì thiếu tiền mua 20ha đất rừng để trồng thêm dó với keo tràm nên mới đành bán dó trắng. Tui chuyên đi xử lý tạo trầm thuê khắp nơi mà bán dó trắng với giá rẻ cho người ta thì tiếc lắm. Năm xưa tui đã xử lý hai cây, cuối năm 2007 đã bán ra được 7,3 triệu" - ông Nổi kể. Ngoài số dó trồng nơi vườn nhà, ông còn một trang trại dó khoảng 3.000 cây từ 3-7 tuổi.

Cũng quyết chí làm ăn lớn, giữa năm 2007, ông Trần Vũ Linh ở Tiên Mỹ (huyện Tiên Phước) đã thuê người xử lý 100 cây dó (trong số 700 cây dó 11 tuổi) ở vườn nhà để đến đầu năm 2009 sẽ tự mở lò chưng cất tinh dầu tại nhà. "Mấy xưởng cất tinh dầu trầm cứ nài nỉ mua 100 cây dó đã xử lý của tui 300 triệu đồng. Nhưng tui phải giữ lại để mở lò cất tinh dầu. Mình có nhiều dó, phải làm để bà con thấy cái lợi của cây dó đến đâu đặng an tâm làm theo" - ông Linh nói. Và "sự nghiệp" dó của ông vẫn chưa hết: còn trên 3.000 cây 3-8 tuổi ở khu vườn kề nhà, hiện tính đổ đồng cũng đến 500.000 đồng/cây...

"Cuộc cách mạng"

Mùa trồng dó mở ra cũng đã mang cơm áo, nhà cửa đến cho những người khó khổ nơi vùng quê heo hút. Mươi năm nay, nhiều làng quê ở Quảng Nam đã sôi lên với việc ươm bán cây dó con như là một nghề mới.

Anh Lê Văn Phúc ở Tam Thạnh (huyện Núi Thành) kể chỉ với ba cây dó con mọc hoang trong vườn được anh chừa lại để lấy bóng mát, không ngờ đã mang lại cho anh gần cả 700 triệu đồng khi "cơn sốt" cây dó con nổi lên mấy năm nay. Nhiều người ở Tam Thạnh - "nôi dó giống" thứ hai của Quảng Nam (sau Tiên Phước) - cũng đã thu được hàng chục, hàng trăm triệu đồng nhờ bán hạt và cây dó con từ những cây dó lớn tự mọc nơi vườn nhà.

Ở Tiên Phước, ngoài khoản thu có được từ hạt giống của những cây dó lớn tự mọc, đáng nói là nhiều người đã "ăn nóng" được khoản thu từ hạt của những cây dó trồng. Ông Nguyễn Quốc Trinh cho biết chỉ với ba cây dó được ông nhổ trồng hồi năm 1984, vậy mà ông đã có được hơn 500 triệu đồng tiền bán cây con từ hạt của chúng suốt tám năm nay. Cũng theo ông Trinh, những trà dó trồng từ 10 tuổi trở lên đều đã cho hạt từ hai ba năm nay, tuy ít nhưng những ai có số lượng cây nhiều đều có khoản thu "nóng" từ hạt dó đáng kể.

Nhưng đáng nói vẫn là việc những người bán hạt, bán cây dó con đã góp phần tạo mùa cho người trồng ở các nơi. "Thấy nhiều trang trại dó rộng hàng chục, hàng trăm hecta ở vùng Đông Nam bộ, Tây nguyên mà ngợp mắt. Nhờ vậy khoản tiền mình nhận xử lý cho họ cũng không ít. Với giá trị của cây dó hiện nay, quả thiệt là người trồng trúng đậm" - ông Phạm Quốc Nổi cũng như nhiều "chuyên gia" chân đất chuyên tạo trầm cho cây dó ở Quảng Nam, nói.

"Cuộc cách mạng" - con đường mới của trầm hương mở ra - điều đáng mừng vẫn là tác dụng xóa đói giảm nghèo, tạo sự giàu có cho nhiều nông dân lâu nay vốn nhiều khó khổ. "Tui vừa mới ngã giá 85 triệu đồng cho một cây dó khoảng 30 tuổi tự mọc nơi vườn nhà của một cư dân xã Bình Lâm (Hiệp Đức, Quảng Nam). Nhưng trừ những cây dó đặc biệt như thế, cứ tính bình quân một cây dó trồng chừng tám năm hiện nay cũng có giá đến 1 triệu đồng. Thật đáng mừng, nhiều người ở vùng Đông Nam bộ đã có vườn dó hàng ngàn cây sắp đến tuổi bán", ông Nguyễn Tấn Trưng - phó giám đốc Công ty Mộc Linh Thiêng - nói.

Sau sự mở mùa từ Quảng Nam, đến lượt các nôi dó giống ở Quảng Bình, Hà Tĩnh được đánh thức, nhiều người đã khá giàu lên. Không chỉ cung ứng hạt, cây dó con đến nhiều nơi (cả đến Lào), việc trồng dó để lấy trầm cũng được người dân và một số đơn vị kinh tế ở những nơi này phát triển (tuy chưa có được kỹ thuật xử lý tạo trầm cho cây dó). Đây được coi là những vùng dó nguyên liệu cho công nghệ chưng cất tinh dầu trầm.

HUỲNH VĂN MỸ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang