• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cách diệt chuột mới của nông dân Bình Định

Nguồn tin: NNVN, 27/02/2008
Ngày cập nhật: 1/3/2008

Mặc dù trong năm vừa qua, Bình Định đã trải qua nhiều đợt lũ lớn nhưng trong vụ đông xuân này, chuột vẫn xuất hiện và gây hại nhiều diện tích. Theo ông Nguyễn Mạnh Thắng- cán bộ nông nghiệp của Tỉnh uỷ Bình Định- thì tính đến nay, trên địa bàn tỉnh này đã có 52 ha lúa đông xuân bị chuột gây hại. Những địa phương có nhiều diện tích bị chuột gây hại là các huyện Vân Canh: 30ha, Tuy Phước: 12 ha và An Nhơn: 9,7 ha, cá biệt có nhiều vùng bị chuột gây hại đến 30% diện tích. Để bảo vệ vụ mùa, nông dân Bình Định đang dùng nhiều biện pháp tiêu diệt chuột, thế nhưng do loài chuột quá tinh khôn nên những biện pháp cũ đã không còn cho hiệu quả. Tuy nhiên, với một loại bẫy tự chế chỉ bằng các vật liệu tre và đất, lũ chuột đã đành “thúc thủ” chịu chết hàng loạt.

Ông Trần Xuân Lung- Phó chủ nhiệm HTXNN 1 Phước Hiệp (Tuy Phước)- vùng đất xuất xứ của loại bẫy chuột này cho biết: “Từ trước đến nay, nông dân ở đây chỉ quen với cách diệt chuột bằng các loại bẫy cây trồng, bẫy kẹp, đánh bả hoặc dùng đèn măng sông soi rồi dùng nơm chụp bắt. Thế nhưng với những cách làm trên, nông dân phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ mà hiệu quả không cao vì lũ chuột đã quá “thân thuộc” nên chẳng mấy khi chúng “lọt bẫy”. Do đó, những năm trước đây còn nhiều hộ nông dân lơ là với việc diệt chuột”. Theo tính toán của ông Lung thì nếu diệt chuột bằng cách đánh bả, người nông dân phải mua thuốc mỗi gói có giá 8.000đ nhưng đánh đâu còn nguyên đấy, lũ chuột chẳng thèm màng đến. Nếu dùng bẫy kẹp thì phải mua 3.000đ/cái, để đặt kín các lối đi của chuột thì với đám ruộng 1 sào phải đặt 15 cái, với những đám ruộng gần bờ gò còn phải đặt nhiều hơn nữa, có nghĩa là tốn rất nhiều tiền. Còn dùng cách bắt đèn thì phải chịu phí tổn 180.000đ để mua 1 cái đèn măng sông và 20.000đ nữa để mua 1 cái nơm, không phải hộ nông dân nào cũng sẵn sàng chi phí khoản này vào việc diệt chuột. Nhưng với những cái bẫy đập (còn gọi là bẫy sập) thì người nông dân chẳng tốn một đồng nào, chỉ bỏ công chừng 10 phút là làm hoàn thành 1 cái bẫy và khi sử dụng thì cho hiệu quả rất cao. Ông Nguyễn Văn Bường ở thôn Giang Bắc (Phước Hiệp) nói: “Gia đình tôi có 3 đám ruộng (9 sào), mỗi đám ruộng tôi đặt 5 cái bẫy và mỗi đêm diệt được ít nhất 10 con chuột”.

Để chứng minh về hiệu quả của loại bẫy này, ông Trần Xuân Lung- Phó chủ nhiệm HTXNN 1 Phước Hiệp- dẫn tôi ra đám ruộng 4 sào của ông. Đám ruộng này nằm ở 1 địa thế rất “thuận lợi” cho việc phá phách của lũ chuột vì bao quanh ruộng là những cái gò um tùm cây cối. Thế nhưng từ đầu vụ đến nay, đám ruộng không hề bị chuột cắn phá cây lúa nào. Dắt tôi đến một góc ruộng, chỉ tôi xem một cái bẫy đập đang được đặt ở 1 góc bờ, ông Lung diễn giải: “Rất đơn giản, chỉ cần 8 thanh tre dọc, dài từ 35-40 cm và 3 thanh tre ngang, dài từ 45-50 cm, đóng lại thành vỉ hình chữ nhật. Thêm 2 thanh trụ đứng, đóng cách nhau khoảng 40 cm, một thanh ngang gác qua 2 trụ đứng được đóng dính với nhau bằng đinh và 1 cái cần dài 30 cm được cột dính nối với thanh ngang và cái cò bật. Sau khi gài cò bằng dây kẽm, cuốc vài lát đất nặng chừng 3kg bỏ lên trên vỉ tre là ta đã đặt hoàn chỉnh một cái bẫy. Sau đó bỏ mồi nhử dưới cò bật. Con chuột vào ăn mồi phải bò qua con cò, làm bật cò và chiếc bẫy nặng 3kg đất sụp xuống. Đến 3 con vào cùng lúc cũng chết hết chứ đừng nói chi 1 con”. Và, cũng theo ông Lung, để bẫy đập cho hiệu quả cao người đặt bẫy cũng cần phải dùng đến những mẹo nhỏ mới có thể “thắng” được sự tinh khôn của lũ chuột. Ông Lung nói tiếp: “Để lũ chuột dễ dàng “lọt bẫy”, trước khi vào vụ, khi chưa có cây lúa mình vẫn thả mồi (thóc) ở những nơi mình dự định sẽ đặt bẫy để cho lũ chuột “làm thân” với cái bẫy đập, sau này quen thói chúng sẽ chẳng đắn đo khi chui vào kiếm ăn. Rồi đến thời gian lúa trỗ, lúc ấy chuột đã “ngán” mồi thóc thì mình thay mồi thóc bằng mồi tươi là cua đồng hoặc cào cào. Cứ làm như vậy, từ đầu vụ đến nay, riêng tại đám ruộng này tôi đã diệt được gần 60 con chuột và đám ruộng 4 sào này không hề bị chuột phá cây lúa nào”.

Từ hiệu quả nói trên, tiếng lành đồn xa, hiện nay khắp các vùng nông thôn trên địa bàn Bình Định người nông dân đang phát triển mạnh cách diệt chuột bằng loại bẫy đập này.

VŨ ĐÌNH THUNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang