• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Internet về làng

Nguồn tin: TT, 12/8/2004
Ngày cập nhật: 12/8/2004

Internet với họ là cái gì đó “ghê gớm” lắm mà họ cũng không cần quan tâm. Những nông dân xã An Viễn, Trảng Bom (Đồng Nai) chỉ cần biết rằng có thể học cách trồng trọt, chăn nuôi hay xem thêm tin tức cần thiết thông qua những cái máy đặt ở trụ sở UBND xã.

Câu nói “lão nông tri điền” đối với những người nông dân nơi này bây giờ đã là một vế riêng, với họ, một lão nông bây giờ phải biết tin học nữa...

Lên mạng học… nuôi gà

Lúc tôi có mặt tại phòng truy cập Internet xã An Viễn, anh nông dân Lê Doãn Tấn đang chăm chú theo dõi đoạn phim về cách thức chăn nuôi và phòng bệnh cho gà. Anh cho biết hiện gia đình đang nuôi đàn gà 2.000 con và phải tìm thật nhiều tài liệu chăn nuôi để không bị thiệt hại như đợt dịch cúm gia cầm vừa rồi.

Theo anh, vào xem những tài liệu hay những phim trên máy tính có phần thực tiễn và nhanh chóng hơn. Chẳng hạn muốn tìm một loại bệnh nào đó trên gà chỉ cần gõ chữ cần tìm và sẽ thấy ngay, không cần lật từng trang giấy.

Bàn máy bên cạnh, bà Ngô Thị Thanh chưa biết cầm con chuột máy tính thế nào cũng ngồi chăm chú xem anh nhân viên xã tìm giúp tài liệu chăn nuôi cho đàn dê 40 con của mình.

Bà nói: “Từ trước đến giờ nuôi dê là nhờ vào kinh nghiệm người trước truyền lại cho người sau chứ có sách vở gì đâu. May thay có cái này (máy tính) nên mình có tài liệu về con dê, có lẽ nuôi sẽ tốt hơn”. Tuy nhiên bà nói xem cái này (máy tính) chẳng khác gì xem tivi, nhưng tivi dễ mở mà sao máy tính phức tạp quá, chẳng bao giờ bà nghĩ mình có thể làm được.

Từ trường hợp của lão nông Nguyễn Văn Rung ở ấp 4, xã An Viễn, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) trồng 10ha giống sắn cao sản cho năng suất cao và đã thành công được post lên mạng, nông dân xã An Viễn xem đó như một gương phấn đấu, một điển hình để học tập trong việc trồng trọt của mình.

Truy cập Internet qua… loa phóng thanh

Ông Phạm Văn Sáng, giám đốc Sở Khoa học - công nghệ Đồng Nai (đơn vị thiết kế, xây dựng, tổ chức các website này), cho biết khoảng vài ba tháng nữa tám xã thuộc tám huyện, thị trấn còn lại của tỉnh cũng sẽ có website riêng.

Khi đó người nông dân sẽ được tiếp cận nhiều hơn với những tin tức khoa học kỹ thuật và vận dụng được vào nương rẫy của mình.

Hiện tại, mỗi điểm thư viện điện tử xã luôn có khoảng 300 phim khoa học và vài ngàn đầu sách được số hóa về chăn nuôi, trồng trọt để phục vụ người dân.

Họ có thể thuê phim về nhà xem (500 đồng/ngày) hoặc nhờ cán bộ xã hướng dẫn xem tài liệu miễn phí tại điểm truy cập.

Tại website của xã (www.dost-dongnai.gov/Anvien), những thông tin chung về HĐND, đoàn thể tương tự như trên website của các xã khác, chẳng hạn các tin tức về hoạt động của chính quyền, tổ chức đoàn thể. Tại những mục khác, người dân trong xã sẽ biết thêm về những đặc điểm kinh tế, xã hội hay những địa điểm du lịch của xã mình.

Cũng trên trang web xã, người dân sẽ có thông tin về các hoạt động y tế, giáo dục của xã đã và sẽ tổ chức. Ngoài ra để học cách trồng rau quả, hoa màu hoặc có thể tìm hiểu thông tin về giá cả các loại nông sản, phân bón… nông dân chỉ cần online vào trang web của xã mình, thế là xong.

Thế nhưng giữa nói và làm là hai chuyện khác nhau. Đối với người dân trong xã, chuyện truy cập, đọc thông tin trên mạng Internet là chuyện không bao giờ tưởng tượng được. “Internet là một cái gì đó xa lạ đối với một xã vùng sâu như thế này”, chủ tịch UBND xã An Viễn Nguyễn Tấn Hùng nói như vậy và ông cũng tự nhận mình đánh máy vi tính chẳng khác gì... gà mổ.

Điều ông chủ tịch xã nói không sai chút nào khi toàn xã An Viễn hiện nay chỉ duy nhất trụ sở UBND xã là có điểm truy cập Internet. Và để có thể gõ máy tính như gà mổ, chính ông cũng phải tham gia khóa tập huấn của Sở Khoa học - công nghệ Đồng Nai mở trong vòng vài tuần. Cán bộ nông nghiệp xã học những kinh nghiệm, cách thức trồng trọt, chăn nuôi hay tìm tài liệu trên máy rồi truyền lại cho nông dân.

Ngoài ra, để phổ biến những thông tin liên quan đến nông nghiệp trên mạng cho nông dân, xã An Viễn đã thực hiện bằng cách chuyển loại hình này sang hệ thống loa phát thanh trong xã. Và hằng ngày, hệ thống loa phát thanh trong xã lại có thêm nhiệm vụ truyền tải những tư liệu, tin tức mà những nhân viên trong xã phụ trách Internet “thu lượm” được đến bà con nông dân.

Ông Hùng nói vui rằng từ ngày xã có website, anh em trong cơ quan làm việc nhiều hơn để bà con nông dân muốn truy cập Internet lúc nào thì cũng có người hướng dẫn. Bản thân chủ tịch xã cũng là thành viên trong ban điều hành website này nên cũng chẳng thể bỏ bê như trước.

KIM HƯNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang