• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vật tư nông nghiệp tăng giá mạnh: Gánh nặng trên vai nhà nông

Nguồn tin: Đồng Nai, 27/02/2008
Ngày cập nhật: 29/2/2008

Từ năm ngoái, giá các loại vật tư nông nghiệp, nhất là các loại phân bón và thức ăn gia súc đã đua nhau tăng giá mạnh. Tuy nhiên, thời điểm tăng giá "nóng" nhất chính là trước và sau Tết Nguyên đán. Theo nhiều nông dân, giá tăng quá mạnh, số tiền đầu tư vào mảnh ruộng, công rẫy hay đàn gia súc nhiều hơn mà giá thành phẩm không tăng hoặc chưa kịp tăng đã biến thành một gánh nặng trên vai họ.

Giá vật tư nông nghiệp tăng mạnh tăng gánh nặng cho nông dân.

* "Đau đầu" với giá tăng

Tăng nhiều và tăng mạnh nhất phải kể đến các loại phân bón cho cây trồng, tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Theo chị Lan, chủ một đại lý phân bón ở xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất), thì chỉ trong vòng vài tháng trước và sau Tết, giá phân bón các loại đã tăng chóng mặt. Như giá 1 bao phân lân đầu trâu loại vừa đã tăng thêm 10.000 đ/ bao so với trước Tết. Giá một số loại phân khác như: NPK, phân 3 màu, phân Urê... cũng đều tăng. Chị Lan cho biết, cửa hàng chị bán khoảng hơn 20 loại phân bón các loại và loại nào cũng tăng giá, chỉ trong vòng 2 - 3 tháng gần đây, tất cả các loại phân bón đều tăng thêm từ 50.000 - 100.000đồng/bao 50kg. Chị Lan than, phân bón tăng quá mạnh làm người bán cũng "oải" vì vốn bỏ vào hàng tăng thêm khoảng 30 - 40%, trong khi đó bán hàng thường không lấy được tiền ngay vì phải cho nhiều nông dân "gối đầu", lúc nào bán được sản phẩm mới trả tiền.

Chị Nguyễn Thị Xuân, chủ một đại lý phân bón ở xã Xuân Định (huyện Xuân Lộc), cho hay: Giá phân bón tăng từng ngày, giáp tết giá phân u rê mới có 290.000 đồng/bao, phân DAP Hàn quốc 510 ngàn đồng/bao, vậy mà đến thời điểm này phân urê đã tăng lên 370 ngàn đồng/bao, còn DAP tăng lên 700 ngàn đồng/bao. Không chỉ hai loại phân trên tăng giá mà các loại phân khác như: Kali, NPK, lân cũng đồng loạt tăng giá. Chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng giá phân bón đã tăng từ 80 - 190 ngàn đồng/bao.

Ngoài các loại phân bón, giá thức ăn gia súc, gia cầm cũng không "thua kém" trong việc gia tăng giá cả. Ông H.P, một chủ đại lý thức ăn gia súc ở Thống Nhất, tính toán: "Chỉ trong khoảng 1 tháng trước và sau Tết, giá thức TĂGS các loại đã tăng từ 300 - 500đồng/kg. Các nhà cung cấp còn thông báo, thời gian tới giá TĂGS sẽ còn tăng nữa. Giá tăng mạnh quá nên nhiều nông dân tới mua đòi giải thích "mệt nghỉ", thiệt khổ".

* Nông dân: tăng đầu tư, giảm lãi

Nhiều nông dân và cả người kinh doanh vật tư nông nghiệp đều có chung nhận định: thường thì khi giá vật tư nông nghiệp lên thì giá sản phẩm trên thị trường cũng tăng theo, nhưng bao giờ cũng tăng chậm hơn và ít hơn, vì có những mặt hàng mang tính thiết yếu và ổn định như: rau, củ, quả, lương thực... không thể tăng giá quá cao. Mặt khác, quyết định giá trên thị trường còn phụ thuộc vào các khâu trung gian nên nếu giá vật tư nông nghiệp càng tăng, người nông dân càng khốn đốn.

Chị Phạm Thị Cúc, nông dân trồng bắp ở xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ cho biết, vụ đông xuân 2007 - 2008 gia đình chị trồng 1,3 hécta bắp. Chi phí phân bón cho ruộng bắp hết hơn 1 tấn phân. Số tiền chi cho phân bón vụ bắp này lên đến 10 triệu đồng, so với vụ mùa năm vừa qua (tháng 8, 9-2007), số tiền chi cho phân bón đã tăng thêm khoảng 2 triệu đồng. "Chúng tôi mua phân ở đại lý nhỏ của địa phương, do không có tiền mặt ngay nên vừa phải chịu tiền phân tăng giá và tiền lãi cho đại lý. Tính ra, bình quân mỗi tạ phân chúng tôi phải chịu tăng giá thêm gần 200 ngàn đồng so với vụ trước. Thấy giá phân cao quá gia đình tôi đã giảm lượng phân bón cho cây bắp. Điều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến năng suất", chị Cúc cho biết.

* Ông Nguyễn Văn Giàu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Chỉ trong vòng một thời gian ngắn mà giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật liên tục tăng và mới đây kèm theo xăng dầu tăng giá. Dự báo trong thời gian tới giá phân bón sẽ còn tiếp tục tăng cao. Trong cơn "bão giá", ngành nông nghiệp - nông dân phải gánh chịu rất nhiều khó khăn, mà hứng chịu mọi khó khăn ấy không ai khác ngoài bà con nông dân. Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có khuyến cáo với bà con nên tập trung vào sản xuất những cây con chủ lực theo định hướng của tỉnh. Đối với những hộ trồng lúa nên áp dụng phương pháp canh tác 3 giảm, 3 tăng (giảm phân đạm, giảm giống, giảm số lần phun thuốc trừ sâu và tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng lợi nhuận). Còn các loại cây trồng khác nên áp dụng sản xuất theo hướng công nghệ cao để tăng năng suất, đảm bảo chất lượng như vậy nông sản làm ra sẽ bán được giá có thể bù lại chi phí đầu vào đang ngày một tăng cao.

* Ông Nguyễn Đình Phúc, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh:

Việt Nam đã gia nhập WTO nên ngành nông nghiệp không còn được hưởng bao cấp hay hỗ trợ trực tiếp nào từ phía nhà nước ngoài hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và đào tạo, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Do vậy muốn đối phó với giá phân bón và giá xăng dầu đang leo thang bà con nông dân nên tập làm quen với phương pháp canh tác tập trung như vào CLB, tổ hợp tác và tiến lên hợp tác xã để sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn vệ sinh. Sản xuất tập trung, nông sản làm ra sẽ nhiều hơn, đồng đều về mẫu mã và chất lượng cũng đảm bảo hơn như vậy mới có đủ sức cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, nông dân còn được hưởng một số ưu đãi như vay vốn và triển khai các giống mới cũng như kỹ thuật. Có vốn, có kỹ thuật, bà con nông dân có thể triển khai những tiến bộ khoa học đẩy cao năng suất, giảm công lao động và một số vật tư đầu vào như vậy mới đủ sức đối phó với giá phân bón và một số vật tư đầu vào đang tăng giá từng ngày.

Hương Giang (ghi)

Giá phân bón tăng cao ảnh hưởng không chỉ đối với các hộ sản xuất hoa màu mà các nhà vườn trồng cây công nghiệp hay cây ăn trái như: cà phê, tiêu, xoài, sầu riêng... cũng "oải", vì phải sử dụng lượng phân bón lớn. Anh Nguyễn Văn Bằng, chủ vườn cà phê ở xã Bảo Bình, huyện Cẩm Mỹ cho hay, một năm, vườn cà phê 1 hécta của gia đình anh phải bón tới 3 tấn phân. Trong đó 2 tấn phân NPK, 5 tạ phân URE và 5 tạ phân Kali. Tính bình quân giá phân hiện nay khoảng 10.000 đồng/kg thì 1 năm phân bón gốc cho vườn cà phê của gia đình anh Bằng đã hết 30 triệu đồng. Nếu tính cả tiền phân bón lá, thuốc tăng đậu trái, dầu tưới thì mức đầu tư năm nay lên đến trên 35 triệu đồng. Theo anh Bằng, chi phí đội giá vật tư nông nghiệp cho vườn cà phê của anh năm 2008 này so với năm ngoái sẽ không dưới 5 triệu đồng/hécta cà phê. "Giá phân bón tăng cao, nhiều chủ vườn sẽ chuyển đổi từ loại phân bón mắc tiền sang loại phân bón rẻ tiền hơn để giảm chi phí. Theo tôi, như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Lợi ngay trước mắt nhưng lại hại cho sau này", anh Bằng nói.

Anh Nguyễn Văn Thu, chủ 3 hécta sầu riêng ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành tính, mặc dù cây sầu riêng được bón bằng phân hữu cơ hàng năm khá nhiều, tối thiểu 40kg/cây/năm. Thế nhưng, lượng phân hóa học vẫn tốn khoảng 1 tấn/hécta. Với mức tăng giá phân bón hiện nay thì số tiền đội giá chỉ riêng phân bón mà các chủ vườn phải chịu sẽ không dưới 2 triệu đồng/hécta. Bởi hầu hết các loại phân bón cho sầu riêng đều tăng giá mạnh như DAP, URE và NPK Việt - Nhật. Vườn sầu riêng của anh năm nay dự tính chi phí sẽ "đội" lên đến 8 triệu đồng.

Nhiều hộ nông dân nuôi cút ở xã Gia Kiệm (Thống Nhất) cũng than, so sánh thời điểm này với cùng kỳ năm ngoái, giá thức ăn dành cho cút đã tăng giá gần gấp đôi, trong khi giá sản phẩm lại giảm mạnh, gây không ít khó khăn cho người nuôi. Theo dự đoán của một số đại lý thức ăn, thời gian tới, giá TĂGS sẽ còn tiếp tục tăng thêm nữa do giá cả các mặt hàng trên thị trường đều tăng, trong đó có xăng dầu đã tăng cao.

Vi Lâm - Vân Nam

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang