• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng bằng sông Cửu Long: Tranh nhau mua lúa

Nguồn tin: SGGP, 25/02/2008
Ngày cập nhật: 26/2/2008

Mặc dù các tỉnh ĐBSCL mới vào vụ thu hoạch lúa đông xuân nhưng đã xảy ra tình trạng tranh giành mua lúa hàng hóa. Giá lúa được đẩy lên liên tục, nhiều nơi thương lái sẵn sàng “mua lúa non với giá cao” theo kiểu trả tiền trước - lấy lúa sau… Đây là chuyện chưa từng xảy ra trong những năm qua.

Giành nhau từng hạt lúa…

Dọc theo kênh xáng thuộc các xã Hòa Bình, Phú Cường, Tân Công Sính… (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp), chúng tôi chứng kiến nhiều thương lái đậu ghe bên cánh đồng lúa chín vàng chờ mua lúa. Giá lúa đầu vụ được thu mua tại ruộng rất cao từ 3.900đ - 4.100đ/kg; lúa chất lượng cao 4.300đ - 4.400đ/kg; lúa thơm từ 4.500đ - 4.600đ/kg… bình quân tăng từ 20% - 30% so cùng kỳ năm ngoái.

Thương lái tranh nhau mua lúa đông xuân giá cao ở ĐBSCL

Anh Nguyễn Văn Tính, ở xã Tân Công Sính, hớn hở: “Chưa năm nào lúa được giá và dễ bán như hiện nay. Thu hoạch vừa xong là có thương lái tới tranh nhau mua, trả tiền cái một, mê lắm”. Vụ này, gia đình anh Tính canh tác 4ha lúa, thu hoạch được 28 tấn, bán giá 4.400đ/kg, trừ chi phí còn lời gần 80 triệu đồng; cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Tại Hợp tác xã nông nghiệp Bình Thành (Lấp Vò, Đồng Tháp), 1.193ha lúa vừa thu hoạch xong, năng suất bình quân 7,5 tấn/ha. Ông Lưu Văn Bút, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Bình Thành mừng ra mặt: “Nông dân làm lúa năm nay trúng đậm.

Thu hoạch đến đâu là bán ngay tại ruộng đến đó, khỏi phải chở về nhà cực nhọc. Bình quân mức lãi từ 20- 22 triệu đồng/ha”. Anh Huỳnh Phú Lộc, thương lái xã Vĩnh Thới (Lai Vung, Đồng Tháp) cho biết: “Hơn 10 năm làm nghề buôn lúa nhưng chưa khi nào xảy ra tình trạng tranh nhau mua lúa như lúc này. Hiện tại, muốn mua được lúa phải nâng giá lên và thường xuyên có mặt tại ruộng để chờ thu hoạch là mua ngay, nếu chậm sẽ bị người khác phỗng tay trên”.

Tại Kiên Giang, tình trạng “săn” lúa diễn ra gay gắt. Anh Trần Văn Trung, thương lái mua lúa ở Đồng Tháp, nói: “Từ chợ gạo Sa Đéc chạy ghe xuống đây cả trăm cây số nhưng mua lúa khó vô cùng. Chuyến rồi mua đầy ghe 30 tấn giá chỉ 3.900đ- 4.000đ/kg; nay trở xuống thì giá lúa đã nhảy lên 4.300đ- 4.400đ/kg…

Tăng 400đ/kg nhưng cũng phải mua, chẳng lẽ chạy ghe không về?”. Dọc theo những đồng lúa từ Tam Nông, Thanh Bình, Lấp Vò (Đồng Tháp) sang An Biên, Hòn Đất (Kiên Giang) Tân Châu, An Phú (An Giang)… ghe mua lúa chạy nườm nượp. “Hễ chỗ nào nghe có tiếng máy suốt là có ghe mua lúa tìm đến nơi. Lúa khô, lúa ướt, lúa dơ hay sạch… cũng có người mua. Cả đời làm ruộng, mới thấy vụ này sướng như tiên!”, ông Tư Tùng, nông dân ở Hòn Đất (Kiên Giang) hớn hở.

Giá lúa sẽ ở mức cao

Theo Sở NN- PTNT Đồng Tháp, đến nay nông dân các huyện Thanh Bình, Tháp Mười, Tam Nông, Lấp Vò, Cao Lãnh… mới thu hoạch khoảng 25.000/208.136ha lúa đông xuân, năng suất đạt 7 tấn/ha, cao hơn năm ngoái 0,2 tấn/ha. Tại Kiên Giang, trên 60.000ha lúa đông xuân ở các huyện thuộc bán đảo Cà Mau vừa thu hoạch xong, năng suất 5,6 tấn/ha.

Nhiều người lo lắng, trong thời gian tới khi các tỉnh ĐBSCL vào vụ thu hoạch rộ, liệu giá lúa có tiếp tục “nóng” như hiện nay hay giảm mạnh? Theo các chuyên gia về lúa gạo dự báo, nhìn vào cán cân cung - cầu trên thế giới đang nghiêng về phía nhà sản xuất, do đó tới đây giá gạo vẫn duy trì ở mức cao, thuận lợi cho người bán.

Thạc sĩ Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, cho rằng: “Bán đảo Cà Mau là vùng bị nhiễm mặn nhưng năng suất năm nay tăng đến 0,4 tấn/ha. Trong tháng 3 và 4, các huyện Tân Hiệp, Hòn Đất… thu hoạch rộ, năng suất sẽ không dưới 6,5- 7 tấn/ha”.

Tại Vĩnh Long, mới thu hoạch 12.000/68.000ha. Ở An Giang, trên 231.000ha lúa đông xuân chỉ mới thu hoạch rải rác, sang tháng 3 và tháng 4 mới thu hoạch rộ… Do các tỉnh ĐBSCL thu hoạch chưa nhiều, trong khi nhu cầu tiêu thụ lúa gạo trên thị trường tăng cao, đẩy giá lúa leo thang vùn vụt.

Ông Trương Văn Ảnh, Giám đốc Công ty Lương thực Long An, thừa nhận: “Kế hoạch xuất 200.000 tấn gạo trong năm nay nhưng đến giờ này công ty mới mua hơn 20.000 tấn. Giá lúa gạo quá cao nên muốn mua không phải dễ”.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, năm 2008, kế hoạch xuất khoảng 4,5 triệu tấn gạo, kim ngạch 1,7 tỷ USD nhưng khả năng có thể đạt 1,8 tỷ USD do giá xuất cao. Đến nay, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 700.000 tấn gạo, chủ yếu sang Philippines, giá trúng thầu cao hơn năm 2007 khoảng 20%.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nhận định: “Nhu cầu tiêu thụ gạo thế giới năm nay tăng cao, trong khi những nước xuất khẩu hàng đầu như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… dự kiến giảm lượng xuất khẩu.

Do đó, xuất khẩu gạo năm nay không lo về giá mà cốt lõi là điều hành thế nào cho có lợi nhất”. Hiệp hội khuyến cáo các doanh nghiệp không nên vội vàng ký hợp đồng sớm, giá thấp gây thiệt hại. Nhất là khi chưa mua được gạo thì không nên ký.

Ông Trương Văn Ảnh, Giám đốc Công ty Lương thực Long An, thừa nhận: “Hồi đầu năm giá gạo xuất khẩu ở mức 355 - 385 USD/tấn, nay vượt mức 400 USD/tấn, nếu ký hợp đồng sớm thì doanh nghiệp sẽ lỗ”.

HUỲNH PHƯỚC LỢI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang