• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dự án khai thác đồng cỏ bàng Phú Mỹ: Hiệu quả kinh tế kép

Nguồn tin: Kiên Giang, 21/02/2008
Ngày cập nhật: 26/2/2008

Sau 2 năm khai thác theo hướng bảo tồn bền vững kết hợp với phát triển nghề thủ công truyền thống, dự án (DA) đồng cỏ bàng xã Phú Mỹ, huyện Kiên Lương, đã tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho bà con đồng bào dân tộc Khmer, bảo tồn đa dạng sinh học. Từ những kết quả nêu trên, UBND tỉnh đã ra Quyết định gia hạn đầu tư khai thác DA này giai đoạn 2 từ năm 2007 – 2009.

Những kết quả cụ thể

Với diện tích đất 2.890,5 ha, trong đó đất cỏ bàng là 1.025,7 ha, năng lực sản xuất (SX) hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu bàng của DA đạt 120 ngàn nón và 40 ngàn giỏ xách trong năm thứ nhất, từ năm thứ 5 nâng lên 1,2 triệu nón và 400 ngàn giỏ xách/năm. Đến nay, DA đã SX trên 30 chủng loại mặt hàng mà sản phẩm chủ lực là các loại giỏ, khay bằng bàng. Năm 2007, doanh thu của DA đạt 1.047,970 triệu đồng, trong đó bán các sản phẩm giỏ, chiếu, đệm, manh có doanh thu: 635,900 triệu đồng. Bên cạnh đó, các hợp đồng bán manh cho tỉnh Tiền Giang trị giá 102 triệu đồng, hợp đồng 2 ngàn tấm đệm trị giá 60 triệu đồng, hợp đồng may giỏ phục vụ Lễ công bố Khu dự trữ sinh quyển cũng đang được xúc tiến. Tại ấp Tà Phọt và ấp Trần Văn Thệ, các bà Thị Sal và Thị Nam phấn khởi nói: “Nhờ có DA, thu nhập trung bình của nhân công dệt chiếu đạt khoảng 40 ngàn đồng/ngày, khi có đơn hàng giỏ, thu nhập tăng lên hơn 50 ngàn đồng/ngày. Đối với người dân đan đệm tại nhà, thu nhập chừng 15 – 25 ngàn đồng/ngày. Tuy mức thu nhập chưa cao nhưng gần 2 năm nay gia đình chúng tôi đỡ vất vả hơn trước nhiều lắm”. Hiện nay tại Phú Mỹ có 200 hộ hợp tác đan đệm bán cho DA. Đáng mừng là thị trường tiêu thụ sản phẩm của DA khá ổn định. Các loại giỏ chủ yếu xuất sang Nhật Bản, đệm và một số sản phẩm khác bán qua Campuchia, thị trường nội địa là TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa…

Tiến sĩ Trần Triết, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đại diện Hội Sếu đầu đỏ Quốc tế tại Việt Nam, cho biết: Trên thực tế, DA đã mang lại hiệu quả kép. Đi đôi với khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp với khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống địa phương, hoạt động bảo tồn sếu đầu đỏ trong khu vực DA đang đi vào ổn định. Quá trình tuyên truyền, người dân nơi đây đã ý thức được tầm quan trọng của sếu đầu đỏ nên không đặt bẫy săn bắt loài chim này nữa. Nhờ vậy, năm 2006 có 66 con cư ngụ, đến năm 2007 tăng lên 102 con. Nếu như năm 2006 phát hiện 5 trường hợp sếu đầu đỏ chết, thì năm 2007 chỉ có 2 trường hợp sếu chết.

Và những khó khăn

Được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh, ngày 23 – 1 – 2008, đoàn chuyên gia nước ngoài gồm ông Noel Matthews và bà Helen McCree, Công ty tư vấn Traidoraft, Luân Đôn, Anh Quốc; Bà Sarah Mattingly, Ngân hàng Thế giới, Washington DC Hoa Kỳ, cùng đại diện Hội Sếu Quốc tế tại Việt Nam, đã đến gặp gỡ Ban quản lý DA và UBND xã Phú Mỹ. Sau khi phỏng vấn điều phối viên, nhân viên phụ trách kỹ thuật SX, kinh doanh và một số hộ dân … Qua đó, đoàn chuyên gia thống nhất lập kế hoạch kinh doanh khai thác bền vững đồng cỏ bàng Phú Mỹ, nhằm mở rộng thị trường các sản phẩm đầu ra của DA và xu hướng tổ chức lại SX kinh doanh trong thời gian tới.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Được, Trưởng phòng Khoa học, Sở Khoa học & Công nghệ Kiên Giang, cho biết: Tổng mức đầu tư trong 3 năm 2007 – 2009 của DA là 180 ngàn USD, trong đó vốn Hội Sếu Quốc tế : 150 ngàn USD, vốn giải thưởng cho DA đồng cỏ bàng: 30 ngàn USD. Cái khó lớn nhất là trong vùng DA có 80% bà con người Khmer trình độ dân trí thấp, khả năng học hỏi, tiếp thu tiến bộ KHKT chậm. Cây Mai hương, loại thực vật ngoại lai tuy đã được hạn chế nhưng khả năng xâm lấn rất cao. Một bờ bao giữ nước dài 3,2 ngàn m với khối lượng 8 ngàn m3 đã được hoàn thành giữ ẩm cho đất để cỏ năn – nguồn thức ăn của sếu đầu đỏ phát triển tốt. Song, hiện tượng cháy đồng cỏ bàng vẫn hay xảy ra vào mùa khô, ảnh hưởng đến sinh khối bàng trên đồng cỏ. Đất đai trong khu vực DA bảo tồn bị bao chiếm nhiều, do đó công tác quản lý nguồn nước và các hoạt động bảo tồn gặp ách tắc. Giao thông đi lại khó khăn khiến chi phí vận chuyển tăng, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

Mạnh Chung

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang