• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi ong mật -Một nghề làm giàu hấp dẫn

Nguồn tin: Bình Phước, 04/02/2008
Ngày cập nhật: 22/2/2008

Quay được giọt mật ngọt đầu tiên vợ chồng ông mừng khôn tả. Cảm xúc của lần đầu vào nghề và có sản phẩm không bao giờ ông quên.

Sức hấp dẫn của nghề

Ông Trần Quốc Bình - một trong những người nuôi ong thành đạt nhất ở xã An Phú, huyện Bình Long kể lại: Năm 1992, nhóm người nuôi ong từ Đắk Lắk qua xin đặt ong lấy mật trong vườn cà phê rộng hơn 2 ha của gia đình ông, dần dần họ quý tính cách của ông nên muốn truyền nghề cho. Khi dời đi, họ biếu ông 3 thùng nuôi thử. Không hiểu về ong, nên chẳng mặn mà, ông đã để chúng chết ráo. Năm sau, họ quay lại, vẫn vận động nuôi ong nhưng ông từ chối. Hai năm sau, cà phê rớt giá, họ bảo: “Bác sống tốt thế mà lại nghèo, chúng tôi không đành lòng, bác thử nuôi ong mật một lần nữa xem sao?”. Trước những phân tích đầy thuyết phục của họ, ông đã khăn gói tìm lên Đắk Lắk xin học lại kỹ thuật nuôi ong mật rồi bén duyên nghề từ đó. Có vốn là 3 thùng ong giống do người đặt ong biếu, ông mày mò áp dụng kỹ thuật đã học, cuối vụ ông thu được 30 lít mật. Quay được giọt mật ngọt đầu tiên vợ chồng ông mừng khôn tả. Cảm xúc của lần đầu vào nghề và có sản phẩm không bao giờ ông quên. Nếu khi mới nuôi, quay được số mật như thế đã là hạnh phúc thì nay, qua việc áp dụng đúng kỹ thuật và nâng cao tay nghề, gia đình ông đã thu được bình quân 40 lít/thùng, thậm chí có năm ông đã thu tới 19 tấn mật/298 đàn. Kinh nghiệm đúc rút, ông nhân dần số lượng đàn ong, đến năm 2007 đã tăng lên 400 đàn. Với 400 đàn ong mật, năm qua gia đình ông đã thu được trên 320 triệu đồng. Các con đi học xa, công việc nuôi ong chỉ do hai vợ chồng ông đảm nhiệm. Năm nay, ông đang đóng thùng mới, dự kiến nâng thêm 200 đàn nữa. San đàn ong cũng không phải là việc khó với người trong nghề. Nếu thuận lợi, sau một năm, một đàn có thể tách ra thành 15 đàn. Điều quan trọng là phải tích lũy được các điều kiện thuận lợi cho việc nuôi dưỡng ong tồn tại đến mùa thu hoạch mật. Khi hỏi về lợi nhuận, ông Bình làm phép tính nhẩm: Năm đầu tiên đầu tư khoảng 100 thùng giống và chi phí dưỡng ong cho đến khi thu mật hết 60 triệu đồng thì thu được 80 triệu đồng tiền mật ong. Vậy là ngoài lãi 20 triệu đồng, còn lãi thêm số thùng ong, phấn sáp và ong giống cho vụ sau. Cứ thế, nuôi càng về sau, số lãi càng lớn và chi phí sẽ thấp đi nhiều lần. Đến lúc thu hồi được vốn và chỉ còn phải dưỡng ong bằng phấn hoa, đậu nành, đường và chờ thu mật thì tiền lãi sẽ rất lớn. Người vốn ít cũng có thể phát triển kinh tế dần từ vài thùng mà không sợ lỗ. Một phần tin cậy hơn là đầu ra đã khá ổn định. Nếu người Việt Nam có thói quen coi con ong rừng là tốt thì các nước châu Âu nhận hàng mật ong từ nước ta lại coi trọng mật ong nuôi vì ổn định độ đạm và vệ sinh an toàn thực phẩm mà người nuôi áp dụng được.

Nuôi ong mật - Một nghề thật lắm công phu

Điều, cà phê vào mùa trổ hoa cũng là lúc người nuôi ong “xuất quân” đặt ong lấy mật. Giờ đây, đi qua các vườn điều, cà phê, người ta dễ dàng bắt gặp hàng chục đến hàng trăm thùng ong được đặt dưới những vườn điều, cà phê... Sức hấp dẫn về thu nhập đang lôi cuốn nhiều người tìm đến với nghề nuôi ong. Tuy nhiên, để thành công, nghề nuôi ong còn đòi hỏi rất khắt khe không chỉ yêu nghề mà còn phải tận tâm và có lòng kiên trì thì mới hy vọng đạtù được kết quả tốt. Lời bộc bạch từ chính những người thành công trong nghề nuôi ong mật đã giúp tôi ngộ ra nhiều điều kỳ thú, lôi cuốn và thêm quý những người chọn cái nghề đầy công phu, song cũng thật hấp dẫn này để lập nghiệp...

Theo ông Bình, nghề nuôi ong dễ mà khó. Dễ với những người ham thích, chịu học hỏi và muốn gắn bó lâu dài với nghề, nhưng lại khó với những ai thích ăn xổi, không chịu đầu tư kỹ thuật. Có người học vài tháng đã thành công, nhưng có người 3 năm vẫn chưa thuần thục, thậm chí nhiều người mà ông Bình quen biết sau những tháng ngày thử nghiệm đã từ giã nghề nuôi ong mật. Vợ ông Bình tâm sự: “Nuôi ong, công sức và thời gian chỉ bằng nửa làm rẫy và ít hao phí sức lực nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, chăm bẵm ong như trẻ nhỏ. Chính mỗi người nuôi ong cũng phải cần mẫn như con ong”. Con ong thường mắc phải bệnh bại liệt, ỉa chảy... nếu không kịp thời phát hiện để trị thì dễ lây lan dẫn đến mất luôn cả đàn. Nhưng muốn phát hiện bệnh nhanh thì người nuôi phải có cả kinh nghiệm và trang bị kỹ thuật thật tốt. Dùng thuốc không đúng liều thì bệnh không hết mà có khi mật lại bị nhiễm độc. Chỉ có sự kiên trì học hỏi thì mỗi người mới đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân. Theo ông Bình, càng nuôi ong càng thấy hứng thú với nghề. Hứng thú từ nguồn thu nhập đến vật phẩm của ong mật đem lại. Nuôi ong lấy mật là chính, song còn những vật phẩm quý giá khác như sữa ong chúa, keo ong... dùng trong mỹ phẩm, y học... Nhưng chỉ có người nuôi ong lâu năm mới đủ trình độ lấy được và khi lấy được chúng thì niềm vui sẽ tăng lên gấp bội, vì nó không chỉ có thu nhập cao hơn mà còn thể hiện đẳng cấp nghề mà mỗi người đã vươn tới. Nuôi ong vất vả ở chỗ phải tìm nguồn thức ăn thiên nhiên cho ong, càng nhiều càng tốt. Vì thế, đến mùa vụ, muốn ong lấy được nhiều mật thì phải chịu khó di chuyển đàn ong tới các vùng trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều... có quy mô lớn. Một năm bình quân ông Bình phải di chuyển đàn ong từ 5-7 lần. Ông không quản ngại lên Đắk Lắk đón mùa hoa cà phê hay về Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh đón mùa cây ăn trái nở hoa... Ông Bình còn có tham vọng đưa đàn ong ra phía Bắc như vùng đất vải Lục Ngạn, Hà Bắc hay nhãn Hưng Yên. Tuy nhiên, chi phí đi lại khá tốn kém nên ông còn đang tính toán kỹ hơn. Ông Bình cho biết: “Bình Phước là rốn mật, nhiều người nuôi ong mật ở các tỉnh bạn đổ về đây mà người trong tỉnh chưa phát triển được là bao từ nghề nuôi ong mật thì tôi thấy buồn lắm!”. Từ nghèo khổ, nhờ con ong mà đời sống của gia đình ông khá hẳn lên nên ông rất muốn được giúp đỡ mọi người để cùng làm giàu từ nghề nuôi ong mật. Những con em cựu chiến binh đang ở cái tuổi “mắt sáng, tay mềm” mà chưa có việc làm thì chọn nghề này là rất phù hợp - một nghề chỉ cần ít vốn và lòng quyết tâm là sẽ thành công. Từ một đối tượng nghèo của xã Tân Lợi khi mới đến Bình Phước lập nghiệp, đến nay, sau khi chuyển sang xã An Phú và gắn bó với con ong mật, ông Trần Quốc Bình đã trở thành một nông dân sản xuất giỏi, một cựu chiến binh hăng hái tham gia công tác hội và đã nhiều lần sẵn sàng hỗ trợ vài triệu đồng cho quỹ chi hội cựu chiến binh An Phú - nơi ông đang sinh hoạt. Con ong đã giúp cho ông đổi đời để có được ngôi nhà to lớn bề thế, sang trọng, cùng với tiện nghi đầy đủ và cuộc sống sung túc - một cơ ngơi mà khi vào nghề nuôi ong chính ông cũng không dám mơ tới.

Bình Phước đã có Hội nuôi ong mật - chi nhánh của Hiệp hội ong mật Việt Nam. Đầu ra qua xuất khẩu ổn định sẽ là điều kiện quan trọng giúp cho mọi người yên tâm đầu tư vào nghề nuôi ong. Đối với một tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích điều, cao su, bên cạnh đó diện tích cà phê, tiêu cũng không nhỏ như Bình Phước thì nghề nuôi ong mật đang là một hướng phát triển kinh tế cần phổ biến, nhân rộng. Mở rộng mô hình nuôi ong mật chính là mở thêm một hướng làm giàu cho gia đình và quê hương.

Theo báo Bình Phước

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang