• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi đà điểu vùng cát xứ Quảng

Nguồn tin: Nông nghiệp, 21/02/2008
Ngày cập nhật: 22/2/2008

Mô hình chăn nuôi đà điểu đang là kỳ vọng và lối mở để phát triển kinh tế cho các gia đình nghèo vùng cát Quảng Nam.

Nghề nuôi mới

Về thôn Ngọc Mỹ, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam hỏi trại đà điểu của ông Nguyễn Thành Long thì hầu như người trong vùng ai ai cũng biết. Bởi ông Long là người đầu tiên nuôi con vật vốn lâu nay rất xa lạ với người nông dân ở đây. Trại đà điểu của ông đang trở thành điểm tham quan học tập của không ít nông dân trong tỉnh.

Ông Long tâm sự: “Tôi làm nghề nuôi tôm đã lâu, có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn không sống nổi với con tôm, còn đà điểu thì quá xa lạ nên lúc đầu tôi cũng do dự, bàn ra tính vào, chưa dám nghĩ đến việc chăn nuôi. Hơn nữa chẳng biết nuôi tại nhà có thích nghi không? Nhưng khi được biết, thành phố đang có cơ chế khuyến khích hỗ trợ bước đầu cho các hộ dân vùng cát phát triển nghề mới: Nuôi đà điểu. Hơn nữa, Trung tâm giống đà điểu Quảng Nam, trực tiếp cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật nuôi và cho nợ gối đầu thức ăn cũng như cam kết bao tiêu sản phẩm. Nên tôi quyết định đầu tư thử nghiệm nuôi thử xem sao. Ấy thế mà giờ đây nó đã không phụ tôi”.

Đưa chúng tôi đi thăm chuồng đà điểu rộng chừng hai sào đất với những chú đà điểu cao lớn lộc ngộc trông rất khoẻ, ông Long cho biết thêm gia đình ông đã nuôi “các em chân dài” này được hơn 3 tháng rồi. Để có vốn làm chuồng trại, mua con giống, ông đã được Trung tâm chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ 10 triệu đồng và cho vay 25 triệu, đồng thời bán con giống với giá ưu đãi 1,5 triệu đồng/con (giảm giá 700.000đ/con). Thật sự trong bước đi ban đầu này, Trung tâm giống đà điểu Quảng Nam đã hỗ trợ đắc lực cho các hộ về giống, kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh, chế độ dinh dưỡng làm cho các hộ nuôi rất yên tâm. Hơn ba tháng nay, từ khi mua 15 con đà điểu về nuôi thử nghiệm, gia đình ông Long đã cắt hẳn ra 1 lao động để chăm nuôi chúng. Gia đình ông đã trồng hơn 2 sào cỏ, rau lang, rau muống. Thuốc phòng bệnh thì định kỳ trộn vào thức ăn để bảo đảm sức đề kháng cho đà điểu, một người làm không ngơi tay thì mới hoàn thành. Tâm sự với chúng tôi ông Long bảo rằng tuy có vất vả nhưng ông thấy vui và tin tưởng hướng đi mới mẻ này vì đà điểu sinh trưởng khá nhanh và khoẻ mạnh. Sau 3 tháng nuôi, trọng lượng mỗi con từ 20kg đã tăng lên đến 85-90kg, chưa xảy ra dịch bệnh gì nghiêm trọng. Nuôi đà điểu cùng đợt với ông Long, trên đất Tam Phú còn có hộ anh Lê Văn Hơn. Anh Hơn nuôi 15 con cũng đang phát triển khá tốt, trọng lượng trung bình xấp xỉ 80kg/con.

Thế nhưng cự phách hàng đầu trong nghề nuôi mới mẻ này phải kể đến ông Lê Tấn Quang. Đang sống yên ổn tại Đà Nẵng nhưng ông Quang lại lặn lội vào xã Bình Phú, huyện Thăng Bình, Quảng Nam thuê máy ủi bạt 2 ha đồi dựng nhà nuôi đà điểu. Trong số mô hình nuôi đà điểu tư nhân mà tôi có dịp nhìn thấy thì quy mô trang trại của ông Quang lớn nhất. Chuồng trại có mái che, hàng rào bê tông quây bằng cọc sắt tròn và lưới B40, các khu vườn trồng cỏ quanh trại đều bắt hệ thống tưới nước tự động. Kể luôn con giống, thức ăn, thuốc vệ sinh phòng bệnh, tiền lương công nhân, ông đã “vãi” xuống vùng gò đồi này tròm trèm 500 triệu đồng. Tôi hỏi ông Quang rằng như thế có mạo hiểm quá không? Ông chủ trang trại trả lời chắc nịch: “Đã kinh doanh thì phải mạo hiểm nhưng tôi tin chắc là sẽ thành công”. Đến nay đã gần 2 năm kể từ ngày đưa 25 con giống về trại, đàn đà điểu xem ra khá hợp với thuỷ thổ vùng gò đồi này. Nếu không có gì thay đổi, giữa năm 2008 ông có thể nhìn thấy những quả trứng đà điểu đầu tiên.

Anh Đỗ Vạn Tín- kỹ sư chăn nuôi thuộc Trung tâm giống đà điểu Quảng Nam, khẳng định: Đà điểu tuy là vật nuôi mới lạ, lâu nay chỉ nuôi theo quy mô công nghiệp nhưng không phải vì thế mà quá khó nuôi, người nông dân không thể với tới được. Bởi lẽ đà điểu có sức đề kháng cao, từ ngày du nhập vào Việt Nam đến nay chưa thấy mắc phải loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nào. Dĩ nhiên người nuôi phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về vệ sinh phòng bệnh. Cũng theo kỹ sư Tín, phổ thức ăn, nhất là thức ăn xanh cho đà điểu khá rộng. Ngoài các loại cỏ nhập ngoại được trồng phổ biến như cỏ voi, cỏ sả nông dân còn có thể tận dụng tất cả những sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp như rau muống, rau lang, thân cây ngô, cây chuối, các loại bầu bí…Lợi thế này giảm đáng kể chi phí chăn nuôi. Những nông dân chúng tôi gặp đều làm như thế. Nhờ cho đà điểu ăn các loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao như rau muống, rau lang, ông Long cho biết đỡ phải mua cám viên tổng hợp do các nhà máy sản xuất. Hôm về xã Bình Minh tìm hiểu mô hình của ông Hoàng Ngọc Triển, tôi còn thấy ông cho ăn những thứ cỏ dại tìm được quanh vùng. Đặc biệt còn có thêm một loại mọc đầy bờ bụi có tên là rau trai mà ông Triển cho rằng có tác dụng chữa táo bón cho đà điểu rất hiệu nghiệm. Nông dân quả thật sáng tạo. Như vậy sau sự chật vật với con tôm, nuôi đà điểu tại gia bước đầu đã mở ra niềm tin một hướng đi mới để phát triển chăn nuôi mang tính ổn định cho người nông dân vùng cát Quảng Nam.

Lối thoát nghèo cho nông dân vùng cát

Sau 8 đến 10 tháng nuôi, đà điểu từ 20 kg có thể tăng trọng đến 100kg. Với giá bán từ 38- 40.000đ/kg thịt hơi, trừ chi phí mỗi con đà điểu có thể đem lại cho người nuôi một triệu đồng. Ông Long, ông Triển đã hạch toán và khẳng định như thế. Họ bảo trong lần nuôi thử nghiệm này, ít nhất cũng kiếm được trên dưới 15 triệu.

Ông Nguyễn Thành Long cho biết năm nay sẽ tăng số lượng đà điểu lên 30 con. Nếu được chính quyền cấp khu đất hoang hoá ngoài nỗng cát, tương lai ông sẽ xây trang trại nuôi ít nhất 100 con. Ông Triển sang năm cũng chuyển chuồng trại ra rừng dương, nâng số lượng đà điểu gấp đôi- 30 con. Ông Lê Tấn Quang thì tính nếu đàn đà điểu gồm 13 con mái đẻ tốt, trong năm 2008 này ông sẽ sắm một cái máy ấp trứng để nhân giống tại chỗ. Một phần con giống dùng để nuôi đà điểu thưong phẩm, một phần ông sẽ cung cấp giống cho nông dân trong vùng rồi mua lại sản phẩm. Theo cách đó ông sẽ có một lượng đà điểu thương phẩm đủ nhiều để mở một cửa hàng bán thịt đà điểu cùng với các sản phẩm thủ công chế tạo từ da, vỏ trứng đà điểu.

Ông Huỳnh Trung Sơn-Giám đốc Trung tâm giống đà điểu Quảng Nam cho biết: “Hỗ trợ con giống, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân nuôi đà điểu là một chiến lược kinh doanh quan trọng, lâu dài của Trung tâm giống đà điểu Quảng Nam. Trong thời gian tới Trung tâm sẽ thực sự là “bà đỡ" cho nông dân Quảng Nam nuôi đà điểu bằng cách hỗ trợ từ 20-25% giá con giống, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật vệ sinh phòng bệnh. Những hộ khó khăn sẽ được Trung tâm cho nợ gối đầu thức ăn tổng hợp cho đến khi bán sản phẩm. Nông dân cũng không sợ đầu ra vì Trung tâm ký hợp đồng mua sảm phẩm ngay từ khi xuất con giống. Nông dân được lợi và Trung tâm cũng được lợi.

TẤN THÀNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang