• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gồng mình cứu trâu bò thoát rét

Nguồn tin: VNN, 21/02/2008
Ngày cập nhật: 21/2/2008

Đến các thôn bản miền Tây Bắc lúc này đâu đâu cũng thấy cảnh bán thịt trâu chết rét. Người nông dân vùng cao đang "khóc trâu". Cả Tây Bắc đang gồng mình cứu trâu.

Ruộng thiếu "đầu cơ nghiệp"!

Sau 5 giờ đồng hồ ngồi trên xe khách trong cái lạnh tê tái, rẽ sương mù đặc quánh ì ạch bò từng mét đường, chúng tôi cũng đến được phố huyện Vinh Quang (huyện Hoàng Su Phì - Hà Giang).

trâu bò được nhốt kín đáo và có lửa sưởi ấm (chụp tại xã Bản Giang, huyện Tam Đường, Lai Châu) - Ảnh: Thông Thiện

Trời mưa cộng gió rét và sương mù càng làm cho nơi đây thêm buồn, dù chỉ mới đầu xuân. Chợ huyện ngày Chủ nhật lèo tèo vài tốp người. Hỏi chuyện mấy bác xe ôm thì được trả lời, dân rét quá không đi chợ được, với lại "họ ở nhà cứu trâu đấy!"

Con đường từ trung tâm huyện vào xã vùng cao Pố Lồ chỉ 6km được cánh xe ôm "lưỡng lự" hét giá... 200.000đ. Kêu đắt, tay xe ôm bảo: "Nể chú là nhà báo, anh lấy rẻ đấy. Nào, đi thì mặc thêm áo mưa vào!" Đi được 2km, đường trơn như đổ mỡ. Chiếc xe Win quay ngang. "Thôi chú xuống xe, để anh buộc xích vào lốp may ra đi được". Đợi 30 phút, tôi lại cùng anh xe ôm ì ạch đến Pố Lồ.

Trẻ em huyện Tam Đường đi kiếm thức ăn cho trâu bò, người dân Hà Giang đắp chăn ấm cho trâu- Ảnh: Thông Thiện - Trường Giang Pố Lồ trong giá rét hiện ra hoang tàn. Ruộng trơ trơ đất, cỏ cũng không thể mọc được vì trời giá lạnh.

Đi bộ 2 giờ đồng hồ và leo những con dốc dựng đứng, tôi đến bản Đông Dìu. Đến nhà Phàn Chẩn Lưu, hộ gia đình vừa bị chết 2 con trâu do trời rét.

Lưu bảo: "Bản Đông Dìu cả tháng nay có nhiều trâu chết rét quá. Nhà mình chết 2 con, bà vợ tiếc của cứ khóc suốt. Đàn trâu nhà mình 7 con trong đó 3 con mua được là vay vốn ngân hàng đấy. Giờ trâu chết không biết lấy gì mà trả nợ ngân hàng đây. Mùa vụ thì sắp tới rồi mà trâu thì không có để cày nương...". Cả bản Đông Dìu, có trên 200 con trâu cũng đã chết 14 con, nhiều hộ gia đình đang khốn đốn vì nợ và không có trâu cày.

Chủ tịch xã Pố Lồ, anh Lù Chín Mìn nói với tôi: Giá rét khiến nông dân của xã thiệt hại trăm bề, bà con đang gánh trên vai bao khó khăn, thiếu trâu cày kéo, thiệt hại nhiều về kinh tế cũng như sản xuất.

Tính đến thời điểm hiện nay tỉnh Hà Giang đã có gần 10 ngàn con trâu, bò chết rét. Trong đó, trêu bò chết nhiều nhất là các huyện Vị Xuyên trên 1.700 con, Quang Bình hơn 1.500 con, Hoàng Su Phì hơn 1.700 con, Yên Minh hơn 400 con... Theo thống kê chưa đầy đủ, đợt rét này đã làm cho Hà Giang thiệt hại trên 10 tỷ đồng. Trâu chết rét cũng để lại bao gánh nặng cho người nông dân nơi địa đầu tổ quốc còn gian khó này.

Đến các xã Nậm Dịch, Nậm Ty, Tả Sử Choóng..., đâu đâu tôi cũng thấy cảnh trâu chết rét, người dân miền tây Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng vì thiếu trâu cày kéo khi mà vụ màu đang đến gần.

Với địa hình hiểm trở, chủ yếu là ruộng bậc thang, việc đưa máy nông nghiệp vào cày kéo coi như vô nghĩa ở nhiều huyện tại Hà Giang. Vậy nên, con trâu, con bò vẫn đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng nhất trong sản xuất của bà con.

Xã Nậm Ty nằm trên những đỉnh núi cao của huyện Hoàng Su Phì. Đỉnh cao nhất cao đến 1.300m so với mực nước biển. Chúng tôi đến Nậm Ty trong dày đặc của sương núi.

Bà con nào có trâu chết rét cũng mong muốn, Nhà nước có chính sách ưu đãi hỗ trợ cho đồng bào, thực hiện việc giãn nợ và cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và thời gian lâu hơn để bà con mua trâu khôi phục sản xuất. Đó là những mong ước lớn nhất với đồng bào vùng cao Hà Giang lúc này.

Cứu trâu chết rét… như cứu hoả

Ông Nguyễn Văn Bào, Giám đốc Sở NN&PTNN Hà Giang cho hay: "Để tăng cường các biện pháp chống rét cho đàn gia súc, Sở đã cử các đoàn công tác trực tiếp xuống các xã hướng dẫn người dân cách chống rét cho trâu, bò, tăng cường che chắn chuồng trại, cho trâu uống nước muối ấm, cho ăn cám, tinh bột, đốt lửa sưởi ấm cho trâu. Đoàn công tác cũng vận động người dân không chăn thả trâu vào ngày giá rét..."

Công tác chống rét cho trâu, bò đang được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang, để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thời tiết gây nên.

Trời vẫn còn giá rét, người nông dân các huyện núi cao Hà Giang đang gồng mình chống rét cho trâu. Ông Đản Tràn Quyên trưởng bản Xà Phìn chua chát: "Bản mình đã chết hơn ba chục con trâu rồi. Nếu trời cứ rét như thế này, e rằng số trâu còn lại sẽ không qua được mùa rét đâu. Dân trong bản tự bảo nhau cách “cứu trâu” chết rét bằng cách đốt lửa, cho trâu ăn cháo nóng có gừng, bưng kín chuồng trại chống gió...".

Cũng như Hà Giang, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đang chịu thiệt hại nặng do đợt giá rét. Tính đến chiều ngày 19/2/2008, toàn tỉnh Lai Châu đã có 2.368 con trâu bò bị chết rét. Thời điểm này, phần lớn các gia đình nông dân đã tìm đưa trâu bò về nhà trú rét và con người phải đội mưa rét kiếm cỏ nuôi trâu. Lai Châu là tỉnh mới chia tách còn nghèo nàn, tỉnh hỗ trợ 10kg gạo cho nhưng gia đình nghèo có trâu, bò bị chết. Khi có số liệu thống kê đầy đủ, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ một triệu đồng cho những gia đình có trâu bò bị chết.

Chưa bao giờ người dân Lào Cai phải gánh chịu đợt rét kỷ lục về thời gian (hơn một tháng) và cường độ (tới -3oC), 4 đợt băng tuyết từ đầu mùa đông, trong đó băng tuyết phủ dày tới 20cm trong 3 ngày liền (từ 12-15/2) ở Sa Pa. Lào Cai cũng đang gồng mình vượt lên giá rét…

Để có thức ăn chống rét cho trâu bò, ngành nông nghiệp Lào Cai đã khuyến khích tổ chức các “chợ cỏ” di động, mang cỏ từ vùng thấp lên vùng cao.

“Chở củi về rừng”, câu thành ngữ ai cũng hiểu như “miền rừng không thiếu củi”, miền rừng cũng không hiếm cỏ, nhưng đợt rét đậm rét hại kéo dài kỷ lục, nghịch lý ấy đang xảy ra. Lào Cai xuất hiện nhiều “chợ cỏ” ở ngay thành phố, thị trấn vùng thấp. Nhiều khi người bán người mua tấp nập hơn cả chợ rau, để cứu trâu bò khỏi chết đói.

Nằm giữa rốn rét, Sa Pa là huyện phải chịu sự tàn phá của thiên tai ghê gớm nhất. Rơm, cây ngô khô, cây chuối dự trữ hết cả, vì rét buốt kéo dài, đồng bào dân tộc Mông phải bỏ cả hội lễ cúng rừng, công việc đồng áng để đi kiếm cỏ. Ban đầu còn gần nhà, sau cứ đi xa mãi. Dọc quốc lộ 4D từ Sa Pa xuống Lào Cai, suốt quãng đường dài hơn 30 cây số, từng tốp thanh niên, trẻ em lùng sục kiếm cỏ, không còn một bụi lau, bụi chít nguyên vẹn.

Anh Chảo Vần Sính, ở xã Lao Chải - Sa Pa dùng chiếc xe máy cũ phành phạch đi xuống tận Cốc San, sát thành phố Lào Cai, xa nhà đến gần 40 cây số, để kiếm những ngọn lau, lá chít còn sót lại. Chống chọi được hơn chục hôm, kiệt sức vì kiếm cỏ, anh nảy sáng kiến thuê trẻ em địa phương kiếm cỏ giúp, chịu mất tiền để cứu 4 con trâu của nhà qua đợt rét khắc nghiệt.

Cỏ cũng không sống nổi

Ông Trần Văn Long, 60 tuổi, “vua” trồng cỏ voi ở xã Bảo Nhai, huyện vùng cao Bắc Hà phàn nàn: "Mấy chục năm rồi, tôi chưa thấy năm nào rét ghê gớm như năm nay, đến cỏ trồng vườn nhà, trên đất bãi ven suối màu mỡ thế mà còn héo quăn, không nảy nổi chồi, nói gì đến trên rừng núi cao!".

Dựng chuồng tránh rét cho đàn trâu tại Lào Cai- Ảnh: La Văn Tuất Năm sào cỏ của gia đình ông Long trồng trên đất bãi ven con suối gần nhà, dù được đánh vồng vun gốc cẩn thận cũng vẫn thâm đen, im lìm suốt tháng, không một mầm xanh. Để có cỏ cho đàn trâu, bò hơn chục con ăn, hàng ngày cả nhà ông phải đi dọc quốc lộ 70 kiếm từng lọn cỏ đủ các loại, miễn là có màu xanh. Ông bảo, hơn một tháng đi kiếm cỏ trong rét mướt, cực hơn đi cày ruộng.

Ai cũng bảo, Bảo Nhai là xã vùng thấp của Lào Cai cỏ còn không mọc nổi, huống hồ các xã vùng cao. Vụ rét những năm trước, chỉ hiếm cỏ ngon như cỏ lá tre, cỏ mật, cỏ voi nhưng vẫn còn cỏ lác, cỏ dại, lau lách để có cái cho trâu bò ăn. Mùa rét năm nay khốc liệt, lại kèm sương muối, từ đầu mùa đông đến nay đã liên tiếp xảy ra bốn đợt băng giá ở những vùng núi cao các huyện Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà. Cỏ chết lụi hết.

Ngay cả sim mua, lau lách, cây chít khoẻ là thế mà cũng trụi lủi, khô cả bụi vì rét buốt, rũ gục từng dám. Rừng bị bào nhẵn thảm thực vật, rỗng hoác, chỉ còn cây thân gỗ giơ cành gầy khẳng khiu lên trời, bất lực. Đất lâm nghiệp của Lào Cai chiếm tới 80% diện tích toàn tỉnh, thế mà thiếu cỏ, nhưng tiếc thay đó là sự thật.

Huyện vùng cao Si Ma Cai nằm trên cao nguyên đá, rừng trơ trụi, toàn cây lúp xúp. Đất đai cằn cỗi, toàn đá, lại thiếu nước nên huyện chủ trương trồng cỏ voi để nuôi gia súc. Si Ma Cai có phong trào và diện tích trồng cỏ voi lớn nhất tỉnh, tưởng là yên trí, thế mà lao đao vì rét buốt kéo dài. Để cứu trâu bò khỏi đói chết, nhiều gia đình bỏ hết mọi công việc, đi bộ, đi xe máy xuống tận vùng thấp huyện Bắc Hà bòn mót cỏ đem về.

Đến các thôn bản miền Tây Bắc lúc này đâu đâu cũng thấy cảnh bán thịt trâu chết rét. Người nông dân vùng cao đang "khóc trâu". Cả Tây Bắc đang chống trọi với cái rét, đang huy động mọi nguồn lực cứu trâu.

Và trên nhiều nẻo đường, chúng tôi lại gặp hình ảnh những người phụ nữ, những đứa trẻ đang “khóc trâu”. Họ "khóc" vì một mùa vụ khốn khó đang đè nặng lên đôi vai gầy trong giá rét miền rừng…

Trường Giang - Đức Duy - Quốc Hồng - Thông Thiện

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang