• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

TT- Huế: Giá rét, lúa và gia súc chết hàng loạt

Nguồn tin: Tiền Phong, 17/02/2008
Ngày cập nhật: 18/2/2008

Chưa kịp gượng dậy sau nhiều trận lũ lụt dồn dập xảy ra cuối năm 2007, nông dân Thừa Thiên-Huế lại đang đối mặt với tình trạng nợ nần, thiếu đói, mất mùa trầm trọng do giá rét kéo dài làm lúa đông xuân, hoa màu, gia súc chết hàng loạt.

Không chỉ ở miền Bắc, trong những ngày qua, tại Thừa Thiên-Huế đã có hơn 6.000 ha lúa đông xuân bị bạc lá và rũ chết, 130 con gia súc (trâu, bò) ngã quỵ trong đói, lạnh.

Tại huyện vùng trũng Quảng Điền, hậu quả của lũ lụt vẫn chưa khắc phục hết, nhiều cánh đồng còn phải bỏ hoang do sa bồi thuỷ phá. Sau khi người dân nỗ lực cải tạo lại một phần ruộng đồng để cấy cày, rét đậm đi qua đã cướp đi của họ gần 1.000 ha lúa và lạc vụ đông xuân. Lúa chết vào thời điểm hiện nay và rét đậm tiếp diễn sẽ gây khó khăn cho việc gieo sạ bổ sung vì lịch thời vụ bị chậm trễ.

Sáng 15/2, băng ngang những cánh đồng mênh mông từ xã Quảng Thành, Quảng An, Quảng Phước, Quảng Vinh, Quảng Thọ đến thị trấn Sịa, ở đâu chúng tôi cũng thấy một màu bạc trắng của ngọn lúa non úa rũ.

Đến đâu, nông dân cũng xuýt xoa về trận “đại hàn” kéo dài, với nhiệt độ xuống thấp chưa từng thấy. Nhiều người không ngớt cầu mong thời tiết sớm ấm lên để cây lúa, ruộng ngô, đồng lạc, con trâu, con gà được... sống sót.

Chị Hồ Thị Bốn - nông dân xã Quảng Phước - vẫn chưa hết ngạc nhiên về hiện tượng lúa non bị bạc lá úa rũ, với diện tích hàng trăm hécta mà hàng chục năm nay chưa ai từng thấy.

Chung tâm trạng buồn bã của nhiều nông dân Quảng Điền, ông Nguyễn Thìn (xã Quảng An) rầu rĩ cho biết, sau nhiều đợt lũ dồn dập kéo dài hồi cuối năm ngoái, kinh tế gia đình lâm cảnh kiệt quệ, cả nhà cố gắng cải tạo lại 5 sào ruộng bị cát bồi để trồng lúa cải thiện thiếu đói.

Tuy nhiên, qua mấy tuần rét mướt, toàn bộ diện tích lúa mới gieo đã chết sạch. Bên cạnh cây lúa, gần 200 ha lạc vụ xuân mới gieo trỉa cách đây vài tuần ở Quảng Điền vẫn không chịu nảy mầm. Số lạc đã mọc thành cây do nhiễm rét, nên bị thối gốc trên diện rộng.

Giá lạc giống năm nay ở Thừa Thiên-Huế tăng từ 7.000 đồng lên 23.000 đồng/kg, nên mỗi hécta lạc mới trỉa bị thối chết, nông dân chịu thiệt hại không dưới 3 triệu đồng.

Vùng ven thành phố Huế, tình hình sản xuất nông nghiệp cũng chẳng khá hơn. Tại khu vực An Đông, Xuân Phú, Hương Vinh, hàng trăm hécta lúa cũng bị bạc lá trắng xoá do không chịu nổi không khí lạnh. Có nhiều nơi, người dân đã gieo sạ đến hai, ba lần nhưng lúa vẫn không nảy mầm.

Ông Hồ Văn Thẻ, trú khu vực 4- Xuân Phú, tỏ vẻ ngán ngẩm khi đưa chúng tôi đi thăm mấy sào ruộng lúa chỉ còn trơ lại đất nhão. Ông Thẻ cho biết, đây là lần gieo sạ thứ hai kể từ đầu tháng Chạp âm lịch, nhưng bao nhiêu công sức, tiền của gia đình ông đổ vào cây lúa giờ đã hoàn toàn mất trắng.

Không chỉ có cây lúa và hoa màu, hàng nghìn gia súc đứng trước nguy cơ gục ngã do giá rét và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc không bảo đảm. Tính đến ngày 15/2, toàn tỉnh có gần 130 con trâu, bò bị chết rét.

Theo nhận định của Chi cục Thú y tỉnh, nếu giá rét tiếp diễn, trên địa bàn sẽ có thêm nhiều gia súc bị chết do đói, lạnh. Đặc biệt ở những vùng bị ngập lụt kéo dài năm ngoái, đồng cỏ bị ô nhiễm, rơm rạ hư thối, nên trâu bò bị thiếu thức ăn và tiếp tục không trụ nổi qua một mùa lạnh bất thường kéo dài.

Tại vùng An Đông, An Tây (Huế), do diện tích đồng ruộng thu hẹp, rơm rạ dự trữ làm thức ăn cạn kiệt dần, nên người dân đành thả liều trâu bò ra bãi trống. Nhiều người dân bất chấp giá lạnh, mỗi ngày lội bộ hàng chục cây số để cắt cỏ và cành lá cây để làm thức ăn và sưởi ấm cho trâu bò.

Bà Nguyễn Thị Châu (trú ở An Tây) cho biết, mặc dù đã 65 tuổi, nhưng ngày rét đậm nào bà cũng phải băng đồi tìm cỏ nuôi 5 con bò, vì đó là tài sản có giá trị lớn nhất của gia đình bà.

Đàn trâu của bà Trần Thị Nở (thị trấn Sịa) hơn 10 ngày nay phải nuôi nhốt và ăn rơm khô mua từ nơi khác về. Bà Nở lo lắng, rét kéo dài thêm vài ngày tới, cả đàn trâu khó có thể sống sót.

Hiện đã có những giải pháp tạm thời được đề ra từ ngành nông nghiệp Thừa Thiên-Huế và tự thân vận động của người nông dân để cứu lúa và gia súc, như chủ động thức ăn nhiều đạm (rơm, cỏ khô, cám, các loại tinh bột), thuốc thú y, phòng ngừa dịch bệnh cho trâu, bò.

Cây lúa được tăng cường giữ nước thường xuyên, bón thêm tro bếp, phân lân để chống rét. 80 tấn giống dự trữ để gieo dặm đã sẵn sàng xuất kho. Tuy nhiên, giá rét kéo dài, sản xuất của người nông dân Thừa Thiên-Huế còn chịu thêm nhiều tổn thất nặng nề. Ở phía trước, những ngày giáp hạt lại bắt đầu cận kề...

Ngọc Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang